logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 19/02/2014 lúc 07:31:08(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có những người khách giúi tờ hai chục vô tay cô tiếp viên ở nhà hàng như chút phần thưởng cho cái ly mới mà ông không yêu cầu, nhưng cô tiếp viên hiểu ý người khách cần cái ly mới, dù chỉ để uống tiếp chai rượu cũ. Những khách hàng ngại yêu cầu nơi quán xá, nhưng lại chính là những người khách rất hào phóng. Điều ấy, tôi dã chứng kiến khi ngồi chung bàn với người bạn bỏ túi cả xấp giấy hai chục chỉ để tiện tay thì giúi cho cô này, cô kia.
Đương nhiên là chai rượu trên bàn thuộc loại đắt tiền, và chưa hết chai này thì đã có chai khác để sẵn ở góc bàn. Kể ra người thành công đáng được hưởng sự trân trọng của đồng loại sau những cực khổ kiếm tiền mà người nghèo không phải trải qua để giàu có.
Tiếp viên ở nhà hàng này không có gì hở để câu khách. Họ chưa hẳn đã già, nhưng không thuộc thành phần tiếp viên “show hàng” với khách để lấy những đồng tiền từ vốn trời cho…
Họ là những người chị ở địa phương quen biết. Con cái họ còn trong đại học hay đã đi làm. Tôi biết hết vì những hôm không tiền, ghé nhà hàng ăn ké cơm trưa với các chị và huyên thuyên đủ thứ chuyện trên đời.
Túi tiền của tôi quá khiêm nhường so với ông anh này trong chuyện hàng quán. Vì anh còn dẫn tôi đi những nơi toàn xài giấy một trăm như bướm bay, chứ không xài tờ hai chục nữa. Trong khi tôi chẳng giúp gì được cho anh trong nhưng việc đầu tư, kinh doanh của anh. Chỉ là anh thương tôi như người thấu hiểu nỗi buồn sâu kín trong lòng một người di dân ba chìm bảy nổi gặp kẻ mười lênh đênh như tôi. Mà chắc gì tôi hiểu được người thanh niên vượt biên với hai bàn tay trắng. Nhìn lại mấy mươi năm, từ làm thuê làm mướn; rồi làm chủ thành công; làm chủ thất bại để trở về hai bàn tay trắng – coi như vứt qua cửa sổ một đoạn đời. Để lại thành công song hành với thất bại trên thương trường của một người lưu vong mang tâm niệm phi thương bất phú theo truyền thống gia đình anh. Nhưng anh còn lại gì khi trong tay đang nắm tài sản lớn mà miệng nói ra lời buồn như gió mưa qua…
“Anh không biết mình làm để làm gì nữa. Nhưng công việc cứ ép anh mở mắt từ 3 giờ sáng để vật lộn với những con số trên hàng loạt báo cáo của nhân viên, hoá đơn của khách hàng, hăm dọa của sở thuế… anh làm việc tới sáng bét thì ra công ty, bỏ bữa điểm tâm không kịp ăn cho vợ chửi mỗi ngày như hát; lại vùi đầu vô việc công ty tới chín, mười giờ tối. Về tới nhà là bật lên giường, muốn ăn chút gì rồi đi ngủ thì cũng không còn sức để ăn.
Anh biết là bây giờ có làm đến đâu thì năm, mười năm nữa cũng hết tuổi trời. Không làm gì nữa thì cũng không chết đói với năm, mười năm nữa. Nhưng ra ngoài với giới chủ cả thì họ chỉ nhằm mục đích tiếp xúc để tìm ra kẽ hở của mình; gặp giới chính trị thì họ tìm cách lợi dụng tiền bạc của mình cho mục đích tiến thân của họ trên con đường chính trị không có điểm dừng… Trong khi anh chỉ thích được ngồi ngoài vỉa hè với chai rượu đế cũng được, miếng khô mực nướng, người bạn có thể chia sẻ được… nó mới chính là mình!”
Đó là anh bạn mà tôi đã dám khoản đãi ở địa phương. Vì ngồi ngoài vỉa hè thì ai cũng một cái ghế cóc như nhau, và rất vừa với túi tiền tôi có. Lại rất giống tâm tính coi trọng tất cả những thứ không gì…

