logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/02/2014 lúc 06:18:10(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cô Ann Phạm và các thành viên trong phái đoàn vận động cho nhân quyền Việt Nam đến New York
Trong phái đoàn đại diện các tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài nước đi vận động cho nhân quyền Việt Nam nhân kỳ Kiểm Điểm Định kỳ Phổ quát UPR của Hà Nội tại Liên hiệp quốc đầu tháng này có một cô gái Việt trẻ năng động, có thể giao tiếp lưu loát bằng cả hai ngôn ngữ Anh-Việt. Nhiều người thắc mắc cô là ai, vì sao một người trẻ sinh trưởng ở nước ngoài như cô lại quan tâm đến nhân quyền Việt Nam, cô hiểu biết thế nào về tình hình trong nước mà đi vận động thế giới chú ý đến nhân quyền Việt Nam?

Cô gái ấy tên là Ann Phạm, một thiện nguyện viên của VOICE, tổ chức phi chính phủ của người Việt hải ngoại có trụ sở tại Philippines chuyên bảo vệ người Việt tị nạn và cổ xúy xã hội dân sự.

Đến với Tạp chí Thanh Niên hôm nay, Ann chia sẻ những ghi nhận, tình cảm của một cô gái Việt sinh trưởng tại hải ngoại về quê hương Việt Nam qua những gì nghe, đọc, và tận mắt chứng kiến trong những chuyến về nước.

Tải để nghe cô gái Canada gốc Việt vận động cho nhân quyền Việt Nam
http://realaudio.rferl.o...b7-a68e-80deba92a45e.mp3


Ann Phạm: Em sinh ra và lớn lên tại Canada, tốt nghiệp về truyền thông từ đại học Calgary năm 2010. Em đang làm việc ở văn phòng VOICE ở Philippines.

Trà Mi: Tại sao tốt nghiệp rồi Ann lại nhận một công việc không lương, bỏ thời gian đi nửa vòng trái đất qua tận Philippines làm thiện nguyện?

Ann Phạm: Sau khi tốt nghiệp, em đã đi làm được 1 năm rưỡi, nhưng em muốn đi ra tìm hiểu thế giới nên em mới xin vô làm ở VOICE. Việc đầu tiên em được nhận vô là giúp làm giấy tờ cho những người Việt tị nạn còn kẹt lại ở Thái Lan để họ được sang Canada định cư. Sau đó, em làm hồ sơ lý lịch cho những người tị nạn chính trị mới, những người bị đàn áp tôn giáo chạy qua Thái trong những năm gần đây. Hai công việc chính của VOICE hiện nay là phát triển xã hội dân sự và giúp người tị nạn định cư. Sau một thời gian làm việc, trách nhiệm của em chuyển dần qua mảng phát triển xã hội dân sự. Cho nên, chuyến đi UPR vừa rồi của các tổ chức xã hội dân sự từ Việt Nam em cũng tham gia để phụ giúp phần nào trong tour đi nhiều nước khác nhau nói về tình hình nhân quyền Việt Nam. Công việc em làm rất có ý nghĩa. Mình vừa có thể giúp người khác vừa có thể phát triển những kỹ năng cho riêng mình.

Trà Mi: Thường người trẻ mong mau ra trường, sớm có công ăn việc làm để ổn định tương lai, chạy đua với đời sống kim tiền, nhưng Ann lại có hướng đi, hướng nhìn khác. Động cơ nào khiến Ann chọn cho mình con đường hơi khác so với đại đa số những người trẻ ở đây?

Ann Phạm: Ba em từng là người tị nạn, nhưng may mắn không bị kẹt lại mà được đi định cư ở Canada. Em cảm thấy số phận mình may mắn hơn nhiều so với những người tị nạn còn kẹt lại ở Thái. Mình may mắn, mình muốn đem cái may mắn đó đến cho những người khác nữa.

Trà Mi: Bạn có bao giờ về Việt Nam chưa?

Ann Phạm: Em có rồi. Gần đây nhất vào năm 2013.

Trà Mi: Qua chuyến đi đó, Ann ghi nhận thế nào về đất nước, con người Việt Nam, về quê cha đất tổ của mình?

Ann Phạm: Em hơi ngạc nhiên vì những hình ảnh tận mắt thấy không giống những gì ba mẹ kể em nghe.

Trà Mi: Ngạc nhiên vì hình ảnh tận mắt thấy hay hơn, đẹp hơn hay vì nó tệ hơn?
Ann Phạm: Không đẹp như những gì em được nghe thấy. Nhiều người khốn khổ lắm. Ra đường ngồi ăn có rất nhiều người đến xin tiền hoặc bán vé số. Em thấy những người khốn khổ nhiều lắm. Đó là một ấn tượng trong chuyến đi của em về Việt Nam.

