logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/02/2014 lúc 10:17:04(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Anh Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia vào ngày 16 tháng 5 năm 2007. Ảnh gia đình cung cấp
Câu chuyện anh Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia vào ngày 16 tháng 5 năm 2007 một cách bí ẩn sau khi được Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) phỏng vấn và cấp giấy cần được quan tâm đang được thân nhân của anh là bà Lê Thị Hồng Phương kêu gọi sự chú ý trở lại của UNHCR tại Thái Lan

Mặc Lâm: Thưa bà, xin bà cho biết chi tiết về trường hợp của em bà là anh Lê Trí Tuệ đã mất tích trong trường hợp nào?

Bà Lê Thị Hồng Phương: Dạ, em của tôi là Lê Trí Tuệ, sau ba năm quân ngũ thì em tôi được đào tạo một khóa học do nhà nước tổ chức và được cấp bằng trong lĩnh vực kinh doanh vể đào tạo lại cho người lao động đi xuất khẩu cũng như cho các cơ quan, đoàn thể và các công ty cần thiết lao động.
Thế nhưng trong thời gian làm việc đó thì chính bản thân của em tôi cũng giống như các đồng nghiệp và nhiều người lao động khác không nhận được chế độ đặc biệt và công bằng trong lao động vì vậy trong năm 2006 em tôi đã cùng thành lập Công đoàn Độc lập Việt Nam và tới năm 2007, trong cả thời gian dài như vậy em tôi đã bị quy tội là chống đối nhà nước và thường bị sách nhiễu. Em tôi bị đối xử không công bằng nên không còn con đường sống nào khác phải trốn khỏi Việt Nam để sang Campuchia tỵ nạn.

Mặc Lâm: Lần cuối cùng gia đình bà còn liên lạc được với anh Lê Trí Tuệ là khi nào?

Bà Lê Thị Hồng Phương: Vào tháng 4 năm 2007 đến tháng 5 năm 2007 trong gần một tháng lần cuối cùng thì Tuệ gọi điện về gia đình và nói rằng ngày mai thì em sẽ rời khỏi Campuchia để đi Thái Lan và cũng từ hôm đó em tôi mất tích, không có thêm một tin tức gì nữa.


Ngay ngày hôm sau tờ báo Công an Nhân dân Việt Nam đã phát đơn truy nã em tôi. Cả một thời gian dài trong nhiều năm qua gia đình tôi cũng luôn nghe ngóng theo dõi tìm hiểu tin tức về Tuệ nhưng không hề có manh mối nào cả.


UserPostedImage
Anh Lê Trí Tuệ mất tích tại Campuchia vào ngày 16 tháng 5 năm 2007.
Mặc Lâm: Anh Tuệ bị mất tích tại Phnom Penh, Campuchia vì vậy bà có nghĩ rằng khi đến Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc Thái Lan kêu cứu thì người ta có thể từ chối đơn kêu cứu của bà hay không?

Bà Lê Thị Hồng Phương: Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc trước kia có trụ sở ở Campuchia, Phnom Penh nhưng sau đó đã chuyển sang Thái Lan cho nên tôi cũng lặn lội đến đây vì tôi biết hồ sơ em tôi còn có nguồn gốc tại Cao Ủy Tị nạn Liên hiệp quốc tại Thái Lan. Tôi tha thiết nguyện vọng xin Cao Ủy theo dõi về trường hợp mất tích của em tôi và sớm cho gia đình chúng tôi có sự trả lời

Mặc Lâm: Từ Châu Âu xa xôi bà lặn lội đến Thái Lan để nộp đơn kêu cứu tới Cao Ủy, xin bà cho biết nội dung trong đơn có chi tiết gì đặc biệt khiến cho họ phải chú ý hay không?

Bà Lê Thị Hồng Phương: Dạ, vì trường hợp của Lê Trí Tuệ được Cao Ủy Liên hiệp quốc biết rất rõ về hoàn cảnh, điều kiện và đã cấp cho Tuệ một quy chế tỵ nạn giống như một trường hợp được bảo vệ đặc biệt đối với Tuệ. Trường hợp mất tích của Lê Trí Tuệ tôi thấy có điều gì đó còn uẩn khúc vì Cao ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc tại Campuchia đã có đầy đủ thông tin hồ sơ của Tuệ rồi và hiện bây giờ tôi tin là đã chuyển về Thái Lan và bên Phnom Penh không còn nữa. Vì vậy tôi đã lặn lội qua Thái Lan yêu cầu giống như để kêu cứu các đoàn thể quốc tế cũng như Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp quốc quan tâm tới trường hợp mất tích của Lê Trí Tuệ.

Mặc Lâm: Từ năm 2007 tới nay đã 7 năm trôi qua, với khoảng thời gian dài như vậy điều gì khiến bà tin rằng anh Lê Trí Tuệ vẫn còn sống để mà lặn lội đi kêu cứu cho em như vậy? Bà có manh mối hay bằng chứng gì về tung tích của anh Tuệ hay không, ngay cả lời đồn đãi?
Bà Lê Thị Hồng Phương: Mặc dù đã bảy năm qua nhưng gia đình và bản thân tôi chưa lúc nào ngơi nghe ngóng tìm hiểu tin tức của em tôi hiện giờ ra sao. Về vấn đề tâm linh thì tôi vẫn có niềm tin đối với những người đã khuất trong gia đình nói là em tôi vẫn còn sống và hiện giờ đang bị giam giữ trong một điêu kiện rất là nghiêm ngặt và khắc nghiệt. Thế cho nên tôi vẫn tin như thầy Trí Lực những năm qua thầy cũng từng mất tích và bằng một phép mầu nhiệm nào đó mà thầy vẫn còn sống và trở về. Tôi hy vọng rằng em của tôi cùng nằm trong trường hợp như vậy

Mặc Lâm: Trong tình hình ngân sách khó khăn hiện nay chúng tôi nghĩ thật khó cho Cao Ủy tại Thái Lan điều tra một trường hợp như vậy, nếu vì lý do gì đó mà họ trì hoãn thì bước kế tiếp của bà là làm gì?

Bà Lê Thị Hồng Phương: Thưa quý vị vì trường hợp của em tôi thì Cao Ủy Tỵ nạn Liên hiệp quốc cũng giống như cộng đồng quốc tế hầu như ai cũng đều biết tới trường hợp mất tích của Tuệ. Trường hợp mất tích đó theo tôi nghĩ thì không bình thường vì vậy bằng mọi giá tôi phải tìm em tôi cho tới khi có kết quả. Nếu như ở Thái Lan Cao Ủy tỵ nạn Liên hiệp quốc không thể trả lời được thì chúng tôi sẽ đi tiếp ở Genève Thụy Sĩ đê nộp đơn tiếp tục.

Mặc Lâm: Xin cám ơn và chúc bà may mắn.
Theo RFA

Sửa bởi người viết 03/02/2014 lúc 10:18:41(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.