logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 27/01/2014 lúc 08:15:38(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage
Vào mùa xuân năm 1919, Thượng Chi Phạm Quỳnh cùng một số văn hữu thực hiện chuyến trẩy chùa Hương với mục đích vừa du ngoạn, vừa tìm hiểu một thắng tích lịch sử, một lễ hội trọng đại truyền thống của nước ta. Tác giả ký tên Thượng chi đã ghi lại chuyến du lịch này bằng ngòi bút của một trí thức thành tín với Phật giáo, lòng nghệ sĩ gắn bó với vẻ đẹp của non song, đất nước, sự thông cảm với truyền thống tín ngưỡng của dân tộc. Bài Trẩy Chùa Hương đã cung cấp cho độc giả khá nhiều kiến thức về lịch sử, địa lý liên quan tới kỳ quan thường được gọi là Thiên nam đệ nhất động. Ngoài ra, từ tả cảnh, tả tình tới tả người, tác giả với vai trò nhà báo, tỏ ra tinh tế, khách quan trong nhận xét, và thẳng thắn chỉ trích các tệ đoan của người mình như mê tín dị đoan, tính vô kỷ luật, thiếu tổ chức, thiển cận trong quản trị… Những nhược điểm này bộc lộ rõ ràng trong dịp lễ hội ở Chùa Hương.
Bài viết vào một mùa xuân cách đây gần một thế kỷ (1919-2014) với nghệ thuật thuật sự và mô tả điêu luyện của một cây viết bậc thầy, lối suy tư sâu sắc của một ký giả, và với lối hành văn trau chuốt, tương đối trong sáng, so với tác phẩm cùng loại mẫu mực hiện đại không khác xa nhiều. Sau đây là phần trích từ thiên du ký:

“Từ Hà Nội về Chùa có hai đường: một đường Hà Đông, một đường Hà Nam. Đường Hà Đông, là đường bộ, đi xe hơi mau hơn, chỉ trong khoảng một ngày vừa đi vừa về được. Nhưng đã đi du xuân mà lại thêm cái mục đích khảo cứu nữa, nếu vội vàng hấp tấp như vậy thời còn thú chi mà có ích chi? Vậy định đi đường Hà Nam là đường thủy, tuy chậm hơn mà có phong phú hơn.
Thuyền chạy cả đêm, ước tám giờ thời đến Bến Đục. Khách lên bộ, cho thuyền đợi đó. Đi một thôi đường, qua mấy cái chợ, rồi đến bến đò suối, là đường đi thẳng vào Chùa… Thật trông cái cảnh tượng nơi bến đò đó mà thảm thay. Hàng nghìn con người đứng chực, có người đứng từ tang tảng sáng, chốc mới có chiếc đò chở khách trong Chùa ra, khách dưới chưa lên, khách trên ồ xuống, đò bất quá là một chiếc tam bản đựng được mươi người là nhiều quá, thế mà mỗi lúc xô xuống đến hai ba mươi người, vừa gồng vừa gánh, vừa siểng vừa cọ, đò chềnh nghiêng chềnh ngửa đi, lắm khi chỉ còn mấp mé mặt nước, tưởng chỉ ngồi nánh một tí là đổ cả người lẫn đồ xuống nước, nhiều người ướt cả quần áo, mất thắt lưng tay nải, giầy dép áo khăn là thường… Nguyên chỉ có làng sở tại đó mới có quyền chở đò suối, đón khách vào Chùa cùng đưa khách ở Chùa ra,… Làng có ước 80 chiếc đò, vừa ra vừa vào, ngày ít khách thời chở đủ mà những ngày nhiều khách, nhất là mấy ngày hội, thời quyết là không sao xuể được. riêng một khoản đó làng mỗi năm cũng thu được tới năm ngàn bạc, thật là một món thâu nhập to, nếu khéo biết quản trị kinh lý thời gây nên cái tư bản lớn làm được nhiều việc công ích cho dân đoàn. Nhưng không những không kinh lý quản trị được, mỗi năm thu được bao nhiêu lãng phí đi mất cả, mà cả làng lại chỉ trông vào một khoản đó mà ăn, ngoài không có nghề nghiệp gì…
Đi đò ước chừng một giờ, phong cảnh thật là ngoạn mục. Hai bên núi đá, một dòng sông con chảy giữa, núi thâm thấp, nước quanh co, coi thật như một bức tranh sơn thủy. Càng nhìn lại càng phục cái lối thủy mặc, thật là khéo vẽ những cảnh thiên nhiên, mầu trời sắc nước, mùi cỏ bóng cây, mung lung phiếu diểu, như gần như xa, các nhà danh họa có tài diễn xuất được cái thi vị phảng phất trong cảnh vật, như mang cái tinh thần người ta vào trong cõi mộng tuyệt trần. Ngồi trong cái đò lênh đênh ở giữa khoảng non nước này, tưởng như đứng trước một bức tranh thạch tiên cực lớn; mà lắm khi đứng ngắm