Trà Mi: Tại sao bạn lại quan tâm đến tình hình nhân quyền trong nước?

Ann Phạm: Em làm hồ sơ cho những người tị nạn, đa số là những người bị đàn áp chính trị-tôn giáo nên họ mới bỏ nước ra đi. Sau khi nghe chuyện của họ, em thấy giải pháp đi định cư ở nước khác chỉ là tạm thời thôi. Giải pháp lâu dài để người trong nước không cần phải đi tị nạn là tình hình trong nước phải cải thiện. Vì vậy, càng ngày công việc của em càng đi sâu vào mảng xã hội dân sự hơn. Trong chuyến UPR vừa rồi, em muốn đóng góp một phần nào đó trong khả năng của mình giúp cho những người trong nước tranh đấu cho nhân quyền.

Trà Mi: Nhìn chung 90 triệu người dân Việt Nam vẫn tồn tại được trong nước, không tìm đường tị nạn. Liệu tìm hiểu về bức tranh nhân quyền Việt Nam qua các trường hợp tị nạn như vậy có là tổng thể, xác thực hay không? Ann có bao giờ đặt câu hỏi này cho mình?

Ann Phạm: Theo em, chỉ cần một người phải bỏ nước ra đi vì các nhân quyền căn bản của họ bị vi phạm thì cũng đủ cho em phải làm một điều gì đó cho tình hình nhân quyền tại Việt Nam rồi.

Trà Mi: Hình ảnh quê hương Việt Nam trong ánh mắt của bạn như thế nào, một người trẻ có cơ hội đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người?

Ann Phạm: So sánh với Philippines chẳng hạn, nơi em đang làm việc, Việt Nam còn nhiều chỗ cần cải thiện lắm. Căn bản là tự do ngôn luận. Ngày 17/2 vừa rồi kỷ niệm ngày Chiến tranh biên giới Việt-Trung, tại Manila trước đại sứ quán Trung Quốc, các bạn đã tới để tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đó. Cảnh sát tới để giữ gìn trật tự. Còn ở Việt Nam thì khác. Một điều nữa cần cải thiện là còn rất nhiều người nghèo khổ.

Trà Mi: Những nét chưa đẹp Ann vừa nhắc tới liên quan đến vấn đề nhân quyền mà Việt Nam tại kỳ báo cáo UPR ở Liên hiệp quốc vừa qua có nói tỷ lệ xóa đói giảm nghèo thành công đáng kể, đạt mục tiêu Thiên niên kỷ. Cái được coi là đáng kể đó với những gì bạn tận mắt chứng kiến có chênh lệch quá không?

Ann Phạm: Vâng, hiển nhiên. Có nhiều cái trong báo cáo của Việt Nam không phải là hình ảnh trung thực.

Trà Mi: Ann cảm thấy đã học hỏi được những gì từ chuyến vận động UPR chung với các bạn đồng trang lứa từ trong nước?

Ann Phạm: Em học hỏi từ các bạn rất nhiều vì em thấy các bạn rất can đảm. Sống trong một đất nước không có tự do ngôn luận mà các bạn dám ra ngoài đứng lên nói về tình hình tự do-nhân quyền trong nước. Em thấy họ rất dũng cảm. Em rất cảm phục họ. Chuyến đi này thêm sức mạnh cho họ để họ tiếp tục công việc tranh đấu, bảo vệ-phát triển nhân quyền ở Việt Nam. Hôm 30/1 vừa qua tụi em đã tổ chức Ngày Việt Nam đưa tiếng nói của họ đến các nước.

Trà Mi: Tham gia vận động nhân quyền cho Việt Nam, qua hành động của mình một người trẻ ở hải ngoại như Ann muốn gửi gắm thông điệp gì đến giới trẻ trong và ngoài nước?

Ann Phạm: Với các bạn trong nước, em muốn nói các bạn hãy tiếp tục những công việc đang làm. Các bạn lúc nào cũng được sự ủng hộ và nhiều người giúp đỡ các bạn trên đường tranh đấu của các bạn. Với các bạn trẻ hải ngoại, em muốn nói với họ rằng các bạn luôn có thể giúp bằng nhiều cách khác nhau, vì có nhiều bạn muốn giúp mà không biết bắt đầu từ đâu. Nếu các bạn muốn hỗ trợ về phát triển xã hội dân sự Việt Nam hoặc giúp người Việt tị nạn, tổ chức VOICE của tụi em lúc nào cũng mở rộng vòng tay.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.