logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 04/03/2014 lúc 06:49:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VRNs (05.03.2014) – Úc Đại Lợi – Suy tư Tin Mừng Chúa nhật thứ Nhất Mùa Chay năm A 09.3.2014

“Rồi mai đây, ta đi về cát bụi,

“Đời bâng khuâng, chỉ một thoáng ngậm ngùi.

(Dẫn từ thơ Miên Du)

Mt 6: 24-34
Với nhà thơ, đời người vẫn bâng khuâng, ngậm ngùi đi về với cát bụi. Với nhà Đạo, nếu mọi người biết nghe theo lời

khuyên của thánh sử rày ghi rõ ở trình thuật, sẽ khá hơn.

Trình-thuật, này thánh Mát-thêu ghi những lời phát biểu có người hiểu là “vô tâm” gửi đến với những người đang sống

cảnh cơ cực/bần hàn, rất khó xử. Những người thiếu các vật phẩm rất cần thiết cho cuộc sống, lại được khuyên:

“Đừng lo! Hãy vui sống, cứ để Chúa lo.”

Vẫn biết rằng, Đức Chúa của ta đầy xót thương và tình thương của Ngài vô bờ vô bến. Nhưng, với những người bụng

đang đói cồn đói cào vẫn theo chân Ngài để nghe giảng dạy và để được cung cấp thức ăn cho no bụng, mà lại nhận

được những thế, cũng khó lòng.

Biết rằng, trong cuộc sống, ta dù vẫn cầu và xin được ‘hằng ngày dùng đủ’, mà bụng vẫn đói thì sao? Và, thánh sử

Mát-thêu hôm nay muốn nhấn mạnh điều gì khi ghi chép Lời Chúa vẫn nói: “Các ngươi đừng lo cho mạng sống: lấy gì

ăn; cũng đừng lo cho thân xác: lấy gì mặc. Mạng sống ngươi chẳng trọng hơn của ăn, và thân xác ngươi chẳng trọng

hơn áo mặc sao?” (Mt 6: 25)

Ở đoạn khác, ta còn được dạy về hệ quả của lời Chúa khuyên, như: “Ta đói, các ngươi đã cho Ta (hoặc chẳng cho Ta

ăn). Ta mình trần, các người cũng đã cho (hoặc chẳng cho ta mặc)….”

Thật ra, Bài Giảng Trên Núi vẫn là hiến chương Chúa viết ra cho xã hội. Chính Chúa đem đến cho ta trách nhiệm giùm

giúp hết mọi người, ngõ hầu ta có thể dựng xây cuộc sống mới, ở đời. Một cuộc sống, biết quan tâm giùm giúp hết

mọi người. Một cuộc sống, biết dựng xây Vương Quốc Nước Trời, ở trần gian.

Nói rõ hơn, mọi người phải nhận trách nhiệm định ra đường hướng cho chức năng cùng hoạt động của mình, coi đó là

trọng trách gửi đến cho mình, ngõ hầu giải quyết nhu cầu của người khác, như của mình. Hãy để hết tâm can vào

chuyện này. Và đặt ưu tiên số một cho chính mình, là tạo dựng một xã hội được như thế. Tạo và dựng, Nước Trời ở

trần gian, ở nơi đó, mọi người biết lo cho nhau, giúp nhau suốt đời.

Xem như thế, hãy coi trình thuật này như một cảnh báo chống mọi tẩy não do doanh thương quảng cáo nghĩ ra để bắt

mọi người tự chuốc lấy cho mình những ưu tư khó bỏ, để rồi tự hỏi: không biết mình có gì để ăn không đây? Lấy gì

để mặc bây giờ? Người đời, ở mọi thời, vẫn chẳng muốn nghe/muốn biết tiếng rên than từ người nghèo ở đây hay ở

đó, về nơi ăn chốn ở. Về, giáo dục và y tế để sống cho ra người, mà hưởng thụ.

