Một phiên họp của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève Liên hiệp quốc. AFPDiễn đàn Bạn trẻ có mục đích nối kết tất cả những người Việt Nam trẻ tuổi khắp nơi trên thế giới để cùng nhau bàn
luận về những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam trong hiện tại, nêu lên ý kiến của những người trẻ tuổi về tương
lai của một nước Việt Nam mà mọi người đều mong muốn rằng phát triển trong dân chủ và thịnh vượng.
Ngay sau kỳ kiểm định nhân quyền phổ quát cho Việt Nam kết thúc tại Thụy sĩ hôm 5/2, Kính Hòa đã cùng với ba bạn
Hoàng Vi, Xuân Mai, và Thạnh trò chuyện về cuộc vận động nhân quyền của nhóm dân sự từ trong nước. Xin mời các
bạn theo dõi sau đây.
Kính Hòa: Trước hết xin các bạn tự giới thiệu.
Hoàng Vi: Em là Hoàng Vi ở Sài Gòn.
Xuân Mai: Em là Xuân Mai ở Tiền Giang làm giáo viên.
Thạnh: Tôi là Thạnh đến từ Đà Nẵng.
Kính Hòa: Các bạn biết là ngay bây giờ ở Thụy sĩ đang diễn ra đợt thẩm định nhân quyền định kỳ phổ quát dành cho
Việt Nam. Năm nay có một chuyện đặc biệt là có nhiều người trong nước đại diện cho nhiều nhóm dân sự đi vận động
ở nước ngoài. Các bạn có thấy đó là một tín hiệu lạc quan cho nhân quyền Việt Nam không?
Xuân Mai: Em thấy sao mà không có được lạc quan, mấy hôm nay theo dõi thì thấy ông Phạm Chí Dũng bị cắt Internet
rồi cấm xuất cảnh, em thấy tình hình không được lạc quan.
Nhóm các cá nhân và đại diện Tổ chức Phi chính phủ (NGO)(đoàn Ngày Việt Nam) chụp ảnh lưu niệm với các khách mời. Vietnam UPR – FacebookKính Hòa: Tức là mặc dù có những người trong nước tham dự nhưng những diexn biến vừa rồi không làm cho Xuân
Mai lạc quan, còn Thạnh nghĩ sao?
Thạnh: Tôi lại thấy đây là một việc rất mới mẽ. Tiếng nói của người dân nay được quốc tế lắng nghe. Hy vọng đây là
một tín hiệu để sắp tới vấn đề nhân quyền được cải thiện tốt hơn.
Kính Hòa: Thế còn Hoàng Vi?
Hoàng Vi: Em thấy là lần này các bạn trẻ ở về phía đối lập với chính quyền làm việc rất là tốt. Em không cần biết là sau
đó Việt Nam có thay đổi nhiều hay không, nhưng với sự nổ lực của nhiều người như vậy. Để xuất hiện ở Geneva như
vậy là một nổ lực lớn của tất cả mọi người. Em nghĩ trong tương lai nếu mọi người cố gắng hơn nữa thì tình hình nhân
quyền Việt Nam sẽ cải thiện. Mình không thể kỳ vọng là nó cải thiện ngay lập tức, nó còn phụ thuộc vào số đông ở Việt
Nam nữa. Cái việc đó nó đến từ từ chứ không phải ngay lập tức. Em nghĩ mình nên lạc quan, có thể trước mắt không
có kết quả nhưng về lâu về dài sẽ có sự thay đổi.
Kính Hòa: Có phải vậy không Xuân Mai? Xuân Mai có vẻ không lạc quan lắm?
….Xuân Mai đâu rồi?
Xuân Mai bị mất sóng rồi.
Bây giờ tôi đặt câu hỏi cho hai bạn thế này: những người chống đối lại cuộc vận động quốc tế nhân quyền nói rằng
chuyện của quốc gia thì không nên như vậy, không nên vạch áo cho người xem lưng. Thạnh thấy sao?
Thạnh: Tôi nghĩ là cái ý kiến này đại diện cho những tư tưởng cũ kỹ. Có thể là những người tinh thần dân tộc cao,
nhưng mà thời đại này là thời đại hội nhập, thời đại văn minh, mỗi quốc gia như là một ngôi nhà trong làng xóm, nếu mà
một quốc gia nó không đảm bảo quyền con người thì nó cũng ảnh hưởng toàn cầu và những giao thương về kinh tế,
cho nên cái chuyện của Việt nam nó thành cái chuyện của toàn cầu.
