logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 13/02/2014 lúc 08:13:08(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tình yêu. Tuổi Trẻ. Mùa xuân. Hình như có một liên quan mơ hồ nào đó từ những từ ngữ ấy. Hôm nay, trong cái thời tiết lạnh lạnh gần Tết làm chất xúc tác, bỗng dưng, như có một bàn tay vô hình nào mở ngăn kéo đời để kiếm tìm lại một vài kỷ niệm. Kỷ niệm như những sợi dây buộc ràng quá khứ với hiện tại để có một ngày như bây giờ, ở lúc cuối đông vào xuân, nânng niu với tấm lòng trân trọng. Dù vui, dù buồn ai mà chẳng có những lúc thấy tiếc nuối thời gian đã qua. Nhanh thật, chóng thật, cả một đời người. Mới ngày nào, tuổi trẻ. Mà hiện nay, như những bộ âm bản dường như ngủ vùi trong trí nhớ…
Trong nắng, trong gió,trong thời tiết có một chút gì rung động làm ngày tháng hình như cũng mơ hồ sương khói hơn với người làm thơ. Có một điều gì chất chứa trong không gian, trong cơn gió từ một vùng nào xa lạ thổi về kia, mang theo một chút gì gờn gợn trong lòng. Ở thời gian cuối năm, giữa cũ và mới gặp nhau, giữa ký ức và hiện tại trộn lẫn. Thơ có phải khởi đi từ những sương khói ấy.
Thi sĩ, có khi là tấm lòng trẻ thơ đang yêu, đang mỉm cười một mình với những ý nghĩ có khi đùa nghịch có lúc nghiêm trang. Tại sao không giỡn đùa với chữ nghĩa, cợt trêu với điệu vần? Yêu em, thì đã có cúc vàng, đã có màu áo hoàng hoa nói hộ. Nhớ em, thì đã có cánh chim én mùa xuân bay ríu rít trên khuôn trời quen thuộc nào đó của quê hương. Nhưng có đủ chưa, cả một biển trời yêu đương có sẵn? Có vật chứa nào đầy đủ được? Thế mà, thơ bao dung, thơ làm đầy những ngày tháng, thơ làm mỏng đi những tờ lịch, thơ làm bạc dần đi những mái tóc nhưng thơ làm rộn rã thêm những nhịp đập của trái tim.
Ở xứ người, nhớ về những cái tết quê mình. Sài Gòn của tuổi mới lớn những ngày cuối năm là thánh địa của tình yêu. Có bao giờ, trái tim dòn dã nhịp đập khi tay trong tay trôi theo dòng người đi sắm tết. Chợ hoa Nguyễn Huệ, những kỷ niệm khó quên, của một thời tuổi trẻ. Ở đó, chúng ta quen nhau và yêu nhau, thương nhớ nhau. Phút ban đầu thật đẹp. Của một mối tình của thời mới lớn.

Bắt quả tang cô bé
Vặt trộm quất trên cành
Sao không thèm e lệ
Mà mắt còn nghinh ngang.
- ơ hay vô duyên quá
cây cảnh nào của anh
anh cũng là khách lạ
sao dám chuyện đành hanh
- ừ bây giờ khách lạ
mốt mai rồi sẽ quen
bé sao đành vội vã
giấu giếm gì cái tên
- tôi chẳng quen chẳng biết
hỏi chi tuổi với tên
bây giờ đang mùa tết
thôi hãy để tôi yên
- yên làm sao cho được
anh hẹn ngày đầu năm
sẽ làm người bắt chước
quì bên em nguyện thầm
lạy Chúa ngày mồng một
cho con được tình yêu
dù biết rằng móng vuốt
của nhớ nhung-cũng liều
lạy Phật mùa xuân đẹp
sẽ kéo dài muôn năm
để má em ngày Tết
thành nụ hồng muôn năm