* * *

Rồi cũng tờ hai chục với một người anh khác; là người từng thành đạt ở địa phương này trong quá khứ-cái thời của thời thế tạo anh hùng. Nên thời anh hùng tạo thời thế bây giờ thì anh ngồi một mình ngoài quán cà phê-để hỏi nhỏ người quay lại, “Em còn tiền trong túi không vậy? Cho anh mượn hai chục đổ xăng, coi!”
Coi. Ừ thì coi lòng kiêu ngạo của anh đi về đâu? Anh bán nhà lớn-mua nhà nhỏ; bán nhà nhỏ-ra apartment ở thuê một phòng; bán tới xe đắt tiền của vợ; rồi bán tới xe hiệu của anh… Hai vợ chồng đi chung cái xe cũ. Thật ra là cái xe mỗi sáng anh đưa chị đi giũa nail; anh đi tìm người quay lại ngày càng hiếm trong đời quay lưng-để mượn tờ hai chục… Ngồi đồng cũng lắm công phu-là kiệt tác anh có thể thành công, nhưng chữ nghĩa của anh vốn kiêu ngạo, lời lẽ của anh chủ cả, không thích hợp cho tuyệt tác mang nội dung, “hết cơm hết rượu hết ông tôi…”
Tờ hai chục như rác rưởi với anh hôm nào thì hôm nay đã bắt được người kiêu ngạop hải cúi xuống-hỏi nhỏ-chính những người không có trong mắt anh trước đó…

Tờ hai chục của anh hùng tạo thời thế; tờ hai chục của thời thế tạo anh hùng như bức tranh sống nên không có nét cọ nào khô mực để thành tranh. Bức tranh sinh động của đời thường để thấy mình trong đó! Tôi chưa bao giờ dám coi thường tờ hai chục, vì chính người Mỹ còn nói: Một trăm xu là một đồng. Hoang phí vô độ như người Mỹ; nước Mỹ mà còn không dám coi thường đồng xu thường hoen gỉ thì người di dân tôi làm sao dám coi thường tờ hai chục.
Nhưng có 2 tờ hai chục trong đời di dân của tôi thường ẩn hiện trong suy nghĩ! Đó là tời hai chục mgoài cây xăng mà tôi đã bỏ vào thùng quyên góp của Hội hồng thập tự, sau hôm New York bị khủng bố. Tôi mong vì không thay được máu hẹp hòi đã chảy trong tôi bốn ngàn năm. Chỉ mong mình hãy nhớ (đừng quên) về lòng bao dung của nước Mỹ với mình. “Đừng hỏi tổ quốc đã làm được gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm được gì cho tổ quốc”. Dù muốn hay không thì người di dân cũng gởi hết phần đời còn lại của mình và tương lai con em nơi đây. Chữ “tổ quốc” quá thiêng liêng khi nói tới quê nhà bên kia biển, sao bạc bẽo với mảnh đất đã thực sự dung chứa và cưu mang chúng ta. Tờ hai chục không lớn; không nhỏ. Giá trị đích thực của nó là tiền tệ. Và tiền thường làm cho người ta tệ!

