logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 27/02/2014 lúc 10:44:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,167

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Âu Châu, kể cả Anh cũng như các nước Bắc Âu đang ở trong một tình trạng khủng hoảng: tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ đã lên đến mức cao chưa từng thấy. Ngay cả ở Bắc Mỹ, Hoa Kỳ và Canada cũng không tránh khỏi. Trên khắp thế giới phát triển nguyên cả một thế hệ phải đứng trước một triển vọng kinh tế èo uột tạo cho họ một cảm giác thất vọng não nề. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là những nhà làm chính sách hầu như không thèm để ý.

Vấn đề thật sự ở đây không phải là kinh tế mà là chính trị. Một giai đoạn kéo dài gần hai thế kỷ đang kết thúc và những người trẻ tuổi là những kẻ thua thiệt chính.

Sự xuất hiện của nhà nước hiện đại trùng với việc tôn sùng tuổi trẻ. Giai đoạn Napoleon đánh dấu bước đầu giai đoạn này, giai đoạn của tuổi trẻ. Trước Napoleon, tuổi già được gắn liền với tri thức (wisdom), với kinh nghiệm. Sau Napoleon, tuổi già bị gắn liền với chế độ cũ, ancien régime. Tuổi trẻ là hy vọng có một cái gì tốt hơn. Vừa mới ra khỏi ngưỡng cửa đại học, nhà thơ vỹ đại của Ba Lan Adam Mickiewicz viết bài thơ “Ca tụng tuổi thanh niên” (Ode to Youth) vào năm 1820 cho đến nay có lẽ vẫn còn là diễn tả hay nhất về quan niệm này. Một thập niên về sau, Giuseppe Mazzini thành lập tổ chức “Nước Ý trẻ,” đấu tranh và cuối cùng thành công trong việc lật đổ các chế độ cũ, chế độ cai trị của Áo, của giáo hội, và thống nhất nước Ý dưới một chế độ dân chủ. “Nước Ý trẻ” đã kích động một loạt các tổ chức khác noi gương, ta có một “Nước Ðức trẻ” “Ba Lan trẻ” và cả “Thổ Nhĩ Kỳ trẻ” mà từ đó nảy sinh ra Kemal Ataturk, người đã lật đổ chế độ đế quốc Ottoman và sáng lập ra nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.

Tất cả những tổ chức này, có một lúc ngắn ngủi đã tụ họp lại với nhau dưới tên một tổ chức chung, “ Âu Châu Trẻ” (Young Europe) biến cái tên của một đại lục thành ra viễn tượng một thời đại hòa bình hơn, công bằng hơn và hữu nghị hơn. Tuy rằng sức mạnh của những tham vọng dân tộc đã làm tan rã tổ chức này, nhưng sự tương phản quả thật là đáng kể với những gì mà Châu Âu trở thành biểu tượng vào lúc này: một tổ chức được tạo ra bởi những người già nua nay xa rời với thực tại và càng ngày càng lẩm cẩm.

Sang thế kỷ thứ 20, chủ nghĩa Cộng Sản đã tạo ra một siêu cường mới, Liên Xô, một nhà nước mà chủ trương tạo ra một con người mới trẻ trung và khỏe mạnh vì đảng Cộng Sản kêu gọi phải có một thế hệ mới, không bị ô nhiễm bởi quá khứ để xây dựng cái mà họ gọi là “thiên đường xã hội chủ nghĩa.”
Những đợt thanh trừng liên tục loại bỏ nhũng người già cũ, cho cơ hội cho những người trẻ mới đi lên. Nhưng không phải chỉ phía cực tả mới tôn thờ tuổi trẻ. Những phim ảnh của nhà đạo diễn Quốc Xã Leni Riefenstahl cho thấy phía cực hữu cũng có một ám ảnh không kém với tuổi trẻ. Các học sinh nhỏ được động viên để phục vụ cho đảng và những nhà độc tài như Mussolini thì vẫn luôn luôn muốn phanh áo ra hở ngực để chứng tỏ sự trẻ khỏe của mình.

