logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 27/01/2014 lúc 06:11:17(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VRNs (28.01.2014) – Thanh Hóa – Khi tôi còn rất nhỏ, chắc chỉ khoảng 3 hay 4 tuổi gì đó, khi mà cuộc chiến tranh hai miền Nam – Bắc vẫn đang tiếp diễn, trẻ con chúng tôi đã được nghe rất nhiều những câu chuyện với đại ý: cả những con vật vô tri cũng biết căm thù “Mỹ – Ngụy”. Tôi còn nhớ từ những chuyện “Trâu cũng biết đánh giặc” tới chuyện phân biệt kiến ta kiến địch. Người lớn nói với chúng tôi rằng loài kiến đen là kiến cộng sản, loài kiến đỏ là kiến “Ngụy”. Kiến đen là của phe mình không cắn đốt ai cả. Kiến đỏ là kiến của “Mỹ – Ngụy” nên chúng thường hay cắn đốt người. Tôi và chắc hầu hết bạn bè tôi đều ngây thơ tin tất cả những câu chuyện này. Mỗi khi tôi nghịch bị kiến đốt là tôi lại thấy rất căm thù “Mỹ – Ngụy”.

UserPostedImage
Những câu chuyện thời trẻ con tương tự như vậy đã in đậm trong suy nghĩ của tôi. Tôi căm thù “Mỹ – Ngụy” đã giết chết những người thân của tôi cùng bao nhiêu đồng bào khác nữa.

Cho tới năm 1981, lúc này tôi đã 10 tuổi, tôi được bố tôi đưa vào Sài Gòn thăm gia đình bác ruột tôi. Người anh này của bố tôi đã bỏ xứ ra đi từ bao giờ tôi không rõ. Bác tôi đã lấy vợ sinh con, và sống tại Sài Gòn. Bác tôi có một người con lớn. Trước năm 1975 anh ấy học trong một trường sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Sau khi Miền Nam thất trận, anh bị bắt đi “học tập cải tạo”. May nhờ bố tôi làm giấy tờ xác nhận gia đình tôi là gia đình “có công cách mạng” nên anh được rút ngắn thời gian cải tạo. Năm 1981 khi tôi vào Nam thì bác tôi đã qua đời. Anh trai cả của bác là người đón tiếp chúng tôi.

Mặc dù mới mười tuổi nhưng lúc này trong tôi đã có nhiều thắc mắc rất lạ. Sao trước đây tôi nghe người lớn kể rằng “Ngụy” rất xấu xa độc ác nhưng lúc đó tôi thấy anh tôi lại rất hiền lành và tình cảm với chúng tôi. Cũng nhờ mối quan hệ gia đình ở Sài Gòn nên có dịp vào đây một hai lần, gặp gỡ những người mà trước đây tôi vẫn gọi là “Ngụy”, tôi mới được biết và sau đó mới thấu hiểu tấm lòng của họ. Họ cũng như tôi, cũng là người Việt Nam, cũng máu đỏ da vàng, thậm chí cùng là họ hàng máu mủ của tôi. Ấy vậy mà trước đây sao tôi lại căm thù họ tới vậy! Tôi bắt đầu thay đổi suy nghĩ của mình về cuộc chiến tranh đầy đau khổ này.

Vì cuộc chiến tranh đó mà gia đình tôi phải ly tán. Vì nó mà máu đồng bảo tôi ở cả hai miền phải đổ ra quá nhiều. Tôi không còn căm thù những người mà trước đây tôi xem là “Ngụy” nữa. Ngược lại, tôi biết họ chính là đồng bào, bà con, họ hàng, ruột thịt của tôi.

Xin lỗi quý độc giả tôi hơi miên man một chút trước khi đi thẳng vào vấn đề. Điều thắc mắc lớn còn lại trong lòng tôi đến ngày nay là tại sao những người cộng sản, hay nói đúng hơn là các lãnh đạo CSVN, vẫn còn hằn thù những người lính VNCH và gia đình họ tới như vậy – những người mà họ không ngừng gọi là “Ngụy”. Tại sao thù hằn tới độ đập phá nghĩa trang Biên Hòa? Tại sao thù hằn đến độ gây sức ép lên cả chính quyền Indonêxia để đập bỏ bia tưởng niệm các thuyền nhân Việt Nam – mà họ dán nhãn là “gia đình Ngụy”- đã bỏ mạng trên biển? và còn nhiều dẫn chứng khác nữa.

