logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/02/2014 lúc 06:14:25(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
World Premiere đại nhạc kịch The Tale of Lady Thị Kính / Chuyện Bà Thị Kính

BLOOMINGTON, Indiana – Vào lúc 8 giờ tối giờ miền Đông ngày thứ Sáu, 7 tháng Hai, 2014, màn sân khấu Indiana University Opera của trường nhạc Jacob's School of Music được kéo lên. Trước mắt khán giả là bức phông mùa Xuân hiện hình bức tranh Đông Hồ được chiếu sáng.

Có đến 1,500 khán giả tại nhà hát IU Opera ở Bloomington bị cuốn hút theo điệu nhạc vui nhộn của màn mở đầu vở opera “The Tale of Lady Thị Kính,” là cảnh đám cưới của Thiện Sĩ và Thị Kính. Họ như quên đi cái lạnh của tuyết đang phủ trắng hai bên đường bên ngoài trời.

Vở opera The Tale of Lady Thị Kính/Chuyện Bà Thị Kính của nhà soạn nhạc Phan Quang Phục, cũng là người viết tuần bản cho vở kịch này, bắt đầu. Như đã trình bày trên nhật báo Viễn Đông trong nhiều tháng qua, vở đại nhạc kịch Chuyện Bà Thị Kính dựa trên cốt truyện của vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính đã được soạn nhạc gia gốc Việt Phan Quang Phục thai nghén trong nhiều năm để viết nhạc cũng như lời hát bằng tiếng Anh, đã được trường nhạc Jacob's dựng trên một sân khấu opera vĩ đại không kém của nhà hát Metropolitan ở New York.

Đây là lần đầu tiên trên thêgiới (World Premiere), vở đại nhạc kịch được khai diễn.

Và khán giả đã tuần tự khóc cười với vở đại nhạc kịch hy hữu trong bối cảnh làng quê Việt Nam này. Cũng giống như khán giả người Việt Nam khi xem vở chèo cổ, khán giả người Mỹ xem vở đại nhạc kịch đã mê nhân vật Thị Mầu đầy sức sống, họ cười khi cô tán tỉnh Tiểu Kính Tâm tại chùa, họ khóc cho số phận đắng cay của Thị Kính, và họ nghiêng mình trước Thị Kính khi cô trở thành Phật Quan Âm Thị Kính.

Câu hát Nam Mô A Di Đà Phật trang nghiêm, mạnh mẽ, nhiệt tình kết thúc vở diễn và mọi người đồng loạt đứng lên vỗ tay trong mấy phút liền.

Đêm diễn thứ 2 của vở opera The Tale of Lady Thị Kính diễn ra ngày 8 tháng 2 năm 2014. Tuần sau, thêm hai buổi diễn nữa sẽ được tiếp tục vào 8 giờ tối theo giờ miền Đông, ngày 14 và 15 tháng 2 năm 2014 tại Nhà Hát IU Opera ở Bloomington (Indiana). Xin mời quý vị đi xem!

UserPostedImage
Thiện Sĩ tươi rói vì cưới được vợ hiền là Thị Kính.

UserPostedImage
Thiện Sĩ (do Will Perkins đóng) và Thị Kính (do Sarah Ballman đóng) tại lễ cưới.

UserPostedImage
Tiểu Kính Tâm và Sư Cụ

UserPostedImage
Thị Mầu và Tiểu Kính Tâm

UserPostedImage
Phật Quan Âm Thị Kính được mọi người ca tụng ở đoạn chót của vở đại nhạc kịch
Anvi Hoàng/Viễn Đông

Sửa bởi người viết 09/02/2014 lúc 06:16:22(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 12/02/2014 lúc 10:56:32(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Dàn dựng vở opera Thị Kính (kỳ 18)
Từ vật liệu... đến tuyệt vời


LTS: Vở đại nhạc kịch “The Tale of Lady Thị Kính” (Chuyện Bà Thị Kính) đã khai diễn lần đầu tiên ngày 7 và 8 tháng 2, 2014 trên sân khấu của trường nhạc Jacobs thuộc đại học Indiana ở Bloomington, Indiana, thành công mỹ mãn với 2 standing ovations cho 2 buổi diễn. Vở grand opera này sẽ còn tiếp tục 2 buổi nữa vào cuối tuần này (14 và 15 tahng 2, 2014). Bài viết sau đây của tác giả Anvi Hoàng ghi lại quá trình dàn dựng rất quy mô cho vở opera độc đáo này.


Tôi ngán ngẩm mỗi khi nghĩ đến chuyện phải lôi thân mình ra khỏi nhà trong thời tiết lạnh lẽo 20độF (-6độC) thế này để đến xưởng.

Nhưng tôi mừng là mình đã đi. Lần nào cũng thế.

Tôi không tài nào biết trước mình sẽ tìm thấy những câu chuyện gì ở đó, hoặc là về kim loại, về gỗ, về tre, các sợi dây, mút (foam), nhựa ống, vân vân.