Bị các đối thủ tả cũng như hữu coi thường là những chế độ già nua bô lão, các nước dân chủ phương Tây trong giai đoạn giữa hai thế chiến cũng bắt đầu thấy tầng lớp trẻ của họ như là một tài nguyên đáng quý của quốc gia. Nhìn lại quá khứ từ kinh nghiệm của cuộc khủng hoảng tài chánh 2008 - với những phản ứng quá sơ sài cả về luật pháp lẫn quản lý - người ta phải ngạc nhiên về tầm mức thay đổi mà xã hội các nước phương Tây đã trải qua trong những thập niên kể từ khi cuộc Ðại Khủng Hoảng năm 1929. Tuy rằng không thay đổi ngay, nhưng chỉ trong vòng một giai đoạn hai thập niên, các xã hội này đã thiết lập những chính sách và định chế phúc lợi - từ y tế, nhà ở đến quan hệ lao động - làm thay đổi triển vọng của một thế hệ.

Kể từ 1940 trở ra, xã hội tập trung càng ngày càng nhiều vào những người trẻ. Thế hệ trẻ mới đó đã chứng minh sự bất khả thiếu của mình trong một vấn đề quan trọng nhất: chiến tranh hiện đại không thể xảy ra được nếu không có những người trẻ. Hai cuộc đại chiến và sự hy sinh của hàng triệu thanh niên đã buộc xã hội tạo ra một bảo đảm mới cho họ trên khắp thế giới phát triển. Kể từ 1950 trở ra thanh niên được hưởng những cơ hội mới - qua giáo dục, mở rộng khả năng đi học đại học, lao động với các chính sách tận dụng nhân lực mà các thế hệ trước chỉ dành cho một thiểu số ưu đãi. Việc giai đoạn này trùng với giai đoạn Hoa Kỳ vượt lên làm bá chủ thế giới không phải là một chuyện ngẫu nhiên. Mỹ là một nơi mà tuổi trẻ được ca tụng, một nước mà những kinh nghiệm của một vị tướng lão thành như Eisenhower không được người ta ủng hộ bằng tuổi trẻ của John F. Kennedy.

Nhưng vào lúc này tình hình trông khác hẳn. Những người trẻ của thời hoàng kim đó nay vẫn còn nắm giữ mặt tiền của sân khấu và những ca sĩ nhạc rock già khú trên 70 tuổi vẫn còn có mặt trước ánh đèn mầu. Và để bảo vệ cho quyền lợi của họ những người già là những phần tử tích cực nhất trong các hoạt động chính trị, bỏ phiếu chống lại tất cả những ai có ý muốn giảm bớt những phúc lợi của họ. Trong khi đó, nhưng người trẻ phải đối phó với những triển vọng mong manh về công ăn việc làm, mà ngay cả khi có được việc làm họ cũng không được bảo đảm rằng công việc đó là vĩnh viễn. Bên cạnh đó họ phải đối phó với tiền học càng ngày càng tăng.

Nỗi khó khăn của họ là một hậu quả của chính sự thành công của cha mẹ họ. Ngân sách của hầu hết các chính phủ tại thế giới phát triển nay phải dành quá nhiều vào việc cung cấp phúc lợi cho những người già thay vì giải quyết vấn đề cho những người trẻ. Tại những nước ở hàng đầu của cuộc khủng hoảng tại Châu Âu như Hy Lạp, Tây Ban Nha, một thế hệ bị sa lầy, với một tỷ lệ thất nghiệp trẻ có khi lên đến 65% đã trở nên thụ động, không ủng hộ cả các đảng chính trị có sẵn cũng như những đảng cực đoan mới ra; coi như tất cả các đảng này - và quả thật cả chính tiến trình chính trị như là biểu tượng của một thời đại mà đã đẩy họ vào vũng bùn này.

Thái độ đó có thể được thông cảm, nhưng nó chỉ làm cho người ta thất bại. Chi khi nào những người trẻ tham gia tích cực vào hoạt động chính trị thì mới có thể khiến cho trật tự cũ phải thay đổi.

Sự thực đáng buồn là xã hội mới không còn cần những người trẻ như trước nữa. Chiến tranh hiện đại không cần bao nhiêu người lính trong lúc không còn một ý thức hệ nào xưng tụng tuổi trẻ như ý thức hệ Cộng Sản hay Quốc Xã nữa. Từ quan điểm của những nhà chính trị mới, người ta đâu có cần giới trẻ nếu họ không đi bầu.
Lê Mạnh Hùng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.045 giây.