logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 09/02/2014 lúc 06:18:37(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nhà thơ Hữu Loan, tác phẩm phù điêu của Nguyễn Sang – Kim Thanh
Mỗi năm khi Tết đến gần, trong trí tôi lại râm ran âm điệu bài thơ “Ông Đồ Già”, mỗi năm hoa đào nở, lại thấy ông đồ già, bầy mực tầu giấy đỏ, bên phố đông người qua..., và kết thúc rất buồn bằng: năm nay đào lại nở, chẳng thấy ông đồ xưa, những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?

Vâng, tôi cũng đang muốn hỏi ‘những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?’ Mà cũng không cần là muôn năm cũ, chỉ vài mươi năm cũ thôi? Những người mà tôi muốn hỏi chính là những người dân Việt Nam hiền lành chất phác mà cũng rất cang cường sĩ khí. Họ ở đâu bây giờ?

Tôi được đọc bài hồi ký của nhà thơ Nguyễn Hữu Loan cách đây một, hai năm gì đó và thấy rất cảm động. Gần đây, tôi lại được gửi cho đọc một lần nữa bài thơ Mầu Tím Hoa Sim cùng những lời chân thành của tác giả về câu chuyện đau thương của đời ông, đó là sự tích ra đời bài thơ và người vợ yêu quý đã chết. càng đọc tôi càng cảm thấy tình thương và nỗi kính phục dâng lên trong lòng.

Nguyễn Hữu Loan, khác với những người biết sợ khác, đã can đảm dứt bỏ cái ách mà ông vướng phải khi bỏ nhà đi kháng chiến vì lòng yêu nước. Chỉ vài mươi năm trước đây, một lớp trai Việt hào hùng đã hiến thân cho đất nước, bỏ nhà ra đi kháng chiến chống Pháp. Để rồi họ bị trói trong cái một cái rọ rất khó bước ra, cái rọ cộng sản. Mắc vô đó là không ngúc ngắc cựa quậy gì được. Mấy ai có được cái can đảm của Nguyễn Hữu Loan, vứt bỏ tất cả để về nhà quê sống một mình dù bị theo dõi trù dập đến điều. Còn hơn thế nữa, Nguyễn Hữu Loan đã thêm một lần chống lại cái guồng máy đã nghiền nát mọi người, bằng cách cứu một cô gái bị bỏ rơi, bị tất cả mọi người ruồng rẫy vì sợ, sau cuộc đấu tố cha mẹ cô. Ông đem cô về và cưới cô làm vợ, bảo bọc đời cô. Nguyễn Hữu Loan đã không sợ dù chẳng có một tấc sắt trong tay và hồn chỉ chứa đầy thơ. Bằng cách nào mà ông và gia đình đã sống qua mấy chục năm khốn khổ, khó mà tưởng tượng được. Có lẽ trời không phụ lòng người có nhân. Nên dù con đông, nhà nghèo rớt mùng tơi, gia đình ông cũng vươn lên được. Và có ai ngờ đâu bài thơ làm cả nước cảm động kia đã vớt ông lên, làm cho đời ông tươi sáng hơn một chút vào những năm cuối cùng. Người ta đi tìm ông chỉ để nghe ông nói về bài thơ bất hủ.

Chỉ vài ngày sau khi tôi đọc lại hồi ký của ông, ông đã ra đi vĩnh viễn. Thôi, tôi chẳng còn hy vọng gì tìm lại người muôn năm cũ ấy!

Nhưng rồi cũng trong cùng tuần, tôi lại được đọc chuyện một người uy vũ bất khuất khác, ông Kha Tư Giáo, người không nhận tội. Ông nhất định không nhận tội, những cái tội mà tù “cải tạo” được gán cho và bắt buộc phải nhận. Ông mạnh dạn “sửa lưng” những người đang nắm cái sống chết của ông trong tay. Ông bị bị trù dập, hành hạ đến điều. Đọc chuyện của ông để mà thương mà cảm, vì ông đã không thoát nổi những đòn thù của cảnh tù và cũng đã ra đi vĩnh viễn từ lâu.

Buồn quá, lẽ nào nước mình càng ngày càng đi xuống quá đỗi như thế. Thời xưa hào hùng bao nhiêu thì thời nay càng chán chường bấy nhiêu. Con người đối xử với nhau quá tệ bạc, quá tàn nhẫn. Còn đâu những câu Gia Huấn Ca của cụ Nguyễn Trãi: “Thương người như thể thương thân.” Có lẽ thế giới hiện nay đang bị bao trùm bởi một bầu hắc khí gây ra bởi lòng thù hận, xấu xa, gớm ghiếc của những con người đã mất đi nhân tính, giết người không gớm tay, từ Đông sang Tây.

Chiều nọ đi học đạo, tôi được thầy dạy cho cách “chuyển cái đẹp ra không gian để tới những người đang cần đến cái đẹp ấy.” Tìm những hình ảnh đẹp, chuyện đẹp chung quanh ta bằng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, miệng , ý (thí dụ cảnh mặt trời lặn trên biển thật đẹp, cảnh người mẹ săn sóc một đứa con...) rồi chuyển những cái đẹp đó ra không gian, đến những người đang cần, cho tất cả những sinh vật quanh ta. Nghe thì có vẻ hơi kỳ kỳ. Nhưng nghĩ kỹ lại, chúng ta vẫn thường nghe nói “oán khí bốc đến trời” khi có những chuyện ghê gớm xẩy ra. Thì tại sao lại không có những luồng khí rất tươi đẹp bốc lên từ những hình ảnh đẹp mà chúng ta gửi ra ngoài không gian. Cần phải gửi ra nhiều luồng khí tươi đẹp này ra không gian để át đi những ám khí đầy dẫy hiện nay do lòng người quá độc ác, tàn nhẫn.

Tôi đã biết cách gặp những người muôn năm cũ. Tôi sẽ gửi tấm lòng thương cảm, sự kính phục của tôi đến với họ. Họ là những anh hùng không tên tuổi của đất nước Việt Nam từ ngàn xưa, họ cũng là Nguyễn Hữu Loan, Kha Tư Giáo và rất nhiều những người khác nữa.

Nguyễn Linh Giang
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.042 giây.