Có một điều gì đó dường như có sức hút không cưỡng lại được phát ra từ những con người trong xưởng, những người nghệ sĩ làm việc với các vật liệu thường ngày.

Có lẽ nhiều người trong chúng ta ngày nay đã quên mất niềm vui thánh thiện trong việc nhúng đôi tay trần của mình vào mớ vật liệu để sáng tạo.

Tại nhà hát opera IU, có một sự tốt lành ở đó. Có sự trong sạch. Có sự đơn giản. Có sự chân chất và nhạy cảm.

Tôi chỉ biết rằng mỗi lần tôi bước chân ra khỏi xưởng, tinh thần tôi sảng khoái.

Lần nào như lần nấy không sai.


Sàn nhà

Cô Alissia Lauer (hay Alissia Garabrant), Giám Đốc Kỹ Thuật, chia sàn nhà rộng thành nhiều phần nhỏ để đóng ván, trong bản vẽ. Anh Andrew Hastings, Thợ Mộc Sân Khấu của Xưởng Gỗ, đóng 40 tấm ván sàn với kích cỡ như nhau. Còn anh Ken D'Eliso thì đóng những tấm sàn có hình dạng khác thường hơn. Sau đó tất cả chúng được ghép lại với nhau trên sân khấu, chứ đóng một tấm thật lớn thì không thể bê từ trên xưởng xuống sân khấu được, cũng không vào kho được. Trong hình là một vài tấm sàn anh Ken đóng

UserPostedImage
Rồi tất cả chúng được sơn một lớp sơn trắng, rồi lớp sơn thứ hai màu xám. Tiếp theo, người ta phải tạo ra bề mặt nhám cho sàn. Sản phẩm sau cùng nhìn thế này đây.
UserPostedImage
Đó chỉ là cái sàn nhà thôi đấy!


Các bức tường

Bức tường cao 3 mét và dài 5-7 mét thì làm sao di chuyển từ chỗ này qua chỗ kia và làm sao cất vào kho! Do đó Giám Đốc Kỹ Thuật Allisa Lauer chia nhỏ bức tường thành nhiều phần. Anh Ken D'Eliso đóng hàng chục mẩu bức tường như thế.

Sau khi tường gỗ được đóng xong nó được chuyển sang xưởng sơn. Quá trình tạo hình tiếp tục diễn ra. Nhiều miếng mút với hình dạng khác nhau được cắt rồi để nằm trên bề mặt tường, rồi phải tạo bề mặt cho bức tường. Một khi tạo được bề mặt như ý, các miếng mút được dán vào tường gỗ, rồi người ta dán một lớp vải mút-xơ-lin màu xanh mỏng lên trên
UserPostedImage
Sau đó đắp lên trên lớp vải nhiều lớp sơn để tạo bề mặt gồ ghề giống đá. Sau đó là quét sơn và/hoặc phun sơn màu lên bề mặt đó để tạo ra màu xám xám đen đen như đá. Bức tường đá đã hoàn thành nhìn như thế này.

UserPostedImage

Để di chuyển bức tường từ xưởng xuống sân khấu, người ta dùng một thang máy khổng lồ để chuyên chở chúng. Thang máy này chạy rất chậm, chậm gấp 3-4 lần thang máy bình thường.


Tấm phông cảnh Niết Bàn

Bàn tay đấy để làm gì? Ồ, chỉ là anh Andrew Hastings đang miêu tả anh phải lau sạch thanh thép trước rồi mới cưa nó.
UserPostedImage

Rồi mài giũa vết cưa cho láng. Sau đó anh Andrew hàn các thanh thép lại với nhau để làm ra một cái khung. Vì cái khung lớn nên phải kẹp các thanh thép dài vào gỗ để giữ cho chúng thẳng. Rồi đóng khung thép đó vào tấm ván lớn. Để ý cuộn thước đo màu vàng nhỏ xíu trên tấm ván và anh Andrew cũng 'nhỏ bé' ở đằng xa, để thấy được là tấm ván lớn cỡ nào
UserPostedImage

Sau đó anh cưa phần gỗ dư bên trong đi để cho cái khung không quá nặng. Tổng cộng phải cần 5 cái khung như thế với hình dạng và kích thước khác nhau. Sau đó ghép chúng lại với nhau thành một khung khổng lồ để làm giá đỡ cho tấm phông có hình dạng khác thường dài 16 mét. Cái khung với bề dài 16 mét cần được chia làm 5 phần cũng chỉ vì lý do di chuyển và cất giữ. Còn tấm phông bằng vải thì có thể cuộn lại được. Trong hình, ông Don Gayra đang vẽ tấm phông khổng lồ đó
UserPostedImage

Tấm phông sợi nhám

Một mớ tấm lưới sợi được mua từ tiệm vì có chất sợi và màu sắc đúng ý. Sau đó Lynne Glyck (sinh viên khoa Hóa), và cô Gwen Law (Trợ lý Xưởng Sơn và Đồ Dùng Sân Khấu) - cũng là người chịu trách nhiệm tạo ra tấm phông, phải cẩn thận gỡ từng sợi đay từ tấm lưới dài. Từng sợi từng sợi một. Cuối cùng mớ sợi tách rời đã sẵn sàng để dùng. Tấm phông này có bề mặt nhám đặc biệt. Cô Gwen Law tạo ra bề mặt đó bằng cách dán các sợi đay vào tấm phông vải. Tấm phông sợi nhám dài 20 mét.