lâu một bức tranh sơn thủy lại tưởng tượng như chính mình thiết thân ở giữa cái cảnh non nước này: họa thuật mà đã đến được bậc ấy, đến bậc biến thực ra mộng, mộng ra thực, khiến cho trong trí người ta mơ màng không biết mộng hay là thực, thực hay là mộng, thời thật là tuyệt diệu vậy. Núi cao quá thường làm cho người ta dợn, sông rộng quá thường làm cho người ta ghê, mà non kia nước này thật là vừa bằng cái sức người tưởng tượng, nên coi ra rất là mỹ miều khả ái. Mỗi dãy mỗi trái đều có tên riêng, tùy hình mà đặt: đây là con vâm đương đang ăn cỏ, trông cũng phảng phất như hình con voi chúc vòi xuống ruộng lúa, bên đầu lại có chỗ cong lại như hình cái tai, mới nhìn không ai nhận, mà đã có người gọi tên lên rồi thời càng nhìn càng thấy hệt như con voi, mới biết cái danh hiệu thật là có ảnh hưởng đến sự tưởng tượng nhiều lắm vậy; lại kia là núi mâm xôi con gà, trông cũng mường tượng như con gà đặt trên mâm xôi thật! Ôi! Cái trí biến báo của người ta thật là vô cùng vậy.
Đến nửa đường thời có “Đền Trình”, ở dưới chân núi, về bên tay phải lối đi vào; đấy là thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước; nên gọi là “đền Trình”…
Gần trưa tới chùa ngoài, tức chữ gọi là Thiên Trù, nghĩa là cái “bếp trời”, là chỗ sửa soạn đồ lễ vật để vào dâng trong động. Tuy tên nhỏ mọn như thế mà nghiễm nhiên là một tòa dinh vũ nguy nga, ở giữa một cái cao nguyên, bốn bề toàn núi, trông rất là có thể thế. Cách kiến trúc tuy không có gì là khéo là đẹp, mà to lớn thực là xứng đáng với cái cảnh chung quanh, coi đủ biết là chùa giàu, tiền thâu nhập nhiều, sổ chi tiêu rộng. Nghe đâu mỗi mùa số khách thập phương tới năm vạn người. Cứ bỏ rẻ mỗi người cúng vào chùa một đồng bạc, thời mỗi năm nhà chùa cũng thâu nhập năm vạn bạc: công ty buôn nào mà đồng niên lời lãi được bấy nhiêu…
Các đám đông ở nước mình thật là không có kỷ luật, không có trật tự gì cả, rất tạp đạp, rất hỗn độn, dầu ở nơi lễ bái kỉnh trọng cũng kẻ đi người lại, kẻ đứng người ngồi, nói nói cười cười, kêu kêu gọi gọi, ồn ào lộn xộn, khó mà nghiệm cho được cái tâm lý những người ngẫu hợp lại đó. Lại thêm khói hương ngùn ngụt, mùi người xông ngạt, tiếng chuông, tiếng trống, tiếng mõ đinh tai, đủ khiến cho nhà khảo cứu như vào chốn mê ly, chẳng biết chỗ nào mà dò. Song nhận cho kỹ, dẫu trong đám ồn ào đó mà cũng có nhiều người cái mặt rầu rầu, con mắt dim dim, như ngoan như độn, như dại như ngây, tưởng giá sét đánh bên mình cũng không tỉnh. Những người ấy chính là người thành tâm tín ngưỡng đó, chớ không phải những kẻ lau chau láu táu, miệng khấn tay vái, nào sụt nào sùi, bao nhiêu sự tâm niệm thành kính là ra chân tay mồm miệng cả…
Giữa trưa thời cả đoàn trẩy vào “Chùa Hương”, tức là vào động… Kể đi như vậy đương giữa trưa cũng mệt thật, không phải rằng đường đi có khó khăn nguy hiểm gì, nhưng lắm chỗ dốc quá cứ trèo ngược mãi lên, mỗi bước như hai chân phải nâng cả ngót năm chục cân nặng cái thân thể mình lên, nên mỏi quá nhọc quá… hai bên đường đã có hàng quán, tùy độ đường mà đặt, đến chỗ nào mỏi mệt thời đã có sẵn nơi uống nước nghỉ chân. Lại người đi lũ lượt, kẻ ra người vào, chân bước miệng “Nam mô”, coi rất vui, cũng quên được sự mỏi mệt đi nhiều. Có lắm bà cụ đã già mà đi son són, như ta đi ngoài phố, không ra dáng mệt nhọc gì, tin rằng đi việc lễ bái phúc đức thời Phật phù hộ cho, coi đó đủ biết cái lòng tín ngưỡng mạnh là dường nào. Không gì cảm động bằng chợt đến khúc đường vắng, khuất núi cao, trông thấy bà lão già tay lần tràng hạt, tay cầm gậy tre, chân đi bước một, miệng đọc “Nam mô”, tiếng vang động bên sườn núi dưới gốc cây, nghe ai oán vô cùng, tưởng như tiếng tự trong thâm tâm mà ra, kêu được hết cái nỗi đau khổ của loài người.
