logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 15/02/2014 lúc 10:34:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
HÀ NỘI (NV) - Khoảng 9 giờ sáng ngày 16 tháng 2, 2014 (giờ Việt Nam), khá đông người Hà Nội tụ họp trước tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội với huy hiệu hình hoa sim trên ngực. Hầu hết đều buộc một dải băng màu đỏ trên đầu, mang dòng chữ “Nhân dân không quên 1979 - 2014.”

UserPostedImage
Một cảnh tại cuộc tuần hành kỷ niệm “Ngày Biên Giới Việt Nam” tại Hà Nội. (Hình: Thuy Nga và Lã Việt Dũng)

Theo blog Dân Làm Báo, người dân yêu nước tập họp tại công viên hồ Gươm, trước tượng đài Lý Thái Tổ theo lời kêu gọi trước đó để tham dự buổi lễ kỷ niệm “Ngày Biên giới Việt Nam 17 tháng 2.” Họ cũng lấy ngày 17 tháng 2 làm ngày tưởng niệm và tôn vinh người lính vùng biên giới miền Bắc Việt Nam đã ngã xuống trước họng súng quân Trung Quốc xâm lược 35 năm trước.

Nhiều tấm ảnh được đưa lên blog Dân Làm Báo cho thấy, blogger Lê Anh Hùng và cựu chiến binh Việt Nam Phan Trọng Khang hiện diện từ sáng sớm ngày 16 tháng 2, 2014 tại công viên hồ Gươm.

Chừng nửa tiếng đồng hồ sau, số người tụ tập đông dần. Họ kéo nhau tham dự cuộc tuần hành nhân kỷ niệm “Ngày Biên giới Việt Nam.”

UserPostedImage
Tuần hành tại Bờ Hồ, Hà Nội. (Hình: Thuy Nga và Lã Việt Dũng)


Một ngày trước, chính quyền Hà Nội cho dựng một sân khấu gỗ trước tượng đài Lý Thái Tổ. Ðến 9 giờ kém 10 sáng 16 tháng 2, một nhóm người lạ mặt xuất hiện, nhảy nhót, gào thét, mà người ta nghi là nhóm phá rối do chính quyền đưa đến. Phía bên kia đường còn xuất hiện một số xe buýt, xe của cảnh sát cơ động Hà Nội đậu sẵn cho cuộc đàn áp.

Trong khi đó, đông đảo dân chúng vẫn kéo đến tập họp ở phía đối diện tượng đài để chuẩn bị tiến hành buổi lễ kỷ niệm Ngày Biên giới Việt Nam 17 tháng 2.

Tuy nhiên, phía nhân viên chính quyền và công an địa phương đông hơn, đã lập một hàng rào cô lập công viên trước tượng đài. Ðám đông người tham dự buổi lễ tưởng niệm sau đó tràn ra đường, mở cuộc tuần hành quanh bờ hồ.

Một số cơ quan truyền thông ngoại quốc và trang mạng xã hội ở Việt Nam từ vài ngày trước đã đăng bức tâm thư của nhóm nhân sĩ Việt Nam, kêu gọi nhà nước Việt Nam lấy ngày 17 tháng 2 làm ngày kỷ niệm chính thức hàng năm. Theo các nhân sĩ Việt Nam, kỷ niệm ngày 17 tháng 2 để tưởng nhớ hành động anh hùng của các chiến sĩ Việt Nam cầm súng chống quân Trung Quốc tràn vào biên giới phía Bắc.

Theo BBC Việt Nam, danh sách các nhân sĩ gồm 70 người, trong đó có các ông: Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Trần Quốc Thuận, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Trung... từ khoảng một tuần lễ trước đó lã lên án hành động Trung Quốc tấn công Việt Nam hồi năm 1979 là “hèn hạ, đáng sỉ nhục.”
UserPostedImage
Thắp hương, tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc năm 1979. (Hình: Thuy Nga và Lã Việt Dũng)


Bức thư còn cảnh cáo rằng, thái độ của nhà cầm quyền Việt Nam “cũng hèn hạ không kém, nếu không dám công khai và quyết liệt vạch trần tội ác xâm lược của kẻ thù, càng phi lý hơn khi thỏa hiệp với luận điệu xảo trá về cái gọi là “giữ gìn đại cục,” quay lại đàn áp nhân dân biểu tỏ lòng yêu nước, lên án giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.”