Tượng Phật

Andrew Richardson (sinh viên thạc sĩ ngành thanh nhạc) và Eva Mahan-Taylor (nhân viên bán thời gian) sơn mấy cái bệ của tượng. Hãy đoán xem vật liệu điêu khắc là gì? – Là mút (nhựa xốp) đấy! Có lõi là gỗ ván ép.

Để tạo khuôn mặt tượng, anh Mark Smith, Giám Đốc Xưởng Sơn và Đồ Dùng Sân Khấu, tạc một cái mặt bằng đất sét trước, rồi làm một cái khuôn cho cái mặt đó. Sau đó anh lần lượt đổ nhựa vào khuôn để có 3 khuôn mặt cho 3 bức tượng. Các tượng Phật ngồi cao hơn 1 mét.

Sau khi tượng được đắp một lớp hóa chất hỗn hợp sơn dày, chúng được sơn màu. Lớp sơn vàng óng ánh làm cho các bức tượng sống động hẳn lên
UserPostedImage
Tôi đã bỏ qua một vài công đoạn, nhưng như trên cũng đủ để các bạn hình dung ra các quá trình sáng tạo. Trong hàng trăm khâu sáng tạo như thế này diễn ra trong “Xưởng Gỗ” và “Xưởng Sơn và Đồ Dùng Sân Khấu”, tôi ghi lại được nhiều lắm, nhưng không thể kể ra đây hết được. Phải dừng lại ở một điểm nào đấy, chứ không thì không bao giờ chấm dứt được.

Chỉ cần nhớ rằng mỗi một chi tiết các bạn nhìn thấy trên sân khấu đều là được suy nghĩ tới, tính toán, cưa cắt, tạo hình, vân vân, bởi các nghệ nhân trong xưởng, ngay tại Nhà Hát Opera IU này. Và người thiết kế phông cảnh cho Chuyện Bà Thị Kính là nhà thiết kế cảnh Erhard Rom.

Chúc các bạn xem opera vui nhé! Nên biết rằng: IU Opera là tổ chức giáo dục duy nhất ở Mỹ thực hiện 6 vở opera mỗi năm, và vở nào cũng quy mô như thế này. Có nhiều công ty opera chuyên nghiệp trong nước Mỹ mỗi năm chỉ dựng 3 vở opera thôi và quy mô cũng nhỏ hơn tại IU Opera. Tôi nói không chán về sự thật này.

Bây giờ các bạn đi mua vé xem opera đi nhé!


Anvi Hoàng
song  
#3 Đã gửi : 16/02/2014 lúc 12:02:48(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Cảm nhận về The Tale of Lady Thị Kính
UserPostedImage
Lý Trưởng (Jerome Sibulo đóng) và Vợ Mõ (Marlene Nahhas đóng).


Như Viễn Đông đã đưa tin, hai ngày diễn ra mắt của vở đại nhạc kịch The Tale of Lady Thị Kính vào tuần thứ nhất, ngày 7 và 8 tháng 2 năm 2014, tại IU Opera ở thành phố Bloomington, tiểu bang Indiana, đã kết thúc. Cả hai buổi diễn đều đầy rạp và đều nhận được “standing ovation”.
Người Việt Nam ở những thành phố và tiểu bang lân cận của Bloomington đến tham dự rất nhiều, đa số các bà các cô đều mặc áo dài theo lời yêu cầu của tác giả, nhà soạn nhạc P.Q.Phan (Phan Quang Phục). Sau hơn 5 năm thai nghén, nghiên cứu để chuyển đổi một câu chuyện dân gian của Việt Nam, thường được trình diễn theo lối chèo cổ, thành một vở đại nhạc kịch (opera) theo lối Tây phương để có thể được xem như một vở đại nhạc kịch quốc tế, thay vì chỉ hạn hẹp trong không gian Việt Nam (xin xem bài phỏng vấn nhà soạn nhạc Phan Quang Phục trong mục Văn Nghệ trên báo Viễn Đông vài tuần qua hoặc trên trang web www.viendongdaily.com), P.Q. Phan đã thành công rực rỡ. Những phản hồi từ người Việt và người bản xứ được nói lên, gửi về thật nhiều. Ngay lúc viết bài này, chúng tôi vẫn tiếp tục nhận được những lời cảm nhận về vở opera. Dưới đây là một số phản hồi tiêu biểu (còn rất nhiều, vì trang báo có hạn, chỉ đăng được một số ít)

