logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/02/2014 lúc 10:29:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
WESTMINSTER (NV) - “Cười! Ðến đây là để cười! Vui quá luôn!” Ðó là lý do để chị Phước Trần cùng chồng, từ Howthorne, Los Angeles, lái xe đến tham dự buổi ra mắt sách “Ðất Quê Hương 2 và 600 Chuyện Cười” của nhà văn Trà Lũ tổ chức tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt chiều Thứ Bảy, 15 Tháng Hai, 2014.

Quả thực, hầu hết người đến tham dự buổi ra mắt sách này, ngoài việc muốn có trong tay những tập chuyện phiếm, chuyện cười với chữ ký của Trà Lũ, người đến từ đất nước Canada hiền hòa, thân thiện, thì họ còn đến vì muốn được nghe những câu chuyện cười do chính tác giả hay những diễn giả tham dự kể ra.

Chính vì lý do này mà ngay từ lúc bắt đầu bài nói chuyện ngắn gọn của mình, diễn giả Hà Giang, ký giả nhật báo Người Việt, đã kể những câu chuyện cười mà cô cảm thấy lý thú khi đọc từ các tác phẩm của Trà Lũ.

Thừa nhận rằng mình “mê các loại chuyện phiếm, chuyện cười của nhà văn Trà Lũ từ ba năm nay” Hà Giang khẳng định cô thích chuyện phiếm của ông hơn, vì “mình học được rất nhiều điều qua những câu chuyện phiếm này.”

Nhà văn Trần Phong Vũ, đại diện tủ sách Tiếng Quê Hương, trong phần bắt đầu bài nói chuyện của mình, đã nhắc đến cố thi sĩ Nguyễn Chí Thiện, bởi “lúc sinh thời, nhà chí sĩ yêu nước này cũng từng rất tâm đắc với những tác phẩm của Trà Lũ.”

UserPostedImage
Nhà văn Trà Lũ (ngồi, bìa phải) đang ký sách tặng độc giả. Hàng đứng phía sau, bìa trái: Ông Nguyễn Hữu Công, Tổng giám đốc đài Little Saigon Radio, kế bên là ông Phan Huy Ðạt, Tổng giám đốc công ty Người Việt. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Nhà văn Trần Phong Vũ cho rằng điểm khá đặc biệt trong chuyện phiếm của nhà văn Trà Lũ là “ngay trong chuyện phiếm đã có đầy những tiếng cười.”

“Ðọc Trà Lũ để thấy được, nghe được những tiếng cười, và để học hỏi được những kiến thức.” Lời nhà văn Trần Phong Vũ.

“Thêm vào đó, cộng đồng này là một cộng đồng chống Cộng, và chúng ta cũng thấy tinh thần chống Cộng bàng bạc bằng cách này hay cách khác trong lời bàn ở các chuyện phiếm của Trà Lũ,” ông nói tiếp.

Nhà văn của Tủ Sách Tiếng Quê Hương trích đọc một lời bàn từ trong “Tiếng Cười” trích từ tập “Ðất Quê Hương 2” của Trà Lũ để minh họa cho lời nhận xét của mình:

“Một ông bảo các bạn nãy giờ toàn nghe thơ nghiêm trang, bây giờ xin cho tôi đọc một bài thơ cũng nói về lòng ái quốc nhưng mang giọng ngang tàn của bọn nhà binh mình. Tôi xin đọc một đọc một đoạn trong những bài thơ khẩu khí của nhà thơ Trạch Gầm. Lời thơ là lời chửi VC, tuy là chửi nhưng khẩu khí:

Ð.M. cho tao chửi mày một tiếng
Ðất của ông cha sao mày cắt cho Tàu?
Ngậm phải củ gì mà mày cứng miệng,
Ðảng của mày, chết mẹ, đảng tào lao...”

(Và thật là trùng hợp, nhà văn Trần Phong Vũ vừa dứt lời thì bên ngoài hội trường nhật báo Người Việt, tiếng của vài người biểu tình vang lên: “Ðả đảo Trà Lũ!” Một nhóm khoảng hơn chục người có mặt trước cửa tòa soạn để biểu tình khoảng 1 tiếng rưỡi đồng hồ. Trong một cuộc họp báo của nhóm người thuộc tổ chức Cộng Ðồng Việt Nam Nam California trước đó ít ngày, ông Phan Kỳ Nhơn có kêu gọi “mượn cớ ông Trà Lũ để biểu tình báo Người Việt”.)