Tôi lại nhớ đến tờ hai chục thứ hai đã in đậm vào suy nghĩ riêng tôi từ khi đặt chân lên nước Mỹ. Một hôm, thời tôi làm nhà hang, tôi đã móc tiền trong túi của mình ra để đổi cho ông chủ nhà hằng cần thối tờ một trăm cho khách. Trong xấp tiền của tôi có tờ hai chục hơi khác thường. Người chủ nhà hàng – tên là John nhưng ông là người Đài Loan, rất tinh mắt, dù đeo kính cận khá dày.
Sau khi người khách đã đi. Ông nói với tôi,
“Ê. Đưa tao xem tờ hai chục của mày coi!”
Ông ấy mừng rỡ nói với tôi, sau khi xem kỹ tờ hai chục của tôi.
“Tao cho mày cái website về mua bán tiền xưa. Tờ hai chục này đã có hơn 60 năm tuổi. Mày có thể bán được từ hai tới ba trăm đô la-tùy mức tờ tiền còn mới bao nhiêu phần trăm. Nhưng tờ hai chục này còn mới lắm!”
“Vậy, tôi bán cho ông ngay bây giờ! Đưa đây một trăm đô la. Tôi không rành tiền xưa, bạc cắc cũ…”
Ông John không trả lời tôi, mà cũng không trả lại tôi tờ hai chục khác thường. Ông để tờ hai chục lên bàn làm việc của ông; cẩn thận dằn lên đó cái điện thoại di động…
Trưa vắng, người Đài loan đứng tuổi đi tới đi lui trong nhà hàng. Ông đột ngột quay lại nói với tôi,
“Tao thích mày với sự nhạy bén của một người làm ăn. Nhưng mày tính đi làm mướn suốt đời hay sao?”
“Ý ông là, từ tờ hai chục may mắn có được này-tôi làm quen với nghề mua bán tiền xưa-để trở thành một ông trùm trong ngành mua một bán mười…!”
“Đúng. Tao không lầm sự nhạy bén của mày. Vì mày rất giống tao hồi trẻ; hồi tao mới qua Mỹ. Tao đến Mỹ còn không chính thức được như mày! Tao bỏ ra biết bao nhiêu thời gian và sức lực để đi làm thuê-mà là làm lậu để có tiền mua giấy tờ-hợp thức hoá thành công dân Hoa Kỳ. Tao đi làm hãng điện tử của Đài loan để bắt đầu một cuộc đời muộn. Nhưng tao làm có một tay, và một mắt. Một tay với một mắt còn lại, tao sờ mó, tọc mạch vào những việc mà tao thấy có khả năng kiếm được nhiều tiền hơn làm hãng. Tao mở cái nhà hàng bán thức ăn nhanh (fast food) đầu tiên với tiền vốn dành dụm mười năm trời. Mười năm, tao không ăn nhà hàng, không mua một chai bia hay một gói thuốc lá; đi chợ không mua cá bao giờ, chỉ mua gạo với trứng gà là đủ sống. Tao ăn trứng mười năm để có thể sang lại cái nhà hàng mà tao làm thêm cho họ mỗi ngày sau khi tan hãng và hai ngày cuối tuần. Nhưng chỉ sau 5 năm sang tiệm. Tao có ba cái nhà hàng fast food…”
“Ông muốn có một hệ thống nhà hàng fast food cùng tên-trên toàn nước Mỹ…”
“Đúng. Mày đã hoang phí thời gian và sự nhạy bén của mày!”
“…”
Ông ấy làm cho tôi bừng tỉnh sau nhiều năm vô tư đi làm hãng. Bị lay-off thì đi làm tạm ở nhà hàng. Tôi nhớ mình một thời đã từng mua giấy đầu chợ bán sách cuối chợ ở Sàigòn. Nhưng định mệnh đã thay tôi trả lời ông John, vì những điều trưa hôm ấy tôi nói ra từ tâm chứ không phải từ trí…
“Ông John. Tôi kể ông nghe chuyện này,…”