“Lời đẹp, nhạc hay, ý sâu, cảnh đẹp, ..... một kinh nghiệm vô cùng thú vị cho người xem The Tale of Lady Thị Kính. Với người già, là một dịp thấy lại những giá trị nhân bản phổ biến và vĩnh cửu đã từng là một phần chính yếu của đời mình. Với người trẻ, là một dịp để dừng lại (trong vòng quay hỗn loạn của cuộc sống hiện đại) và suy nghĩ (xét lại những điều tưởng chừng nhỏ nhặt, thậm chí hủ lậu, của “thế giới cũ già nua.”)
Ước gì vở opera này, với hiệu ứng vừa dịu dàng vuốt ve vừanhẹ nhàng thức tỉnh của nó, được phổ biến không những ở Mỹ, mà còn ở Việt Nam, quê hương của nó.”
Giáo viên tiếng Anh về hưu, 75 tuổi, San Jose
UserPostedImage
Thiện Sĩ (Christopher Sokolowski đóng) tươi rói vì cưới được vợ hiền là Thị Kính (Veronica Jensen đóng)


3 tiếng sau buổi diễn tôi vẫn còn cảm thấy ngỡ ngàng, không biết nói gì. Tôi vẫn chưa tìm được ngôn ngữ để miêu tả ấn tượng “Lady Thị Kính” để lại trong tôi về mặt âm nhạc, tính kịch, cảm xúc. Xin chúc mừng một tác phẩm tuyệt vời cả về mặt sáng tạo lẫn mặt dàn dựng!
Dr. Claude Baker, Giáo sư âm nhạc, Indiana University Jacobs School of Music


The Tale of Lady Thị Kính là một vở diễn tuyệt vời đầy ắp những giai điệu hay, hòa nhạc thú vị, hát hay, phông cảnh và trang phục đẹp. Tuyệt vời!
Lynn Bishop, 47 tuổi, Financial Analyst, Saline, Michigan

UserPostedImage
Tiểu Kính Tâm (Veronica Jensen đóng) và Sư Cụ (Rafael Porto đóng).

“Lấy một câu chuyện gần với dân gian Việt Nam chuyển tác thành một hình thức nghệ thuật cao nhất của phương Tây, thật là một việc làm táo bạo. Sự thành công ngay từ buổi diễn đầu tiên đã nói lên giá trị của tác phẩm The Tale of Lady Thị Kính. Thành công của buổi diễn còn nhờ vào sự sáng tạo linh hoạt của đạo diễn và những người cộng sự, giọng ca và tài diễn xuất của các diễn viên. Nhờ tất cả các yếu tố đó, một phần bản sắc của Việt Nam đã được đưa ra giới thiệu với thế giới bên ngoài.”
(Khán giả xem truyền trực tiếp trên mạng ngày 7 và 8 tháng 2 năm 2014.)
Ms. Thu Cúc Cao, 72 tuổi, Cô giáo về hưu, San Jose, California

“Con thích mê phần nhạc, xem xong 2 buổi world premiere vẫn thấy...chưa đã và con tự hỏi chẳng biết bao giờ mới có dịp nghe lại những giai điệu tuyệt vời đó.Con xin được nhận xét đôi điều về diễn xuất.
Con thấy cô đóng vai Thị Kính 1 lúc đang bị Thị Mầu ve vãn đã gõ mõ (phải nói là) quá mạnh tay, làm cái mõ rớt xuống luôn, sau đó con còn sợ cái mõ rớt xuống lần 2 vì cổ gõ còn hơi mạnh, cái mõ cứ rung rung chực rơi xuống. Nét mặt Thị Kính 1 lúc đó có vẻ mất bình tĩnh, khó chịu, hình như không kiềm chế được khi bị Thị Mầu ve vãn? Nhưng trong buổi diễn thứ 2 thì Thị Kính 2 gõ mõ nhẹ nhàng và nét mặt bình tĩnh, an nhiên. Một nhận xét cuối cùng, vai Thị Mầu 2 đặc biệt ấn tượng, con thích diễn xuất của cô này nhất.
Tình cờ đọc về nhà soạn nhạc P.Q. Phan trong báo, con cảm thấy rất may mắn về điều này vì ông đã truyền cảm hứng lớn lao để con có động lực theo đuổi ước mơ của mình. Con càng hâm mộ chú Phục sau khi xem xong The Tale of Lady Thị Kính.”
(Khán giả xem truyền trực tiếp trên mạng ngày 7 và 8 tháng 2 năm 2014.)
Ms. Trân Diệp, 19 tuổi, sinh viên, Sài Gòn