Hoàng Vi: Ý kiến của em là vấn đề quyền con người là chuyện hợp tác trên toàn thế giới nên không thể nói là vạch áo
cho người xem lưng. Em nghĩ là một công dân dù có yêu nước tới cỡ nào đi nữa thì sự tôn trọng các giá trị liên quan
đến quyền con người vẫn cao hơn những giá trị khác. Nếu mình chỉ biết yêu dân tộc mà không yêu thương đồng loại
thì nó cũng giống như chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Em nghĩ vấn đề này không phải vạch áo cho người xem lưng mà
là vấn đề của toàn cầu, toàn nhân loại. Em xem đó là sự cần thiết để bảo vệ những giá trị làm người không riêng của
một quốc gia nào hết.
Kính Hòa: Như vậy ý kiến hai bạn khá giống nhau. Tôi xin đặt một câu hỏi nữa là các bạn nghĩ rằng cuộc vận động này
có sức ép hay không lên chính quyền hiện nay?
Hoàng Vi: Em nghĩ là sự vận động của những tiếng nói đối lập với chính quyền Việt Nam sẽ giúp cho chính quyền Việt
Nam thay đổi và hoàn thiện hơn về vấn đề nhân quyền. Em nghĩ là như vậy.
Thạnh: Theo tôi thì chuyện này thể hiện ý thức người dân cao. Nó làm thành một cơ chế chống lại việc bưng bít thông
tin. Tôi nghĩ là như vậy. Việc lên tiếng đó rất quan trọng trong việc cải thiện nhân quyền ở Việt nam trong thời gian sắp
tới.
Kính Hòa: Câu hỏi cuối cùng xin đặt cho các bạn là trước khi cuộc kiểm định diễn ra đã có những việc chúng ta có thể
gọi là đàn áp ví dụ như việc anh Phạm Chí Dũng chẳng hạn. Các bạn có nghĩ rằng những cô bác, những bạn trẻ này
khi trở về Việt nam thì chính quyền sẽ đối xử như thế nào với họ?
Thạnh: Tôi nghĩ rằng chính quyền Việt nam làm như vậy là không khôn ngoan lắm, cứ nghĩ như hồi xưa. Bây giờ với
internet và công nghệ thông tin thì những việc làm như là vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do đi lại là nó chỉ làm
cho người ta thấy rõ ràng hơn. Sau chuyện Phạm Chí Dũng thì tôi nghĩ đối với những người đi vận động về chính
quyền sẽ không gây khó khăn lắm.
Hoàng Vi: Em nghĩ rằng đối với những bạn đi vận động nhân quyền hôm nay khi về Việt nam thì chính quyền Việt nam
sẽ không đàn áp hay là bắt giữ họ ngay lập tức, nhưng về lâu về dài chắc là bị đưa vào danh sách đen của chính
quyền và được đối xử khác với những người bình thường khác trong xã hội Việt Nam. Nhưng mà em tin rằng khi các
bạn đã chọn con đường này cho mình thì các bạn đã chấp nhận hết các rủi ro các kết quả xảy ra cho mình. Và sự
đoàn kết và yêu thương của những người đấu tranh cho nhân quyền trong thời gian qua sẽ giúp cho họ vượt qua
những chuyện đó.
Kính Hòa: Tôi lại xin thêm các bạn câu hỏi cuối vì câu chuyện hấp dẫn quá. Ngắn gọn thôi là nếu các bạn đặt các bạn
vào vị trí của chính quyền Việt nam thì các bạn có để cho ông Phạm Chí Dũng đi haylà hành xử như vừa rồi?
Thạnh: Tôi thì tôi cho ông Phạm Chí Dũng đi vì cái chuyện chận nó đâu có kết quả, mà làm thì nó sẽ gây hiệu ứng
ngược.
Hoàng Vi: Nếu em là chính quyền Việt nam thì em sẽ chọn cách ứng xử không ngoan hơn là để cho anh Phạm Chí
Dũng đi, vì việc đó sẽ giúp mình thấy mình còn khiếm khuyết gì để mà sửa đổi có lợi cho những người dân Việt nam,
dân tộc Việt Nam. Nhưng mà chính quyền Việt nam có những cái ứng xử mà không ai biết trước được nên việc không
cho anh Phạm Chí Dũng đi thì em cũng không có lạ.
Kính Hòa: Rất cám ơn hai bạn đã tham gia diễn đàn ngày hôm nay. Rất tiếc là chúng ta không liên lạc được với Xuân
Mai. Xin chào hai bạn và hẹn gặp lại các bạn trong những lần sau.
Theo RFA