Thưa ông Đam, việc một học sinh hoặc công dân có lòng yêu nước không phải tại hay hát quốc ca bằng mồm, lòng yêu nước đó đã có từ khi mới ra đời, một nhà nước phản quốc hay ái quốc không thể làm cho lòng yêu nước đó vơi đi.
Phó thủ tướng họ Vũ đã có bài phát biểu vào một ngày giữa tháng 2, trong một hội nghị quán triệt nghị quyết của trung ương đảng, hình như là số tám, trọng tâm là triển khai cho nền giáo dục đổi mới, thủ tướng thật tâm huyết với nền giáo dục xã hội chủ nghĩa 2014 hiện giờ.
VN cần có nền giáo dục tốt để đất nước trở nên hưng thịnh? Phó thủ tướng muốn VN trở thành con Rồng con Hổ?
Phó thủ tướng muốn thày và trò hát quốc ca bằng miệng để bồi đắp tình yêu Tổ quốc và niềm tự hào dân tộc?
Phó thủ tướng muốn học sinh yêu lao động để biết yêu người lao động?
“Nhưng có những thứ chúng ta không cần đợi Bộ, không cần đến nghiên cứu, không đợi kinh phí để làm chương trình. Mà cần phát huy sáng tạo, những gì chúng ta thấy có thể làm được thì phải làm” (Vũ đức Đam)
Rất đổi mới và sáng tạo, nhưng thưa phó thủ tướng, thần dân có mấy cảm nhận như sau: “Nhưng có những thứ chúng ta không cần đợi Bộ”, có cần thêm: “Và có những thứ chúng ta không cần đợi đảng lãnh đạo chỉ đạo”?
Có một điều cực kỳ quan trọng phó thủ tướng đã không đặt ra: “Nhà cầm quyền chuyên mang tính nhân ái, yêu dân yêu nước thì tạo ra những công dân có nhân cách tốt, kể cả thủ tướng hay thường dân”.
Cũng có một điều tôi dám chắc là thế hệ học sinh mà ngài đang huấn thị sau này sẽ trách móc ngài không phải vì ngài khơi dậy lòng yêu nước bằng cách phải hát quốc ca bằng miệng, mà ngài không biết khơi dậy lòng yêu nước bằng cách cho các em hiểu kẻ thù của tổ quốc mình là ai.
Tôi cũng chắc rằng các em không được phép hiểu rằng ngày 17-2 hàng năm không phải là ngày giỗ của những người đã khuất trước bạo lực của loài man rợ mà các em bị buộc phải tôn vinh là bạn vàng của dân tộc.
Thưa ông Đam, ông nói rất đúng, sở dĩ người Việt Nam lúc này không biết yêu nước là do ít hát quốc ca bằng mồm.
Thưa ông phó thủ tướng, ông nói không sai, nước nào có nền giáo dục tồi thì nước đó suy vong, điển hình là Việt Nam ta đó hay sao, nên ông đã nói: “Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục lần này là việc không thể làm một lúc...” đó sao?
Thưa ông, việc một thày, cô được dạy và không được dạy, không tùy thuộc vào năng lực tốt nghiệp của thày cô đó, mà quyết định ở chỗ là năng lực ngân lượng của bản thân và gia đình thày cô có đủ “chạy” và chọt hay không. Ông giả vờ không tin thì xin hãy vi hành thì biết rất rõ. Thế nên việc dạy dỗ và học hành không phải là nghĩa tình mà chỉ coi là nghĩa vụ. Thế nên học thày không tày học thêm mới đúng là chân lý ở giáo dục nước nhà mình. “Còn trò còn mình” thật hiếm thay.
Thưa ông Đam, việc một học sinh hoặc công dân có lòng yêu nước không phải tại hát quốc ca bằng mồm, lòng yêu nước đó đã có từ khi mới ra đời, một nhà nước phản quốc hay ái quốc không thể làm cho lòng yêu nước đó vơi đi.
Một hệ thống cai trị chuyên im lặng ăn tiền, chuyên tống ngục an dân, chuyên bỏ túi chùi mép làm tăng thêm phường a dua chứ không bao giờ giảm bớt người yêu nước.
Một hệ thống chính trị với phương châm “vì dân” trên môi, ngày càng đi sai trái với bản hiến pháp chưa ráo mực thì không hy vọng có một tương lai “nghị quyết” sáng lạng được.
Minh Dân