Lời hát và nhạc cho dàn nhạc giao hưởng thật hay, đặc biệt là nhạc lời. Bài song ca giữa Tiểu Kính Tâm và Sư Cụ (cuối cảnh 6) hay hớp hồn. Tôi cũng mê phông cảnh, đơn giản nhưng có hiệu quả và sâu sắc. Cảnh đi ăn xin ở chợ cũng thật kinh hãi. Tôi yêu thích tất cả mọi thứ về vở opera The Tale of Lady Thị Kính. Ca sĩ giọng mezzo-soprano đóng vai chính tuyệt vời. Giọng hát của cô như tiếng hát của thiên thần!
(Khán giả xem truyền trực tiếp trên mạng ngày 7 tháng 2 năm 2014.)
Mr. Khôi Đặng, Composer, San Jose, California

Câu chuyện tuyệt hay, phông cảnh đẹp và âm nhạc cảm động! Âm nhạc của The Tale of Lady Thị Kính ăn khớp với từng nhân vật, từ vai hề cho đến vai lẳng lơ cho đến vai bi kịch và thăng hoa. Là một người viết giai điệu tài năng, Phan đã làm mê hoặc khán giả với những điệu hát độc đáo. Với phần hòa nhạc bóng mượt ông đã tinh tế gợi hồn Việt Nam và vượt thoát vào miền nhân bản phổ quát và vĩnh cửu [universalism] để hòa hợp với tính kịch của vở opera. Đây là một trải nghiệm âm nhạc xuyên văn hóa thích hợp cho tất cả khán giả thích đi du lịch khắp thế giới của thế kỷ 21.
Prof. Halina Goldberg, Musicology - Jacobs School of Music, Bloomington, Indiana
UserPostedImage
Thị Mầu (Angela Yoon đóng) đang ghẹo Tiểu Kính Tâm (Veronica Jensen đóng).


Xin chúc mừng! Tôi rất thích buổi trình diễn và vui mừng vì cuối cùng cũng nghe được phần hòa nhạc với cả dàn nhạc. Âm nhạc [của The Tale of Lady Thị Kính] phong phú và đa dạng tuyệt vời, và tôi đặc biệt thích thú phần nhạc sống động của các nhạc cụ gõ. Âm nhạc [của vở opera này] hòa hợp với cốt truyện Việt Nam, đồng thời nó cũng làm nổi bật các truyền thống âm nhạc phương Tây. Đây không phải là chuyện dễ làm chút nào. Nói tóm lại, tôi cho rằng vở opera hay tuyệt và là một đóng góp đáng giá vào kho tàng các vở opera bài bản của chúng ta.
C David Higgins,Bloomington, Indiana

Âm nhạc của The Tale of Lady Thị Kính hay đến nghẹt thở. Phần hòa nhạc của dàn nhạc thoáng rộng như màn ảnh phim rộng, miêu tả sinh động từng cảnh đặc sắc và từng nhân vật đặc sắc. Các điệu hát là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách Verismo với kỹ thuật hát bel canto điêu luyện. Tôi hy vọng rằng vở opera này sẽ trở thành một phần thường được dùng trong các vở opera bài bản của chúng ta.
Caroline Dowd-Higgins, Author, Speaker and Media Host, Bloomington, Indiana

Lời hát của The Tale of Lady Thị Kính thật hấp dẫn, thu hút, và đầy chất thơ. Âm nhạc của PQ Phan là điều tuyệt vời nhất! Quá hay, đẹp, và đầy cảm xúc. Tôi mê nó luôn!
Carolyn Hill, D.D.S., 59 tuổi, Temecula, California
UserPostedImage
Thiện Sĩ và Thị Kính tại lễ cưới.


Tác phẩm The Tale of Lady Thị Kính làm tôi nhớ tới kỹ thuật và sức mạnh cảm xúc của những tác phẩm của Benjamin Britten, nhưng ở đây với một phong cách đặc biệt đã làm sống động sự phong phú của câu chuyện dân gian Việt Nam.
(Khán giả xem truyền trực tiếp trên mạng ngày 8 tháng 2 năm 2014.)
David H. Johnson, 36 tuổi, Music Professor, Milledgeville, Georgia

“Vở opera [The Tale of Lady Thị Kính] quá hay! Lời dịch quá hay, rất sâu sát. Văn hóa Việt và Đạo Phật được trình bày rất tuyệt. Các diễn viên diễn hay quá, nhất là vai Thị Kính, Sư Cụ, và Thị Mầu. Chúng tôi không biết nhiều về âm nhạc để nhận xét nhưng gia đình chúng tôi ngồi xem truyền trực tiếp trên màn hình TV đến tận giây phút cuối cùng. Chúng tôi thích thú thưởng thức toàn bộ vở diễn và rất tự hào khi thấy anh Phục đứng chào trên sân khấu.” (Khán giả xem truyền trực tiếp trên mạng ngày 8 tháng 2 năm 2014.)
Diễm and Vỹ Nguyễn family, San Jose, California