Đi qua “Giếng giải oan”, là một cái giếng nước trong ở trong đá chảy ra, trên xây cái đền nhỏ bằng gạch thờ chư vị, chỉ có một cái cửa nách con vào trong tối om, ngạt những mùi hương khói, chẳng trông thấy gì, khách thập phương chen nhau vào mà lấy nước, nói rằng nước ấy ai đau mắt kinh niên rỏ một giọt thời khỏi ngay. Lại bên cạnh giếng có một viên đá vôi, nhiều người lấy dao cạo lấy cái bột ở đấy đem về để trị đau mắt. Không biết hai thứ thuốc tiên đó có chữa được nhiều người khỏi mắt không, nhưng chắc cũng lắm người đau thêm hoặc hỏng mắt vì đó… Lại đi qua chỗ “Cửa Võng”, gọi tên là thế vì khi trước có cái cây lớn chăng dây thành cái võng, ngày nay cây đã đổ mất rồi. Đến nơi gọi là “Trấn Song” là chỗ trèo lên gian trước hơn cả, có cái dốc dựng cao tới hai ba mươi thước tây; ngày nay đã có bậc lên còn dễ hơn, chớ ngày xưa đi đến đấy là nguy hiểm lắm.
Đến hai giờ chiều thời vào tới động. Gần tới nơi phải đi dốc xuống một thôi, bóng cây u ám, đá núi ẩm thấp, đi trên đường nóng nực, đến đấy thấy mát lạnh, rồi tới một cái cửa hang to, trông tối om, chỉ thấy lố nhố những đèn nến như sao sa, khói hương đưa lên như mây ám. Đó là động Hương Tích vậy. Mới thò đầu vào chỉ thấy khói hương xông sặc ngào ngạt, nước mắt nước mũi chan chứa, không nhận ra người vật gì cả, chỉ trông lố nhố một lũ bóng nhấp nhô như trên màn chớp ảnh vậy. Lại thêm tiếng chuông, tiếng trống tiếng mõ tiếng pháo, tiếng súc thẻ, tiếng cầu khấn, rộn rịp om sòm, thật là rức óc đinh tai. Cái cách thờ cúng của người mình cũng kỳ thay. Hình như thần Phật là của chung, đi “lỡI” (chữ lễ đọc trại ra) được nhiều được phúc nhiều, nên tranh nhau mà cầu lỡi, tranh nhau mà thắp cho nhiều nến, đốt cho nhiều hương, mỗi người mỗi làm như vậy, thành ra đám họp chợ, không phải là nơi cầu nguyện. Ôi! Cái lòng tín ngưỡng của người mình phát biểu ra một cách thật là thô bỉ sỗ sàng thay!
Coi cái động Hương Tích đó cũng chẳng lấy gì làm đẹp, tưởng không xứng đáng cái huy hiệu “Nam Thiên đệ nhất động” của Chúa Trịnh khắc ở cửa hang đời xưa. Theo tục truyền thời động này bắt đầu thờ từ đời nhà Trịnh,… Trong động có những thạch nhũ rủ xuống, người ta gọi là cái “mắc áo”, có những hang những hốc người ta cho là đường lên trời đường xuống âm phủ, có những đống đá nhấp nhô người ta gọi là “núi các cô các cậu”, những người hiếm hoi đến cầu tự ở đấy, v.v… toàn là những cái tục truyền phụ họa, chẳng có gì là kỳ lạ cả. Nhưng phàm cảnh sơn nham không có đẹp ở trái núi hay ở viên đá, mà phần nhiều đẹp ở cái khí sắc mỗi lúc, tùy trời u ám hay trời sáng sủa, buổi chiêu dương hay lúc tịch dương, mặt trời ánh sáng, sắc núi đậm phai, mà mỗi lúc khác nhau. Vậy bấy giờ đã trở về chiều, mặt trời đã xế, đứng tận trong cùng động nhìn ra ngoài cửa, thật là một bức tranh tuyệt bút. Khói hương đưa ra cửa động, mờ ám như đám sương mù, mặt trời phản chiếu nửa đỏ nửa vàng, bóng cây phất phới như thấp như cao, đứng trong nhìn ra như trông qua một cái gương mờ: bấy giờ tưởng bước chân ra cửa động là tiện thị để mình vào nơi mộng cảnh nào, theo sương mù mà bay bổng lên mấy từng mây, có lẽ đấy chính là cõi tây thiên tĩnh thổ vậy. Nhưng chửa bước chân ra khỏi cửa thời cái mộng cảnh đã tan rồi, mà chỉ ngửi thấy những mùi xú uế ở chung quanh chùa bốc lên, thật là cảnh chân với cảnh mộng cách xa nhau nhiều lắm!