Nhà báo Ðỗ Quý Toàn, người quen biết với nhà văn Trà Lũ từ hơn 50 năm trước, cũng là một công dân Canada như Trà Lũ, công nhận rằng “Dù có vẻ đạo mạo, nhưng Trà Lũ có tài kể chuyện tiếu lâm.”

“Ðặc biệt những điều cảm động nhất về đất nước và con người Canada đều được Trà Lũ viết ra hết bằng cái nhìn yêu thương và quý mến.” Nhà báo Ðỗ Quý Toàn chia sẻ.



***

Trong phần nói chuyện của mình, nhà văn Trà Lũ cho người tham dự biết thêm về xuất thân của ông, trong cách tự trào rất hóm hỉnh, rất Trà Lũ.

Theo lời nhà văn của hơn 1,800 truyện cười này, thì trước khi trở thành công chức làm việc cho Bộ Văn Hóa & Công Dân ở Ontario, Canada, ông cũng đã từng bắt đầu lại việc gầy dựng cuộc sống mới trên đất khách quê người bằng nghề rửa bát, cũng từng bị mắng “Mặt mày sáng sủa thế mà đến rửa bát cũng không biết!” Rồi từ rửa bát, ông được “thăng chức” lên thành phụ bếp, tức phụ đưa những thứ gì mà người đầu bếp cần để nấu cho thành một món ăn. Rồi ông lên đến chức “bồi bàn”, rồi đi học làm “bartender” người pha chế rượu...

Quá trình lăn lộn trong cuộc sống ở giai đoạn đầu này giúp cho Trà Lũ có nhiều cơ hội quan sát, tích lũy kinh nghiệm và cũng chính là lý do vì sao chuyện nấu nướng, bếp núc được đề cập đến nhiều trong tác phẩm của ông...

Nhận xét về ý nghĩa tiếng cười trong tác phẩm của mình, nhà văn Trà Lũ cho rằng, đó là “Tiếng cười an lạc, hả hê, cười ha ha, cười đến đau bụng, cười chảy cả nước mắt, chứ không phải là cười mỉm, cười mỉa, cười đau lòng.”

Và người tham dự lại có dịp bật cười ha ha với những chuyện cười do chính Trà Lũ kể, từ chuyện cười của Mỹ, của Nga, và theo ông, hay nhất vẫn là chuyện cười Việt Nam, “bởi đó là ngôn ngữ của mình, mình có thể hiểu hết thâm ý trong đó bằng văn hóa, bằng vốn sống để có thể cười một cách hả hê nhất.”

Nhà văn Trà Lũ tên thật Trần Trung Lương, sinh năm 1935 tại Ninh Bình, là Giáo sư đại học sư phạm Sài Gòn trước 1975, định cư tại thành phố Toronto Canada và làm việc cho Bộ Văn Hóa & Công Dân ở Ontario. Ông sáng tác sau 1975, cộng tác với nhiều tạp chí tại hải ngoại. Từng giữ chức chủ tịch Văn Bút Việt Nam trung tâm Ontario (1991-1995).

Các tác phẩm của ông bao gồm các chuyện phiếm: Miền Ðất Hạnh Phúc, Ðất Mới, Miền Ðất Hứa, Ðất Thiên Ðường, Ðất Yêu Thương, Ðất Lạnh Tình Nồng, Ðất Quê Ngoại, Ðất Anh Em, Ðất Nhà, Ðất An Lạc, Ðất Thiên Thai, Ðất Quê Hương 2. Các tập chuyện cười: 300 Chuyện Cười, 400 Chuyện Cười, 500 Chuyện Cười, và 600 Chuyện Cười.

Trong số khách đến tham dự buổi ra mắt sách của nhà văn Trà Lũ, có ông bà Nguyễn Hữu Công, Tổng giám đốc đài Little Saigon Radio, Linh mục Vũ Hân, nhà báo Huỳnh Văn Lang, từng là chủ nhiệm tờ Bách Khoa nổi tiếng ở Sài Gòn trước năm 1975...


Ngọc Lan/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.