“Kết cấu câu chuyện [The Tale of Lady Thị Kính] chặt chẽ. Các diễn viên người bản xứ diễn rất xuất sắc và thích hợp với từng vị trí của câu chuyện. Thị Mầu đã lột tả được hình ảnh của nhân vật mà tác giả muốn gởi đến khán giả. Nói chung câu chuyện được chuyển dịch từ ngôn ngữ Việt Nam qua tiếng Anh rất linh hoạt và thích hợp với cả người Việt Nam và người bản xứ. Phan Quang Phục là một nhân tài, đã lột tả được câu chuyện xưa của Việt Nam qua một lối trình diễn opera cao cấp của Tây Phương. Rất khó và tôi nghĩ trước kia chưa có ai làm được điều này.”
Nguyễn Khoa Long, Civil Engineer, Indianapolis, Indiana

Vở opera The Tale of Lady Thị Kính là một sự khác biệt mới mẻ cả trong âm nhạc lẫn tính sáng tạo. Tôi thật tự hào là thế giới có thể trải nghiệm một mảnh văn hóa Việt Nam và hiểu được cá tính người Việt Nam như thế nào qua câu chuyện tuyệt đẹp này.
Stephanie Nguyễn, 26 tuổi, Masters Student, Bloomington, Indiana

Chú Phục thân mến,
Chúc mừng sự thành công của vở opera [The Tale of Lady Thị Kính] của chú. Chúng cháu rất thích nó. Thật là ngược đời là tụi cháu lại thích nó đến như vậy bởi vì thường tụi cháu không thích những thứ như thế này. Ngay cả Kathi mà cũng hát theo lời hát. Còn nữa, thường mẹ hay ngủ gục một lúc nào đó trong khi xem phim, ngay cả phim hay! Thế nhưng khi xem vở opera của chú thì không! Chú giỏi thật! Chúng cháu rất hãnh diện là cháu của chú! (Khán giả xem truyền trực tiếp trên mạng ngày 7 tháng 2 năm 2014.)
Kellie Phan, 17 tuổi, and Kathi Phan, 14 tuổi, Mission Viejo, California


Cám ơn The Tale of Lady Thị Kính đã cho tôi một trải nghiệm thật tuyệt và làm tôi ý thức hơn những khác biệt rõ rệt trong truyền thống của các nền văn hóa khác nhauMột vở opera quả là có thể mang lại giá trị giáo dục thật cao! So với Thị Kính thì chúng ta là những người may mắn vì có nhiều sự lựa chọn hơn và sống trong môi trường có ý thức đa văn hóa sâu rộng hơn.
Arndt Schimmelmann, 60 tuổi, Research Scientist, Bloomington, Indiana

Hầu hết những người thế hệ của chúng tôi hay đi xem những vở opera có tiếng như Carmen, La Bohème, Madame Butterfly... Vì vậy chúng tôi ngạc nhiên không ngờ, trước sự thành công của The Tale of Lady Thị Kính. Việc P.Q. Phan và đồng nghiệp của ông đã có thể chuyển câu chuyện dân gian mà bà tôi thường kể thành một tác phẩm thật sự ở một nơi xa quê hương của chúng tôi là điều KỲ DIỆU!!!
Ms. Minh Ngọc Schimmelmann, Realtor, Bloomington, Indiana

Vở opera The Tale of Lady Thị Kính hay đến bàng hoàng trong nền nhạc đậm đà cùng với trang phục óng ánh. Và những giây phút hài hước đã cân bằng tính bi kịch của câu chuyện. Thật là một sự thành công đáng kể!
Dr. Ruth M. Stone, Professor of Ethnomusicology, Indiana University

Một vở opera tuyệt hay! Nó làm tôi xúc động sâu xa, vì tôi ở Việt Nam ba năm 1969-1972 và yêu thích tất cả những gì liên quan đến Việt Nam. Vở opera [The Tale of Lady Thị Kính] giúp tôi học được về một câu chuyện dân gian Việt Nam bởi vì chúng tôi sẽ không tài nào hiểu được nó bằng tiếng Việt.
Allen J. Stuckey, MD, 71 tuổi, Child & Adolescent Psychiatrist, Elkhart, Indiana
UserPostedImage
Chữ viết và hình vẽ của bé Maya Yampol 6 tuổi, sống ở Chandler, tiểu bang Arizona.


“Nhạc quá hay (không có chỗ chê). Diễn xuất rất sống động, dễ dàng lôi cuốn khán giả (mặc dù câu chuyện xa lạ với diễn viên). Y phục màu sắc độc đáo (không dùng màu vàng & đỏ giống Tàu). Khán giả hiểu được cốt truyện dễ dàng (mặc dù phải bị cắt ngắn gọn rất nhiều). Xem xong [The Tale of Lady Thị Kính] mới thấy thương cho những thế hệ trước của mình (nhất là thân phận của người đàn bà thời xưa).
Cám ơn Anh Phục đã giới thiệu với người bản xứ vở opera này cho họ có cơ hội hiểu về phong tục tập quán quê hương mình (một việc làm không dễ, hy vọng sẽ được trình diễn khắp mọi nơi). Có một điều cá nhân mình trách anh Phục: xem xong khiến mình thương và nhớ Mẹ nhiều hơn, nhớ lại đời sống quá khổ của Mẹ ngày xưa (ước gì Mẹ còn thì cuộc đời sẽ vui hơn, nói đùa thôi cám ơn anh Phục rất rất nhiều). Rất hãnh diện vì những người VN xuất sắc như Anh. Câu chuyện và tiếng A Di Đà Phật được trình diễn do người ngoại quốc khi nghe rất cảm động và vui trong lòng.”
Hương “CoCo” Trần, 68 tuổi, Restaurant owner, Louisville, Kentucky