Một thương gia đi tới đi lui trên bãi biển mà chính phủ vừa cho phép tư nhân đầu tư du lịch. Ông ấy tính xây nhà hàng để phục vụ khách du lịch đến tắm biển. Nhưng không biết xây nhà hàng sẽ có doanh thu hơn hay xây khách sạn cho họ nghỉ ngơi sẽ lời hơn? Và nếu xây cả hai thì ông ấy không đủ vốn!
Nhưng người thương gia đột ngột bỏ hết ý định làm ăn trong đầu vì không chịu được hình ảnh người thanh niên đang ngồi câu cá – cá đã mắc câu mà anh ta cũng không thèm giật lên… Ông ấy đến bên người thanh niên, và nói.
“Anh bạn. Anh còn trẻ quá. Sao lại phí thời gian và cơ hội đến cá đã cắn câu mà không giật lên?”
“Ồ! Đây là con thứ ba cắn câu. Tôi chơi với nó chút rồi thả nó đi. Vì tôi chỉ cần hai con cho hôm nay-thì tôi đã có rồi!”
“… Anh có biết là thời gian, tuổi trẻ, và đặc biệt là cơ hội sẽ không bao giờ trở lại. Anh nên nghĩ cách dùng lưỡi câu chùm-thay vì một lưỡi-để mỗi lần thả câu sẽ được vài con; Anh phải nghĩ đến một giàn cần câu máy-gắn ở bờ biển này, và anh thuê mướn vài người chỉ chuyên đi gỡ câu cho người cung cấp cá tươi cho toàn vùng này… là anh.”
“Rồi, tôi sẽ làm gì nữa? Thưa ông.”
“Anh bạn trẻ ạ! Anh hãy để dành tiền kiếm được từ giàn câu máy mà mua một thuyền câu để ra khơi-vì cá lớn không vô bờ cạn. Anh phải nghĩ đến một đội thuyền câu do anh làm chủ. Anh phải tận lực và khôn ngoan để đầu tư vô đội thuyền đánh cá bằng lưới, chứ không câu nữa. Phải nghĩ đến cả đội thuyền đánh cá hiện đại-có trang bị máy móc chế biến cá ngay trên tàu. Để ra khơi đánh cá, nhưng khi vô bờ là cả tàu cá hộp. Cung cấp, phân phối đi toàn cầu… Anh có hiểu tôi nói gì không?”
“Rồi sao nữa? Thưa ông.”
“Khi ấy thì anh đã là một tỷ phú. Anh mặc sức mà hưởng nhàn.”
“Thế ông không thấy tôi đang hưởng nhàn đây hay sao?!”
“…”

Ông John vịn cớ một người khách vừa bước vô nhà hàng. Tôi biết ông cố tình không nói chuyện với tôi nữa vì tôi lấy order của người khách không tới ba mươi giây. Đó là anh bạn quen bên Bưu điện chỉ order một hộp cơm chiên duy nhất cho anh ta. Thậm chí cũng không đợi lấy mà nói, chút tao quay lại lấy…

Rồi tôi thôi việc nhà hàng theo bản chất của người không thể yên thân một nơi. Cả hơn năm sau. Bỗng ông John gọi tôi thăm hỏi, lần đó ông nói với tôi một việc ngoài lề, “mày hãy đến nhà tao để chở cây đàn piano về cho con mày xài. Cây đàn còn tốt lắm, tao mua cho con gái tao học đàn, hồi nó còn nhỏ. Nhưng nay nó đã xong đại học và sống riêng, đã mua đàn khác.”
Tôi trả lời không cần đàn. Nhưng tôi đang ở gần nhà ông. Ông có nhà không? Tôi ghé chơi chút. Lâu quá không gặp ông.”
Thì ra ông ấy đang dọn nhà. Mấy lời thăm hỏi qua điện thoại trong mùa lễ không gặp, không nói lên được gì ngoài sự xã giao trong đời sống. Chúng tôi uống hai ly vang không chân vì đang dọn nhà nên uống rượu đỏ bằng hai cái chén ăn cơm. Bài học Mỹ lắng đọng trong tôi êm ái như rượu đỏ Bordeaux thứ thiệt: Qua hình ảnh ông John, làm tôi nghĩ: Ở tuổi ba, bốn mươi, người di dân nào cũng cầy hai, ba job để mua cái nhà (như cái hộp) cho thật lớn-để chứa vào đó đủ thứ brand-name; đủ trò Hightech… Nhưng chưa kịp thoả mãn sự thèm khát, thiếu thốn ở quê nhà thì tuổi năm mươi như giấc ngủ trưa đã đến – mới chợp mắt đã thấy mình sáu mươi rồi hả! Cái xe brand-name đã lên màu thời gian; dàn tivi, đầu máy hightech đã phủ bụi thời gian thiếu người lau, quét… Buồn nhất là hai cổ vật còn lại trong căn nhà lớn thiếu hơi người vì con cái đã cao chạy xa bay khỏi ngục tù ăn học bị cưỡng bức này. Cổ vật giống như con đực ho khục khặc thì cổ vật giống như con cái cũng lúc lắc dàn xương rệu rã với thời gian và thời tiết oái oăm… Hai cổ vật nhìn nhau không nói mà đồng cảm: mình chưa sống sao đã già!