Trước đó, một cuộc tập họp khá đông người biểu tình vào hôm 19 tháng 1, 2014 vinh danh 74 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận hải chiến Hoàng Sa. Tuy nhiên, những người tham dự cuộc biểu tình này đã bị công an Hà Nội giải tán bằng dùi cui.
Theo báo Người Việt


song  
#2 Đã gửi : 15/02/2014 lúc 10:41:27(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tường thuật lễ tưởng niệm 35 năm Chiến tranh Biên giới chống Trung Quốc xâm lược
LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY BIÊN GIỚI VIỆT NAM 17 THÁNG HAI - Tưởng niệm những chiến sĩ và người dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ đất nước

Đúng 09 giờ sáng nay, chủ nhật ngày 16/2/2014, tại Hà Nội sẽ diễn ra buổi lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2. Đây là hoạt động nhằm tưởng niệm 35 năm chiến tranh biên giới phía Bắc (17/2/1979 - 17/2/2014), tưởng nhớ và tôn vinh những người con đã ngã xuống để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược.

Buổi lễ sẽ diễn ra tại khu vực công viên tượng đài Lý Thái Tổ và Hồ Gươm. Đây là sự kiện đã được thông báo công khai từ trước, vì vậy mà nhà cầm quyền Hà Nội đã có một số động thái đáng ngờ nhằm ngăn cản và phá hoại buổi lễ.

Bắt đầu từ hôm thứ bảy, 15/2/2014, trước khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đột nhiên xuất hiện một sân khấu được dựng lên, đồ đạc xây dựng và máy móc thì bày ra bừa bộn, gây choáng chỗ. Đằng sau tượng đài Lý Thái Tổ được dựng sẵn một tấm bảng hoành tráng, lòe loẹt mang giòng chữ "Mừng đảng mừng xuân".

Các 'quái chiêu' quấy rối đang được chính quyền Hà Nội ráo riết mang ra áp dụng với sự tham gia đông đảo của các lực lượng ô hợp gồm có: công an sắc phục lẫn thường phục, cảnh sát giao thông, dân phòng, quần chúng tự phát...
UserPostedImage
Khu vực tượng đài Lý Thái Tổ đột nhiên được dựng sân khấu từ đêm hôm trước.
Sáng nay xuất hiện một nhóm quần chúng tự phát kéo đến nhảy nhót.
(Ảnh: CTV Danlambao)


"Hoạt náo viên" la hét bày tỏ sự tức giận đối với những người tham dự
buổi lễ tưởng niệm những người lính Việt Nam đã ngã xuống
để bảo vệ mảnh đất quê hương trước quân Trung Quốc xâm lược
(Video: CTV Danlambao)

Đúng 09:00', đông đảo người dân đã tập trung phía khu vực Bờ Hồ, đối diện tượng đài Lý Thái Tổ để chuẩn bị bắt đầu buổi lễ kỷ niệm ngày Biên Giới Việt Nam 17 tháng 2. Ngay lập tức, lực lượng công an với quân số đông đảo đã được huy động bao vây, xé lẻ từng người.

Đội quân quần chúng tự phát mang theo loa phóng thanh cũng đã xuất hiện nhằm quấy phá buổi lễ.


Cán bộ đảng chiếm khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, thay nhau quay cuồng nhảy múa
một cách kệch cỡm. Trong khi phía đối diện, người dân đang tổ chức
lễ tưởng niệm 35 năm chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược.
(Video: CTV Danlambao


Những tiếng hô 'Đả đảo Trung Quốc xâm lược', 'Đả đảo tay sai bán nước'
vang dội trong buổi lễ kỷ niệm 35 năm chiến tranh biên giới
chống quân Trung Quốc xâm lược (Video: CTV Danlambao)


Trong khi đó, phía đối diện đền Ngọc Sơn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
đã huy động lực lượng đoàn viên chiếm khuôn viên khu vực tượng đài Cảm Tử.
Họ đang quay cuồng trong những điệu nhảy nhố nhăng nhằm phá rối buổi lễ
tưởng niệm 35 chiến tranh biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược.
(Video: CTV Danlambao)

Buổi lễ tưởng niệm chấm dứt vào lúc 11h00.


35 năm kể từ ngày hơn 60.000 chiến sĩ và người dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ tổ quốc, một buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức thành công ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội.