Chuyện tình có đẹp như lời thơ không? Kết quả ra sao thành vợ thành chồng không biết nhưng ngây thơ lãng mạn thì trong lời thơ đã đầy tràn. Có chàng tuổi trẻ, khi đang ở miền biên trấn xa xôi cũng ráng theo chuyến phi cơ trực thăng về Sài Gòn chỉ để cùng cô bé đi dạo chợ tết vài tiếng đồng hồ rồi trở lại đơn vị trong ngày. Ôi! Mãnh lực của tình yêu và tình liều lĩnh bất cần của tuổi trẻ.
Xin quẻ thánh đầu năm là kỷ niệm đẹp cho những người yêu nhau. Tương lai sẽ chỉ có một câu hỏi, của trái tim mở ngỏ, của những ước mơ cứ mỗi ngày bướm trong đời. Chàng tuổi trẻ làm thơ, những câu lục bát dễ thương của một thời mới lớn:

Lắc xăm cho má em hồng
cho anh bên cạnh mênh mông nụ cười
thánh cho quẻ tốt, anh ơi
lạc trong đôi mắt một trời trăng sao
mùa xuân đẹp ý ca dao
câu thơ trăm tuổi thuở nào còn ghi
mộng về e ấp bờ mi
áo trinh nguyên nắng xuân thì còn hong…

Nụ tầm xuân có còn xanh biếc. Ôi! Nụ tầm xuân nhớ lại một thời yêu nhau của đất trời qua đông vào xuân rạo rực. Nhìn lá nhìn hoa như gợi lại chút cũ càng đã trở thành xa xôi:

xanh biếc là nụ tầm xuân
qua đông hoa thắm bâng khuâng đất trời
tay ai lá vẫy ngọn vời
búp hoa còn nụ thả trôi tháng ngày
xanh biếc là môi cười ai
guốc xinh dòn dã cửa ngoài bâng khuâng
cho nhau một nửa vầng trăng
tầm xuân nào đã muộn màng gió đông
xanh biếc là thuở chưa chồng
như đêm nằm một ngoài song bóng tà
xanh biếc là buổi chia xa
em trong gối chiếc nhạt nhòa nỗi riêng
xanh biếc nhung nhớ còn nguyên
Tầm xuân mấy nụ ở miền hoang vu…

Thơ có khi là lời thủ thỉ đầu năm với em – một cô bé còn nhỏ xíu mà lại có tính tình đáng yêu mà cũng đáng ghét của những cô thiếu nữ đương thì, láu ăn và thích …lì xì. Anh chàng Bùi Chí Vinh đã hỏi cô bé nhỏ, những câu hỏi nghĩ ra hơi lẩn thẩn của một chú gà trống cứ quẩn quanh . Hỏi để mà hỏi, có ai cần chi câu trả lời.

Tết đến em có còn bướm trắng
Áo dài thơ hay váy đầm xòe
Mặc áo dài? Anh đeo kính cận
Còn diện đầm? Anh mắt đỏ hoe
Tết đến em có còn nhớ lớp
Hay nhớ gì đâu trước cổng trường?
Nhớ lớp? Anh biến thành trái thị
Còn nhớ gì đâu… anh biến luôn…

Ngày lễ, em có nhớ lớp không? Để anh thành trái thị, trái thị của mơ ước cô Tấm, có phải? Nhưng “nhớ gì đâu” là nhớ ai, là nhớ cái gì để anh “biến luôn”? Cũng lạ cho cái anh chàng si tình này. Và rồi chàng bắt đầu kể xấu cô nàng. Nào ngày tết “láu ăn” cho thân hình mập tròn để “năm nào em cũng… eo ơi”, và nếu em lì xì cho anh một sợi tóc thì chàng như chú Cuội ngày xưa lên tận cung trăng, ôm cây đa mà phóng chạy lên… lầu. Thơ tinh nghịch mùa xuân, và rất trẻ trung, rất ròn rã như nụ cười đầu năm mới.