Cũng khá lâu sau đó, tôi tình cờ gặp con trai lớn của ông John. Người thanh niên hôm nào còn phụng phịu cuối tuần bị cha bắt ra nhà hàng chạy phụ mấy chú đi đưa thức ăn tới nhà khách hàng mệt xỉu; hay lấy order phụ nhà trên; có hôm bắt thằng nhỏ xuống nhà dưới chiên cánh gà đỏ mặt… Nó dứ dứ nắm đấm sau lưng ba nó làm trò cười cho anh em dưới bếp hôm nào. Vậy mà nay đã ra dáng đàn ông với râu mép tỉa tót, chút râu cằm phong lưu… Chắc hết gọi bằng nó được rồi! Thì hắn cho tôi biết, cha mẹ hắn bán nhà lớn lần đó, mua căn nhà nhỏ hơn để ở với đứa em gái sau khi nó lập gia đình. Nhưng thằng em rể lại mua nhà lớn và không thích ở chung với cha mẹ vợ. Cha mẹ hắn về sống bên Đài loan đã mấy năm. Bây giờ ông ấy đi câu cá, còn bà ấy đi chùa mỗi ngày…
Tôi gởi lời thăm ông John. Chắc chắn là không quên nhắn: Anh nói với ba anh. Tôi nhắc ông ấy chơi với con cá thứ ba câu được trong ngày, rồi thả nó đi… Đó là chuyện riêng của tôi với cha anh, anh không cần hiểu bây giờ. Vì ông ấy sẽ kể cho anh nghe khi anh về Đài loan thăm cha mẹ.

Tờ hai chục có 60 mươi năm tuổi vẫn nằm trong hộc tủ, có hộp lưỡi dao cạo râu của tôi. Mỗi lần cần thay lưỡi dao cạo râu thì mới mở hộc tủ ấy ra; tôi lại thấy ông John đi tới đi lui trong nhà hàng vào một trưa vắng khách, nét đăm chiêu của ông cũng không khác nhăn nhó của gương mặt ngài Andrew Jackson trên tờ hai chục. Có lần tôi nghĩ hơi khác, là mình giàu thật rồi còn gì! Tờ hai chục này mình chỉ nhớ tới khi thấy nó. Thử hỏi, trên đời có mấy ai quên tiền của mình?! Nhất là mệnh giá hai chục nhưng lại có giá trị tiền xưa lên đến hai trăm tiền thật hiện hành. Cái cảm giác giàu có, dù chỉ trong khoảnh khắc-chợt thấy, nhưng làm cho toàn thân mãn nguyện. Nhưng nếu giàu triền miên thay vì khoảnh khắc thì sao chứ? Không biết ta sao, chứ người giàu thật sự trên hành tinh này thì hầu như vẫn chưa người giàu nào bằng lòng…

Phan
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.107 giây.