Lịch sử không thể bị đục xoá. Xương máu không thể bị lãng quên. Tổ quốc không thể bị bán đứng. Danh dự không thể bị chôn vùi. Lịch sử, Xương máu, Tổ quốc và Danh dự đã tụ hợp lại ở Thăng Long ngàn năm văn hiến vào ngày 17 tháng 2, nối kết những anh hùng vị quốc vong thân từ 35 năm trước và những người còn sống ngày hôm nay bằng một sợi dây thiêng liêng: Lòng yêu nước.


Bằng lòng yêu nước này, chúng ta tin tưởng rằng một ngày không xa, 17 tháng 2 sẽ được tổ chức một cách trọng thể khắp nơi trên đất nước Việt Nam tự do. Ngày đó sẽ không còn những điệu nhảy múa nhố nhăng quanh tượng đài Lý Thái Tổ theo sự điều khiển của các nhạc công ở dinh thái thú Ba Đình.


Dân Làm Báo
xuong  
#3 Đã gửi : 16/02/2014 lúc 10:13:17(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tuần hành tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 tại Hà Nội
UserPostedImage
Hình ảnh cuộc tuần hành tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt-Trung 1979 tại Hà Nội ngày 16/2/2014.
REUTERS/Kham

Sáng nay, 16/02/2014, tại thủ đô Hà Nội nhiều người dân đã tham gia tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979, nổ ra cách nay 35 năm. Những người tuần hành đi vòng quanh Hồ Gươm hô khẩu hiệu phản đối Trung Quốc xâm lược, khẳng định chủ quyền quốc gia và hát nhiều bài hát nổi tiếng ra đời trong cuộc chiến chống Trung Quốc. Đoàn tưởng niệm không đến được các tượng đài như dự kiến, do một số cản trở từ phía chính quyền địa phương. Lực lượng an ninh không can thiệp vào cuộc tuần hành tưởng niệm.
Hàng năm, Việt Nam kỷ niệm trọng thể các chiến thắng trong chiến tranh chống Pháp và Mỹ, nhưng cho đến nay không tổ chức nghi lễ chính thức để tưởng niệm cuộc chiến biên giới với Trung Quốc. Ngày 17/02/1979, quân đội Trung Quốc bất ngờ tấn công các tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam. Cuộc chiến tranh tuy ngắn ngủi, nhưng hết sức khốc liệt, gây thiệt hại hàng chục nghìn nhân mạng cho mỗi bên, đặc biệt là thường dân Việt Nam. Cuộc tấn công của Trung Quốc vào các tỉnh phía Bắc Việt Nam nổ ra sau khi quân đội Việt Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ tại Cam Bốt.

Trong thời gian gần đây, trong xã hội Việt Nam, ngày càng có nhiều người mong muốn Nhà nước chính thức có tiếng nói về biến cố này. Trả lời AFP, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nhận định : "Các lãnh đạo Việt Nam chắc chắn chịu áp lực từ phía Trung Quốc. (...) Dường như họ muốn phủ nhận quá khứ".

Theo AFP, khoảng 100 người có ý định đặt hoa trước tượng đài Lý Thái Tổ, nhưng bị cản trở vì một số hoạt động văn nghệ, giải trí được bố trí sẵn từ trước. Theo một người có mặt trong đoàn tuần hành, có đến cả ngàn người tham gia vào cuộc tuần hành xung quanh Hồ Gươm hôm nay.

Về cuộc tuần hành tưởng niệm cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979, ông Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, một người tham dự từ đầu đến cuối sự kiện này, cho RFI biết :

Tải để nghe ông Phạm Xuân Nguyên - Hà Nội
http://telechargement.rf...son_Pham_Xuan_Nguyen.mp3


Theo RFI
xuong  
#4 Đã gửi : 16/02/2014 lúc 05:41:16(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
HÀNG NGÀN TỜ BÁO NƯỚC NGOÀI ĐĂNG LẠI VIỆC NGĂN CHẶN LÀM LỄ TƯỞNG NIỆM NGÀY CHỐNG NGOẠI XÂM Ở VIỆT NAM

Sau khi hãng AP đưa tin, hàng loạt các tờ báo nước ngoài đã đăng lại bài viết nói về việc chính quyền Việt Nam tổ chức khiêu vũ để quấy rối lễ tưởng niệm những người đã hy sinh trong cuộc chiến chống xâm lăng ngày 17.2.1979. Vào google tìm kiếm cụm từ "Vietnam deploys dancers to foil protests" hiện ngay 131.000 kết quả trong 0,38 giây. Như vậy có đến hàng ngàn tờ báo trên khắp thế giới đã đăng lại thông tin nầy của AP. Xin được dịch lại bài viết của AP theo kiểu "mot à mot" để giữ đúng văn phong và trung thực với cách truyền thông nước ngoài nghĩ về sự việc vừa xảy ra.