Tôi thích vai Thị Mầu nhất. Âm nhạc, đặc biệt là lúc hát lên cao xuống thấp như nhân vật Queen of the Night trong vở opera Magic Flute của Morzart, đã diễn tả tính lẳng lơ của nhân vật thật chính xác. Diễn xuất rất đặc sắc.
Chắc hẳn việc viết lời cho một vở opera là một thách thức lớn bởi vì số chữ [trong một câu hát] là giới hạn. Nhờ có tập sách tuần bản mà chúng tôi thấy quý chuyện này hơn. Tôi thích lúc Thị Kính dằn vặt về cuộc sống đời thường và đời đạo của cô, và lúc Sư Cụ băn khoăn về việc nên đuổi Thị Kính đi hay là cho cô ở lại. Thật là một tác phẩm sắc xảo! Theo như buổi nói chuyện trước buổi diễn [của nhóm dàn dựng] tôi thích và trân trọng cách dàn dựng không theo ước lệ của vở opera [The Tale of Lady Thị Kính]. Bố cục và cách trình bày trên sân khấu tạo ấn tượng mạnh. Các phông cảnh và trang phục đều đẹp.
Hiromi Yampol, tuổi 40s, Chandler, Arizona


Anvi Hoàng
phai  
#4 Đã gửi : 20/03/2014 lúc 06:29:02(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Xem vở nhạc kịch The Tale of Lady Thị KínhUserPostedImage
Hình bìa libretto (tuần bản) The Tale of Lady Thị Kính của P.Q.Phan.

LTS: The Tale of Lady Thị Kính là một vở đại nhạc kịch (grand opera) do nhà soạn nhạc P. Q. Phan (Phan Quang Phục), giáo sư ngành Sáng Tác tại trường nhạc Jacob thuộc đại học Indiana University, soạn nhạc và viết lời hát (libretto=tuần bản), dựa trên cốt truyện của vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Vở này đã được dàn dựng công phu và trình diễn trên sân khấu lớn của trường Indiana trong bốn buổi, tất cả đều được “standing ovation”. Các buổi này của được truyền đi qua internet, khán giả có thể ngồi nhà xem trên màn ảnh monitor, dù không thể so sánh với đi xem “live”. Dưới đây là cảm tưởng của một khán giả sau khi xem vở opera này qua internet.


Mùa xuân, mùa lễ hội


Spring has returned,
Birds sing, flowers bloom,
Life is renewed after a long gloomy autumn,
So has desire returned.
(Mùa xuân đã trở về,
Chim đua hót và hoa đua nở,
Cuộc sống mới hồi sinh sau mùa thu dài u ám,
Ước vọng cũng theo về).

Đó là lời nhạc mở đầu phần hai với phông cảnh mùa xuân cùng với nhạc của dàn đồng ca, rồi tiếng các cô gái gọi nhau đi chùa như đi lễ hội, một khung cảnh thanh bình mang đậm tính chất văn hóa Việt Nam được tái hiện ở đây. Mùa xuân, mùa lễ hội, mùa vui chơi, mùa nghỉ ngơi của Việt Nam. “Tháng giêng là tháng ăn chơi”. Người ta tham dự nhiều lễ hội, người ta cũng đua nhau đi chùa. Đầu năm đi chùa cầu nguyện cho gia đình êm ấm mùa màng tốt tươi. Rằm tháng giêng là ngày rằm lớn nhất trong năm, các cô gái cũng nao nức đến chùa, cầu nguyện cho mình lấy được tấm chồng xứng đáng “Bõ công trang điểm má hồng răng đen”. Các cô nô nức rủ nhau đi từng đoàn.

Ba cô đội gạo vô chùa,
Một cô áo đỏ bỏ bùa cho sư. (Ca dao)

A cô áo đỏ đây rồi. Thị Mầu trẻ trung tươi xinh nhưng lẳng lơ táo bạo. Vai Thị Mầu là vai ăn khách nhất trong các vở chèo Quan Âm Thị Kính của Việt Nam. Vai Thị Mầu do Sandra Period hoặc Angela Yoon đóng, yểu điệu nhí nhảnh vui tươi. Cô xuất hiện làm cho sân khấu sống động thêm.