Khi trở ra chùa ngoài thời trời đã về chiều, khí đã mát mẻ. Đi xuống không nhọc bằng trèo lên. Khi lên thời mỗi bước như phải nâng cả mình lên, nên chồn chân và mỏi vế; khi xuống thời cứ thuận dốc mà như ở trên đẩy người xuống, đi mau lắm. Ra gần đến chùa ngoài thời trông thấy dãy núi ở bên tay trái có mấy lớp nhà cao làm kiểu tây, cheo leo ở sườn núi, đứng xa tưởng cái nhà mát của người Tây nào. Hỏi ra mới biết rằng đấy là “Chùa Tiên”, trên cũng có cái động nhỏ, cái nhà tây có lầu đó tức là nhà “khách sạn” tiếp phụ vào chùa. Động với nhà cũng tầm thường cả, không có gì là đẹp, nhưng đứng trên ấy rộng trông được cả khắp miền núi non đó, thứ nhất là gồm được cả cái qui mô của “Chùa ngoài” kể cũng đã to lớn thật. Lại đứng đấy mà ngắm con đường vào “Chùa trong” thật như một dải lụa vòng quanh núi, mà người đi là một lũ kiến bò.
Chiều tối vừa đến “Chùa ngoài”, ăn cơm, nghỉ chân, để sửa soạn sáng mai ra sớm. Nhà chùa dọn nhà quan cư cho ngủ, có ý biệt đãi vậy. Đến khuya khuya thời ngoài núi chim gõ mõ, trong chùa người tụng kinh, các ban thờ Phật đèn nến sáng choang, hương hoa ngào ngạt, kẻ lễ người cầu đứng chật mấy gian chùa rộng. Đi dạo chơi một lượt khắp chùa, gian nào, buồng nào, thậm chí đến ngoài sân đến đường đi, cũng chật ních người, kẻ đứng người ngồi, kẻ nằm ngang người nằm dọc, không có chỗ nào mà lách chân đi được: ăn lấm nằm láp, thật người mình coi rẻ cái thân thể quá, lấy rằng đi lễ được phúc đức, càng phải lầm than bao nhiêu càng được phúc bấy nhiêu. Có điều lạ là nhà chùa nói chuyện rằng thường thường cả Chùa trong Chùa ngoài mỗi ngày tới mấy nghìn con người đi lại ăn ngủ ở đấy mà tịnh không hề bao giờ xẩy ra sự trộm cắp xâm phạm gì. Coi đó thời đủ biết lòng đạo đức của cái đám đông này có cái bụng tín ngưỡng vậy… Duy có khoản vệ sinh thời nhà chùa cần phải chú ý hơn nữa mới được. Thứ nhất, là nghiêm cấm khách thập phương không được phóng uế ra chung quanh chùa hoặc ngay cửa động như bây giờ, thật là dơ bẩn quá. Sau nữa, nên đặt rộng thêm cái nhà ngủ cho khách khỏi phải nằm vạ nằm vật xuống đất, coi đê tiện lắm.
Tám giờ sáng mai ra đò suối sớm, 10 giờ thời xuống thuyền trở về Phủ Lý, đi nước xuôi chóng hơn bữa trước nhiều. Lần này đi ban ngày, tha hồ ngắm phong cảnh hai bên bờ, chỗ núi non, chỗ đồng ruộng, coi rất ngoạn mục. Có nơi núi ngay trên bờ, bên sườn lại có tấm đình góc miếu cheo leo, nhìn như bức tranh sơn thủy lớn hay bộ núi non bộ to. Tới già nửa đường thời qua đền Bà Đanh, nhưng trời đã về chiều không kịp lên xem.
Sáu giờ tối thì thuyền tới bến Hà Nam, ngủ đấy một đêm, sáng mai lên Hà Nội chuyến xe lửa sớm. Thế là trẩy Chùa Hương xong, cả thảy mất hai ngày rưỡi ba đêm.” (Nam Phong, tháng 5, 1919)
Hoàng Yên Lưu

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.093 giây.