Vietnam deploys dancers to foil protests(AP)- A Vietnamese couple ballroom dance close to a statue in the Vietnamese capital on Sunday, Feb. 16, 2014. Anti-China protestors hoping to lay wreathes at the statue said they believed the dancers were deployed by the government to stop them gathering there. The Vietnamese government is highly wary of public protests, and normally seeks to quash them.
Việt Nam triển khai nhảy đầm để ngăn cản biểu tình
Một cuộc khiêu vũ của các cặp đôi Việt nam gần môt tượng đài ở thủ đô Việt Nam vào ngày chủ nhật, 16.2. 2014. Những người biểu tình chống Trung Quốc dự định đặt vòng hoa tại tượng đài tin rằng những người khiêu vũ được nhà cầm quyền triển khai để ngăn chặn họ tập trung tại đây. Nhà cầm quyền Việt Nam cảnh giác cao với các cuộc biểu tình của công chúng, và thường tìm cách đàn áp họ
Người biểu tình chống Trung Quốc đang kỳ vọng đặt các vòng hoa tại một tượng đài nổi tiếng ở thủ đô Việt Nam vào ngày Chủ nhật đã bị che lấp bởi một cảnh tượng bất thường của các người khiêu vũ và lớp thể dục nhịp điệu diễn ra trên nền hệ thống âm thanh ầm ỉ.Những người biểu tình nghi rằng chính phủ triển khai các vũ công như là một cách để ngăn chặn họ đến gần tượng đài và làm cho bài phát biểu của họ không nghe được. Một vài người cố gắng đến gần bức tượng Lý Thái Tổ, người sáng lập của Hà Nội và là một biểu tượng quốc gia, đã bị xua đi . Những người biểu tình đã đánh dấu kỷ niệm 35 năm cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu giữa Trung Quốc và Việt Nam, nơi lòng căm giận dâng lên cao trước yêu sách lãnh thổ ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh trên các đảo ở Biển Đông mà Hà Nội khẳng định thuộc về họ.
Quan hệ với Trung Quốc - vừa là đồng minh ý thức hệ vừa là đối tác thương mại lớn của Việt Nam - là một vấn đề chính trị nội tại rất nhạy cảm đối với nhà cầm quyền Hà Nội. Họ không muốn sự tức giận trên đường phố chống lại Trung Quốc lây lan sang các lãnh vực khác đang chịu sự cai trị hà khắc của họ.
Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến ​​nổi tiếng, và những người khác tham dự cuộc biểu tình tại Hà Nội vào ngày Chủ nhật cho biết chính phủ triển khai các vũ công tại tượng đài Lý Thái Tổ, và tại một tượng đài khác gần đó, để ngăn chặn sự tập trung của họ. Chiến thuật này là một phần của cách tiếp cận khôn khéo trong chính sách nhằm tránh đối đầu. Có rất nhiều nhân viên an ninh mặc thường phục tại cuộc biểu tình, nhưng rất ít người mặc đồng phục.
(Ông) Quang A cho biết ông yêu cầu các người khiêu vũ dừng lại vài phút nhưng họ đã từ chối.
Năm ngoái chính quyền đã tổ chức một cuộc biểu tình đường phố gồm những người phụ nữ già để ngăn cản cuộc viếng thăm của một viên chức Mỹ tại nhà một người bất đồng chính kiến, nơi hai bên sẽ trao đổi với nhau về thành tích nhân quyền của Hà Nội.
Khoảng 70 người tham gia cuộc biểu tình gần Hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm Hà Nội.
Họ hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc, và quay video cũng như chụp hình lẫn nhau rồi đăng tải lên các trang blog bất đồng chính kiến ​​và các trang Facebook. Sau khoảng 90 phút, họ tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm những người Việt Nam bị chết trong chiến tranh tại một ngôi chùa trước khi giải tán.
Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở thủ đô trước đây thường đưa đến kết cuộc là những người biểu tình bị lôi kéo lên xe buýt hoặc bị đánh đập. Chính quyền mong muốn tránh những hình ảnh đó lan rộng trên các phương tiện truyền thông xã hội bởi vì nó làm cho họ dường như đang dựa vào Trung Quốc chống lại lòng căm hận dân tộc, đó là suy nghĩ phổ biến trong nhiều người.
Theo huynhngocchenh.blogspot.com
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.102 giây.