Tôi tìm hiểu cách người ta “thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền” theo kiểu Việt Nam cộng sản, từ cách PR trước đó đến buổi “bảo vệ hồ sơ nhân quyền” sau tết. Tôi liên tưởng đến buổi bảo vệ luận án của các nhà trí thức Việt nam, kiểm điểm khác với bảo vệ. Người cộng sản không gọi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát - UPR - (về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam) hoặc lảng tránh cái từ Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ cho Việt Nam.
Hãy xem cách người đưa tin của nước CHXHCN VN thể hiện (tin mạng online và VTV), không công khai trên trang đầu, không một lời dẫn, diễn biến nghèo nàn, hầu như áp theo nội dung tin thống nhất của TTXVN:
Bài toán đố của TTO?
Một điệp khúc theo TTXVN?
Một bài viết không cần địa chỉ?
Trình bày hay lắng nghe?
Tự hào trúng cử là chính?
"Một số không nhiều các khuyến nghị thì nó không phản ánh được đúng những cái tình hình thực tiễn ở Việt Nam. Nhưng chúng tôi cũng coi đây là một phần tất yếu của cuộc đối thoại" (HÀ KIM NGỌC)
"Chính phủ Việt Nam đã có một bản báo cáo dễ hiểu" (SAMOL NEY)
Đúng ra người dân Việt Nam nên được nhà nước khuyến cáo theo dõi trực tiếp trên mạng ti vi online (webtv.un.org), để nghe các nhà cai trị điều trần trước quốc tế, chứ không phải là kiểu đưa tin chụp giật như dẫn chứng, một đất nước rất kỳ lạ mà theo cách đưa tin thì không ai hiểu là bảo vệ hay bôi lọ nghẹ vào chính nó.
Chỉ 10% hay ít hơn sự thật của lời nói dỗi rất dễ thương?, theo tôi là "hơn chứ làm gì đến".
Minh Dân (Danlambao)