Tết đến ăn mứt me chua lưỡi
Cắn hạt dưa đỏ chót môi cười
Trời đất sinh ra chi tiểu muội
Để năm nào em cũng… eo ơi!
Tết đến đừng xòe tay, ngượng nhé!
Chìa đuôi sau gót quá là dài
Khỏi cần tập soi gương e lệ
Lì xì anh một sợi tóc mai
Khóa vào cặp nhốt mười sáu tuổi
Lỡ mai em bẻ gẫy sừng trâu
Thì chắc anh biến thành chú Cuội
Ôm cây đa bay tuốt lên… lầu

Năm con cọp đã qua rồi, ngẫm ra cũng chẳng có điều chi ghê gớm. Thế mà, sao lại cứ ơn ớn cho chàng khi gần gũi cô bé tuổi Dần. Bé cũng dễ thương, đâu có cào có xé gì ai đâu mà nổi tiếng là “cọp cái” nhỉ? Dù có lúc em cũng biết “gầm gừ” dù chỉ là tiếng gọi “Anh ơi”.

Năm tới sẽ là năm con cọp
Tuổi bé trùng năm mới động trời
Nếu muốn làm tim anh hồi hộp
Bé gầm lên một tiếng “Anh ơi!”
Sử sách đã nhắc nhiều đến bé
Hết sát phu rồi đến bỏ chồng
Anh thì gọi đó là “Bà kẹ”
Mới nhìn đã nuốt chửng đàn ông
Vái trời ai cũng xa lánh bé
Chỉ riêng anh tan cửa nát nhà…

“Bà kẹ” hay “cọp cái” thì cũng chẳng sao, và “mới nhìn đã nuốt chửng đàn ông” cũng vẫn dễ thương vô cùng, bởi vì tình yêu đã mở ra dành riêng cho anh chàng thi sĩ cầm tinh con ngựa này với móng vuốt có mùi hoa làm chàng “run rẩy hết hai chân”. Thật tội nghiệp cho anh chàng thi sĩ chết sớm không hề nuối tiếc:

Anh chết sớm không hề nuối tiếc
Miễn là móng vuốt có mùi hoa
Mà anh lại cầm tinh con ngựa
Thoát sao qua con gái tuổi dần
Giả đò vồ thật anh lần nữa
Để tình run rẩy hết hai chân

“Mùa xuân và chiếc guốc” thơ cũng của ông thần Bùi Chí Vinh. Những câu thơ cũng vô tư hồn nhiên như tiếng em tiếng anh của một thời yêu nhau:

Guốc không phải của anh
Guốc là của con gái
Mùa xuân em mang tới
Làm xôn xao thềm nhà
Anh sợ chiếc guốc già
Nên chở ra vườn trẻ
Tụi mình như đứa bé
Khi bước vào sân chơi
Guốc là của một người
Sân chơi dành đôi lứa
Nếu không có mùa xuân
Thềm anh ai gõ cửa?
Ai xôn xao đầu ngõ
Ai nhịp gót rộn ràng
Xin cảm ơn đôi guốc
Yếu lòng người không mang

Đôi guốc mà tưởng tượng ra mùa xuân thì cũng ngộ thật.
Tiếng guốc rộn ràng, Tiếng guốc xôn xao. Của người tình đến. Đó là mùa xuân thật tươi thật đẹp trong lòng chàng trai đang yêu đang chờ đợi. Ngày mùng một tết, còn niềm vui nào hơn mà không cảm ơn tiếng guốc như bước chân hy vọng đang tìm đến. Như câu thơ cổ ngày xưa: “Cách tường hoa ảnh động / nghi thị ngọc nhân lai”.

“Bài đầu năm tình yêu” cũng là bài thơ học trò mới biết yêu. Thơ có cái xôn xao đáng yêu của tuổi mới lớn. Ngày đầu năm dương lịch bao giờ cũng trước Tết âm lịch thế mà chàng thi sĩ trẻ tuổi đã thấy mùa xuân hiện về với từng sợi nắng trong mắt “bé”. Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên làm thơ trong không khí của những khởi đầu, của những lộc non vừa hé. Chỉ một đôi mắt long lanh, chỉ một ngày đầu năm, đã thành thơ miên viễn, của tình yêu muôn năm của “bé” tình yêu trong thơ muôn thuở:

Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé
Thơ học trò anh thách thức thời gian
Đầu tháng giêng tây anh đã tết ngày tình
Đầu tháng giêng tây anh đã xênh xang mới mẻ
Óng ả linh hồn ríu rít nhịp tim
Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé
Mười ngón tay gầy anh có cách chi không
Nhặt cả bóng cả hình chàng thi sĩ
Lẫn cái tài hoa trao gọn giữa lòng đen.