Thị Mầu là một cô gái mới lớn đầy sức sống, khao khát tình yêu, xinh tươi rực rỡ, biểu hiện của tuổi trẻ, chưa bị đạo lý của xã hội đóng khung, nên tự do phóng túng. Có điều Thị Mầu ở đây bậy quá, lại chọn một người chí tâm tu hành như Thị Kính để quyến rũ và giải quyết danh dự cho bản thân và cho gia đình mình, nếu nói theo quan điểm nhà Phật thì có lẽ đây là thử thách lớn mà một con người tu hành phải chịu trước khi được giải thoát.


Oan trái và thăng hoa

Nỗi oan giết chồng của Thị Kính chỉ xảy ra trong phạm vi gia đình và giải quyết trong gia đình. Vụ án với Thị Mầu có một tương quan rộng lớn hơn, liên quan đến phong tục tập quán của làng xã, vì vậy phải đem ra giải quyết giữa làng. Đó là luật của làng xã Việt Nam thời xưa.

Nếu ở phần một, tác phẩm muốn phê phán quan hệ mẹ chồng nàng dâu, nêu lên thân phận người phụ nữ thì bức tranh phê phán ở phần hai rộng hơn, toàn diện hơn, đó là: hủ tục môn đăng hộ đối trong hôn nhân, người đại diện cho luật pháp xét xử bất công, sai nha tàn bạo.

Sư Cụ, người có địa vị cao nhất trong tăng đoàn, cũng chưa thấm nhuần đức từ bi của Phật Thích Ca mà chính ở đây, Thị Kính mới là hiện thân của Bồ Tát: Đem tình thương rưới khắp đều vạn vật. Không những không oán hận Thị Mầu đã vu oan cho mình, Thị Kính còn đem con của Thị Mầu về nuôi mặc cho người đời gay gắt kết án:

Sin you do not accept;
Mercy you dare seek!
This child is the seed of sin,
Like his father.
We care nothing for him!
(Tội lỗi ngươi không nhận;
Tình thương ngươi dám xin!
Đứa bé này là mầm mống của tội lỗi,
Như cha của nó.
Chúng ta không quan tâm.)

Thật ra tất cả họ không phải là người xấu, họ sống theo đạo lý làm người và chỉ lên án cái xấu mà thôi.
Ở giai đoạn này, Thị Kính càng tỏ rõ là một con người tu hành chân chính, thực hiện đúng nghĩa hai chữ từ bi, hy sinh cứu người, chịu đựng mọi nhẫn nhục, rồi đến lúc được siêu sinh đắc đạo thành Phật. Đi vào cao trào này, sân khấu được thiết kế hai tầng cùng với sự xoay chuyển của ánh sáng tạo ra một cảnh tượng huyền bí siêu nhiên. Âm nhạc cũng thay đổi, có thêm sức mạnh mới, làm sao cho khán giả cảm nhận được tính chất vừa bi thương vừa cao cả trong giai đoạn thăng hoa này. Đắc đạo là vượt thoát qua bờ bên kia.

Âm nhạc ở phần cuối này cũng đã đưa người nghe vượt qua ranh giới của sự bi thương để cảm nhận một cảm giác siêu thoát nhẹ nhàng đưa người ta đến với con đường mầu nhiệm của tôn giáo. Lời tụng Nam Mô A Di Đà Phật liên tiếp vang lên không ngừng với sự hỗ trợ của dàn đồng ca đã đạt đến đỉnh điểm của sự thăng hoa. Nhạc hay và dồn dập như một cơn gió mạnh cuốn hút hồn người không sao cưỡng lại được làm cho tôi nhớ đến tiếng đàn Lyre mê hồn của Orpheus trong huyền thoại Hy Lạp.

Quan Âm Thị Kính là một câu chuyện cổ trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam và thường được đem trình diễn dưới hình thức hát chèo, cũng là một hình thức nghệ thuật dân gian Việt Nam. Hôm nay câu chuyện này được dàn dựng dưới một hình thức nghệ thuật hoàn toàn mới, opera, nhạc kịch của phương Tây. Sự thay đổi này đã khoác một bộ mặt mới cho câu chuyện Quan Âm Thị Kính.

Chèo thường được diễn với sân khấu đơn sơ, với một dàn nhạc khiêm tốn cổ truyền. Với opera, The Tale of Lady Thị Kính được diễn trong một sân khấu hoành tráng với sự hỗ trợ của một dàn nhạc giao hưởng đầy đủ, vở nhạc kịch trở nên phong phú hơn, đẹp hơn, mang đầy đủ màu sắc âm thanh sống động, nhưng vẫn giữ được sắc thái Việt Nam, có sức hấp dẫn lớn. Thay đổi một câu chuyện của Việt Nam như thế, nhà soạn nhạc kiêm người viết lời ca Phan Q. Phục đã đưa văn hóa Việt Nam hòa nhập vào nghệ thuật tinh hoa của thế giới. Đây chỉ mới là cơ hội đầu tiên, mong rằng khán giả sẽ còn được thưởng thức nhiều hơn như thế nữa.


Cao Thu Cúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.323 giây.