logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 10/02/2014 lúc 09:34:45(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Luật sư Hà Huy Sơn, Nhà báo Trần Quang Thành tại buổi hội thảo về nhân quyền Việt Nam tại Genève hôm 04/2/2014, trên màn hình là TS. Phạm Chí Dũng.
Courtesy of thanhnienconggiao

Hai mươi trang báo cáo trước Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) dành cho Việt Nam tuy chưa chính thức được đọc vào hôm 5 tháng 2 tại Geneve nhưng cả thế giới đều biết nó giả dối và trơ trẽn như thế nào.

Việt Nam vẫn mải mê ăn bả của quan thầy Trung Quốc khi đinh ninh rằng đồng bạc đâm toạc tờ giấy, nhất là đồng bạc dưới gầm bàn hay những buổi chiêu đãi ngoại giao có thể bịt miệng các phái đoàn quốc tế. Và vì thế hết năm này sang năm khác, qua bao đời Bộ trưởng Ngoại giao, tất cả các báo cáo vể nhân quyển đều “quy về một mối”, cái mối mà Bộ chính trị bảo sao thì Bộ ngoại giao phải ngoan ngoãn làm vậy mặc dù trong cái bộ tương đối lành này có rất nhiều ý kiến trái ngược lại với bốn tay tứ trụ triều đình.

Báo cáo dài và khó mà đọc cho hết để trưng ra các loại dối trá cho cư dân thế giới thấy, duy có hai điều mà tất cả quan sát viên quốc tế đều biết tận tường đó là báo chí Việt Nam và vụ sửa đổi hiến pháp. Việt Nam cho là tình hình báo chí đã được cải thiện khi số cơ quan báo chí tăng đáng kể từ năm 2009 sau khi Việt Nam có kiểm điểm định kỳ về nhân quyền.

Việc thứ hai là vấn đề sửa Hiến pháp. Đây là thành quả tôn trọng ý kiến người dân khi có 26 triệu người đã tham gia trong quá trình sửa đổi Hiến pháp.

Hai vấn đề đáng lẽ nên giấu bén đi nhưng không biết do thế lực thù địch nào lại đem chúng ra để bôi bác khi phân bua rằng nhân quyền của Việt Nam là tiến bộ trước chỉ trích của cả thế giới.

Người viết báo cáo này không lú thì cũng nên gọi là đần vì có ai trong chính trường quốc tế lại không biết trò lừa này khi Việt Nam vẫn chưa bao giờ có báo tư nhân cũng như việc góp ý đáng chú ý nhất là của nhóm 72 nhưng lại bị đàn áp ngay từ đầu còn đâu góp với ý nữa?
Bộ ngoại giao tỏ ra lúng túng khi mang hai điều lú lẫn ấy ra chống chế có lẽ do áp lực từ vụ tỵ nạn chính trị của Đặng Xương Hùng, một lãnh sự ngoại giao tại Thụy Sĩ đã công khai lên tiếng về các điều dối trá của đảng cộng sản đã làm cho ông ta thức tỉnh. Không những bỏ đảng mà còn hứa sẽ tham gia các tổ chức dân chủ nhân quyền của người Việt hải ngoại để chống lại đảng nữa.

Trước ngày điều trần của Việt Nam diễn ra đã có rất nhiều cá nhân, tổ chức từ Việt Nam sang Mỹ nói chuyện nhân quyền và sau đó bay thẳng tới Geneve thuyết trình trước đại diện các nước châu Âu về những vấn đề nhân quyền của Việt Nam mà họ cần tìm hiểu.
Ghi chép của nhà báo Đoan Trang, một trong những người tham gia buổi thuyết trình này cho thấy các nước như Anh, Ba Lan, Ireland, Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Italy đều có cùng một cảm giác là hụt hẫng và mọi hình ảnh chân thực nhất về nhân quyền Việt Nam được phô bày một cách thuyết phục. Những đại diện ấy đều có sứ quán tại Hà Nội và nếu không quá lời, những dối trá qua ngôn ngữ ngoại giao của Việt Nam đã rơi xuống và khó mà nói rằng sẽ không có cảnh giác quan trọng nào của họ sau buổi thuyết trình này.

Đàn áp nhân quyền dứt khoát không được lộ ra với thế giới bên ngoài nên công an tận lực dùng mọi thủ đoạn để bịt miệng tất cả ai muốn lên tiếng vì sự thật. Bịt miệng ai cũng có thể thành công nhưng đối với TS Phạm Chí Dũng thì chính quyền và công an Việt Nam đã đánh sai một nước cờ. Nguyên cả Bộ chính trị không thoát nổi búa rìu quốc tế sau khi ông Dũng bị công an cấm xuất cảnh, tịch thu hộ chiếu với lý do “lỳ lợm” như từ 84 năm nay: Sang Thụy sĩ sẽ bị đám phản động lôi kéo và vì vậy không thể chấp nhận cho ông đi.

Đám phản động ấy là UN Watch, một Cơ quan Giám sát Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và là nơi mua vé mời ông Dũng sang Thụy Sĩ đọc tham luận về chủ đề: NGO giúp gì được cho quá trình bảo vệ nhân quyền của Việt Nam.

Giám đốc tổ chức này là ông Hillel Neuer đã có văn bản phản đối Hà Nội theo đúng luật lệ ngoại giao nhưng ông phó thì không cần giữ kẽ, nói thẳng với thế giới là phải đuổi cổ Việt Nam ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Quốc tế.

Leon Saltiel, phó giám đốc UN Watch nói rằng chỉ có những nước tôn trọng nhân quyền mới xứng đáng có chân trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc trong khi đó Việt Nam đang tiếp tục vi phạm các quyền tự do bao gồm cả tự do đi lại, hội họp và phát biểu thì vào Hội đồng nhân quyền làm gì?

Ông này đi xa hơn khi chứng minh rằng Syria đã từng bị khai trừ ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc thì Việt Nam cũng không thể ngoại lệ.

Cả nước đang mải mê ăn tết nên ít có ai chú ý đến lời hứa nhân quyền của Việt Nam từ hàng chục năm nay và khó có thể nói là người dân háo hức chờ đợi lời hứa ấy ngoại trừ một gia đình duy nhất: Nguyễn Hữu Cầu, người tù chính trị có thời gian bị giam giữ lâu nhất Việt Nam: 38 năm.

Sau khi cháu nội của người tù nổi tiếng này viết thư kêu gọi quốc tế can thiệp cho bản án bất công của ông, Bộ công an đã cử công an viên xuống tận nhà của em tại Huyện U minh hứa trước mặt cha em và một số đồng nghiệp rằng ông Nguyễn Hữu Cầu sẽ được thả ra để ăn tết với gia đình.

Lời hứa ấy đã được loan đi khắp thế giới và người ta chờ đợi kết quả của nó. Những hỡi ơi, lời hứa công an nào khác chi bản báo cáo nhân quyền của Bộ ngoại giao hứa từ năm 2009 tới nay. Nhân và Quyền như hai đường ray tàu hỏa chỉ song song và mãi mãi không được gặp nhau.

Ngăn cản một người để thế giới sỉ vả hàng triệu người đó là thành quả khó ai làm được. Không biết Bộ công an đã gửi giấy khen cho công an thành phố HCM hay chưa nhỉ?

Cánh Cò, Việt Nam 05/02/2014

Sửa bởi người viết 10/02/2014 lúc 09:36:46(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.