Thi sĩ hay cật vấn thượng đế, hay lý sự về thiên đàng địa ngục. Thơ không có tuổi già, bởi trong lãng quên tất cả, phận người, kiếp đời và cả hiện tại lẫn tương lai, tất cả, cả thân phận nhược tiểu Việt Nam:

Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé
Linh hồn anh từ đó bỗng ham vui
Linh hồn anh từ đó mải mê chơi
Thượng đế nếu hỏi tại sao anh sẽ cười mạnh dạn
Thiên đàng của ngài là an bình thanh thản
ngài nên đem phủ dụ những bà cả ông già
Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé
Đều tháng giêng tây anh đã tết ngày tình
Đầu tháng giêng tây anh đã xênh xang mới mẻ
Quên hết phận người, hiện tại, Việt Nam.

Kim Tuấn hay làm thơ mùa xuân ở những nơi chốn mà ông tràn đầy kỷ niệm. Làm thơ ở phố núi Pleiku, để ghi dấu lại một thời lửa đỏ chiến tranh. “Xuân tận miền xa”, một bài thơ gửi lại nơi chốn đó những tâm tình của một thời tuổi trẻ, của những anh lính lưu lạc phương xa luôn nhìn ngắm lại quê nhà:

chiều qua biên giới xuân vừa đến
ngẩng mặt nhìn lên chòm núi xa
gió qua Lào hạ mây giăng thấp
rừng lá chồi xanh bỗng nhớ nhà
nhớ nhà xa lắc phương trời đó
nhìn dưới đèo cao mây trắng bay
đêm có mình ta nơi đất lạ
cũng buồn như những thoáng men dsy
men say chất ngất chiều chưa hết
Tây Bắc rừng xanh màu lá xanh
Tây Bắc người đi chưa trở lại
Sông buồn con nước chảy loanh quanh…

Những bước chân đi của một thời bom đạn. Đi lên tuyến bắc, qua những địa danh mà những ai đã dãi dầu với sinh tử của cao nguyên không thể nào không biết và không nhớ.

đi lên tuyến bắc đi cùng đất
giày bết bùn hoen đỏ dấu chân
anh lính đóng đồn quen trận mạc
bao lâu rồi chẳng gặp người thân
đi lên tuyến bắc qua Eo Gió
thăm bạn dãi dầu ải Ngô Trang
bữa trưa cơm sấy dăm hồ rượu
bạn cười ta suốt đời lang thang
đi lên tuyến bắc đường gập ghềnh
nhà trống vườn không trời mông mênh
áo trận rách bươm giày há mõm
bạn buồn – ta vốn cũng buồn tênh

Thơ mùa xuân Kim Tuấn có nhớ nhung, có buồn phiền, nhưng có tình yêu không? Ở một nơi chốn nào, thời điểm nào, như ở Sài Gòn:

Như ngày tháng giêng, anh đã làm thơ yêu em?
Tháng giêng Sài Gòn anh làm thơ yêu em
buổi chiều mù mưa bay xa trời thành phố
tháng giêng Sài Gòn – nỗi lòng anh thế đó
bởi nồng nàn khi nghĩ đến em yêu
Tháng giêng Sài Gòn tha thiết biết bao nhiêu
Như anh đến cùng em cầm tay mà chẳng nói
Như lúc anh và em nỗi sầu lên vời vợi
Như bóng cây nhờ gió đứng bên đường
Tháng giêng ở Sài Gòn cho tròn nghĩa yêu đương
Đường về nhà em hàng cây vừa thay lá
Như sóng xôn xao sóng vỗ về bến lạ
Lúc em qua cầu em đến cùng anh
Tháng giêng Sài Gòn trời bỗng đã cao xanh
Đêm hai đứa dong xe trên đường khuya ngõ tối
Đêm anh tiễn em về có trăng đưa lối
Có trời sao lấp lánh vòm cây cao…

