logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 09/02/2014 lúc 11:26:31(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
TS Nguyễn Đức Truyến cho rằng người Việt Nam 'ưa đột biến' chứ không phải là 'âm tính' hay thụ động an phận.
Khi một chính quyền, một triều đại bị người dân 'quay mặt đi', thì đó là khi mà chính quyền hay 'triều đại ấy' đã bị 'hạ bệ rồi', đó là nhận định của một nhà lý thuyết xã hội học từ Hà Nội khi bình luận về những bài học lịch sử và quy luật khách quan chi phối các thể chế chính trị cầm quyền ở một quốc gia như Việt Nam hiện nay.

Hôm 09/2/2014, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, nguyên Trưởng phòng Xã hội học Văn hóa, Viện Xã hội học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, nói với BBC rằng điều này được hiểu như một 'quy luật' chứ không phải là một cái gì 'ngẫu nhiên'.

Theo nhà nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến một số thể chế quyền lực đã bị sụp đổ trong lịch sử đương đại gần đây, như ở Liên Xô, khối Đông Âu Xã hội Chủ nghĩa (cũ), hoặc một số chế độ độc tài trong mùa Xuân Ả-rập mới đây, là do đã 'xa rời' nhân dân, quần chúng.

Ông nói: "Những thiết chế đã sụp đổ thực sự là những thiết chế đã xa dân... Tức là thiết chế đó chỉ hướng vào phục vụ bản thân chính thể của nó thôi, còn nó không chú ý gì đến đời sống của người dân, những nguyện vọng của người dân, cho nên dần dần người ta quay lưng lại, người ta không ủng hộ nó nữa...

"Khi người dân đã quay lại bất hợp tác với hệ thống chính trị đó, thì hệ thống chính trị đó, cho dù thế nào, cũng không thể nào giữ được, không thể ổn định được và bản thân nó tự sinh ra lủng cũng, sinh ra mâu thuẫn và đi đến tự sụp đổ."

'Bất đồng quan điểm'
Gần đây trong dịp Tết Nguyên Đán, Giáo sư Bấm Trần Ngọc Thêm, một nhà nghiên cứu về văn hóa học từ Sài Gòn nói với BBC ông tin rằng Việt Nam có khuynh hướng ưa chuyển đổi xã hội 'từ từ, chầm chậm' hơn là theo lối 'đột biến' như ở phương Tây với lý do về mặt truyền thống văn hóa, xã hội, Việt Nam mang đặc tính "âm tính" kiểu phương Đông.

Bình luận về điều này, Tiến sỹ Nguyễn Đức Truyến, người từng nghiên cứu Việt Nam trên các bình diện văn hóa học, xã hội học và khoa học lịch sử bày tỏ ông bất đồng với quan điểm này.

Nhà xã hội học nói: "Tôi không đồng ý, vì vấn đề chứng minh cái đó thì không có gì chứng minh điều đó cả. Nhưng tôi lại nghĩ rằng người Việt Nam rất hay có đột biến, Cách mạng Tháng Tám là đột biến...

"Chúng ta không nói đến những nguyên nhân, không nói đến những yếu tố này, yếu tố kia, nhưng tại sao các nước khác vẫn còn đang trong vòng nô lệ, thì Việt Nam đã là nước đầu tiên thoát ra khỏi vòng nô lệ ngay sau thời kỳ Thế chiến thứ Hai, còn trước cả Trung Quốc?"

Theo nhà phân tích này, dân tộc Việt Nam không phải là một 'dân tộc cam chịu' mà trái lại là một dân tộc 'bất khuất' qua suốt quá trình lịch sử quốc gia, dân tộc tới nay.

"Dân tộc Việt Nam nói như là tử vi 'tôi sinh vào giờ ấy thì chẳng làm được gì nên hồn cả', thì tôi nghĩ không đúng."

Mở đầu cuộc trao đổi, Tiến sỹ Truyến phân tích những nhân tố chính yếu quyết định sự chuyển biến xã hội, cũng như trả lời câu hỏi liệu một hệ thống đảng phái chính trị bất kỳ trong xã hội ngày nay có thể đứng ngoài quy luật "hữu sinh năng hữu tử" như một quy luật trong xã hội, văn hóa và tôn giáo vẫn được đề cập xưa nay hay là không.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.032 giây.