Ngày 19/1/2014 vừa qua, tức ngày kỷ niệm 40 năm cuộc Hải chiến Hoàng sa, tại tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội, một số công dân mang tính đại diện cho bà con khắp nơi muốn công khai bày tỏ tấm lòng tri ân đối với những người đã hy sinh tính mạng vì sự toàn vẹn của đất nước. Đây là một việc làm rất đáng được trân trọng và hoàn toàn nằm trong tập tục, văn hóa Việt Nam, cũng như đúng với truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Thế nhưng họ đã không thể làm được như tâm nguyện trước sự quấy phá bằng nhiều hình thức của những lực lượng nhân danh cái gọi là “chính quyền”. Chắc quý vị đã đọc nhiều bài tường trình của những người có mặt tại chỗ.

Kính thưa quý vị, một chính quyền của dân, do dân và vì dân thì không bao giờ lại có những hành động thiếu văn hóa, vô đạo đức, thất nhân tâm như vậy. Đến gỗ đá cũng phải đau lòng!

Tôi nghiệm thấy nguyên nhân chính đã đẩy lãnh đạo đảng tới tận cùng của sự tối tăm đó chính là ý thức hệ, rồi họ buộc cả nước phải đi theo. Kết quả là cả dân tộc này đang bị trói buộc làm nô lệ cho chủ nghĩa Mác-Lê giữa lòng nhân loại ở đầu thế kỷ 21. Chủ nghĩa này đã ngang nhiên chiếm ngự mọi mặt từ đời sống hàng ngày tới lề lối suy tư của người dân trên cả nước Việt Nam, bất kể thực tế là nó đã bị nhiều dân tộc loại bỏ ở khắp Đông Âu và ngay tại nước sản sinh ra nó là Liên Xô. Ở Việt Nam, với tình trạng suy thoái mọi mặt của xã hội, sợi xích vô hình này càng cần phải gỡ bỏ ngay lập tức. Nhưng thật đáng thất vọng khi ngay cả bước đầu tiên và chỉ mới mang tính lý thuyết là việc bỏ điều 4 – một điều quá nghịch lý, nghịch thời – ra khỏi bản Hiến pháp mới mà vẫn không dám làm. Lãnh đạo đảng phê phán rất rõ và rất hăng các căn bệnh trầm trọng của xã hội, từ lạm quyền đến tham nhũng, và cũng thấy rất rõ bài thuốc để chữa tận gốc. Nhưng khi đến khâu đưa giải pháp vào thực hiện thì lãnh đạo đảng đều run rẩy lùi bước và lại đưa lợi ích của cá nhân mình và phe nhóm lên trên tất cả.

Thế là các chủ nghĩa mang tính bùa ếm đó tiếp tục làm cho con người Việt Nam ngày càng ít tính nhân bản và càng trở nên tàn nhẫn, độc ác với nhau. Nó tiếp tục tạo lằn ranh chia cắt tình huynh đệ, nghĩa đồng bào. Và quan trọng hơn cả, nó tiếp tục làm dân tộc ta suy úy, mở ra cơ hội cho Trung Quốc xâm chiếm dần từ lãnh thổ, lãnh hải đến kinh tế và văn hóa. Nếu không thoát được cái vòng “Kim cô” đang kềm hãm cả dân tộc Việt này, thì việc mất luôn những đảo còn lại tại Trường Sa chỉ còn là vấn đề thời gian và tiến trình biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc sẽ không còn chận lại được nữa trong thập kỷ tới.

Muốn xây dựng một xã hội công bằng dân chủ văn minh thật sự và nhất là muốn giữ lấy Tổ Quốc Việt Nam thì điều đầu tiên dân tộc Việt Nam phải làm là phải tìm cách giải phóng chính mình ra khỏi sợi xích vô hình mà lãnh đạo đảng không đủ can đảm để đụng đến. Một khi đại khối dân tộc chúng ta không còn lề thói suy nghĩ dưới bóng chủ nghĩa Mác-Lê nữa, thì những người cần được giải phóng kế tiếp chính là những người trong Quân đội và Công an, để các anh không còn phải “Trung thành với đảng trước rồi tổ quốc sau” hay “Chỉ biết còn Đảng còn mình”. Chính nhân phẩm các anh được phục hồi.

Bởi quy luật tất yếu của xã hội đã được cả nhân loại chứng minh: Khi trí tuệ con người không còn bị kềm hãm thì độc tài nhất định phải bị triệt tiêu để nhường chỗ cho một xã hội dân chủ, công bằng, và tự chữa được bệnh tật để đi lên.

Chúng ta cùng giúp nhau và giúp dân tộc gỡ bỏ cái vòng kim cô hiểm độc này ra khỏi trí óc của mình.

Nguyễn Trung Tôn

ĐT: 01628387716
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.