Sài Gòn, với Kim Tuấn là kỷ niệm. Tháng giêng. Với thi sĩ là thời điểm để gợi lại và nhớ về. Trong suốt cuộc đời tác giả, ông đã làm rất nhiều bài thơ mùa xuân. Và bài thơ nào cũng chan chứa trời đất xuân tình, bàng bạc những xôn xao của trái tim mở ngỏ…
Mênh mang là nỗi niềm thi sĩ. Có một bài thơ thi sĩ viết vào ngày mồng một Tết. Những tháng ngày đi qua.Tháng giêng hai, của mùa xuân mà sao nghe nỗi niềm nào cứ nặng đè trong lồng ngực. Chỗ nào hôn nụ một đời. Chỗ nào son môi em. Chỗ nào tâm thất rung những âm ba thương nhớ:

Tháng giêng cũ còn rơi câu cầu chúc
Em xa xôi – hôn nụ giấu chỗ nào
Van tâm thất có rung bên lồng ngực
Phẫu hình nhau có lạ mấy nhát dao?
Anh nam bắc cứ về đi vội vã
Ngày tiếp ngày trong hoang vắng lao đao
Mầu son môi em đỏ bầm khác lạ
Gửi gấm nhau từ biệt khuất trăng sao
Tháng giêng hai có nẻo nào ngóng đợi
Nốt ruồi quen còn dấu tích ân cần
Bông hoa vàng đã một lần tay với
Giấu trong hồn sâu thương tích mênh mang…

Trời vẫn còn mùa đông. Bếp đời tro lụn. Chiếu chăn lạnh buốt người nằm một mình. Tình buồn đã ngỏ để thành tình sầu, xuân thì đã qua để lại mùa xuân lỡ.

Anh tro lụn mấy củi cành khô mục
Bếp mùa đông hiu hắt thuở chia lìa
đuổi bắt mãi một hư không hạnh phúc
lạnh chiếu giường đêm quạnh vắng trời khuya
Tháng giêng mộng ai đến đi bất chợt
Có tiếng cười nửa nụ để giành riêng
Nghe chấn động từ buổi nào bão rớt
Lời yêu em chợt rụng xuống vai mềm
Anh bất hoặc hồ nghi giòng lệ chảy
Tỏ tình đi dù đã lỡ xuân thì
Tóc buông xõa cho nhau thời thơ dại
Soi vào gương còn hạt lệ trên mi.
Tháng giêng lạ mấy cửa đời hoang trống
Em về đâu kỷ niệm có theo cùng
Năm trôi nổi lênh đênh đành ngọn sóng
Biển khơi nào còn vẳng tiếng đàn rung.
Anh tính sổ đời bao nhiêu thua thiệt
Mấy vết thương còn nhức nhối ngàn sau
Em gió lộng mấy áo tà thân thiết
Thiên cổ nào từ tay vẫy chào nhau…

Những câu thơ buồn cả một mùa xuân. Em đi xa rồi. Chỉ còn ghế quạnh không một chỗ ngồi tội nghiệp…

Cuối năm buồn anh một mình bóng tối
Em đã xa không còn chút âm hao
Không còn nữa ngã tư chiều mong đợi
Cũng chẳng còn chiều lụn giữa chiêm bao
Mồng một tết này lạ lùng yêu dấu
Ghế quạnh không hiu hắt một chỗ ngồi
Câu thơ viết sao trái tim nhỏ máu
Tủy xương đây xin cống hiến cho đời…

Sẽ còn biết bao nhiêu bài thơ xuân. Còn biết bao nhiêu câu thơ Tết. Bởi thi sĩ trong giai tiết của đất trời thay đổi thì làm sao ngưng rung động, làm sao mà ngưng được những tứ thơ dào dạt trong đầu. Và thơ xuân thơ Tết, sẽ làm đẹp cho đời biết bao nhiêu, để hồng môi thiếu nữ để xanh tóc nỗi già…
Nguyễn Mạnh Trinh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.246 giây.