Thế nhưng, được mấy ai trong ta tin rằng mình thực sự yên bề một nỗi khi biết rằng “Cha Trên Trời” vẫn biết rõ điều

mình cần, Ngài sẽ nhanh chóng chu cấp những thứ đó, ngay lập tức? Nói cho cùng, cũng rất khó vì đã mấy ai hoàn

toàn tin tưởng mà đặt mình vào bàn tay chăm sóc của người khác, đây?

Để trả lời, Hội thánh mau mắn gửi đến cho ta bài đọc 1 có lời khuyên hãy suy tư về chuyện tùy thuộc vào ơn trên như

con cái tùy vào mẹ hiền, của mình. Đó còn là ảnh hình Đức Chúa như Đấng Bậc Mẹ Hiền hằng ưu tư ấp ủ đàn con,

như sau:

“Xion từng nói: ‘Đức Chúa đã bỏ tôi, Chúa Thượng của tôi đã quên tôi rồi!’ Có phụ nữ nào quên con thơ của mình, hay

chẳng thương đứa con mà mình đã mang nặng đẻ đau, không? Dù bà có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên

ngươi bao giờ.” (Is 49: 14-15)
Thật sự, thì nơi Chúa vẫn dấy tràn tình thương yêu ấp ủ của mẹ hiền hơn cả các bà mẹ ở trần gian, nữa. Nhiều lần, tôi

lẳng lặng quan sát các bà mẹ làm cử chỉ rất tự nhiên nhưng kín đáo, vẫn cho con bú ngay cả vào giờ lễ, ở nhà thờ.

Nhìn những cảnh như thế, thật khó có thể nghĩ rằng các bà mẹ như người mẹ hôm ấy, lại có thể quên, bỏ bê con nhỏ

của mình. Nhìn cảnh mẹ thương con ấp ủ, rồi liên tưởng đến Tình Chúa thương yêu con người, tôi chắc một điều, là:

Ngài thương yêu con cái Ngài còn hơn cả người mẹ trần gian thương con mình, nữa.

Chẳng cần phải thủ giữ vai trò của các vị cổ võ cho phong trào phụ nữ rất bình quyền, rồi mới đề nghị mọi người tiếp

nhận hình ảnh thân thương của người mẹ hiền khi cho con bú mớm, để đưa vào cuộc sống của chính mình những

hình ảnh về tình thương của Đức Chúa, mà suy nghĩ. Suy và nghĩ, hầu nhận ra vai trò tích cực của các nữ phụ trong

cuộc đời. Làm như thế, vô hình chung ta phá bỏ hình ảnh thiển cận của những người cứ nghĩ Chúa như một nam

nhân, thượng phụ râu tóc bạc phơ, và ơ hờ.

Nói cho cùng, nếu ta được dựng nên, theo ảnh hình của Chúa, thì có lẽ ảnh hình về tình mẫu tử sẽ còn nói lên nhiều

hơn nữa bản chất mà ta cần có và cần tỏ rõ, mỗi khi ta nói đến nhu cầu quan tâm giùm giúp, hết mọi người. Giả như ta

tiếp nhận cho mình ảnh hình của Đức Chúa luôn nhấn mạnh đến tình mẫu tử mỗi khi đối xử với mỗi người và mọi

người, hẳn là khi đó, ta sẽ không còn ưu tư lo lắng không biết có gì để ăn, lấy gì để mặc, cho thân xác mình nữa.

Và khi đó, ta sẽ ngạc nhiên một cách thích thú khi thấy Chúa mô tả tình Ngài xót thương thành thánh Giêrusalem và dân

con sống ở đó, bằng những lời lẽ rất thiết tha, rằng: “Giêrusalem! Giêrusalem! Ngươi giết các ngôn sứ và ném đá

những kẻ được sai đến cùng ngươi! Đã bao lần Ta muốn tập họp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập họp gà con dưới

cánh, mà các ngươi không chịu” (Lc 13: 34).

Xem như thế, có lẽ mọi người cũng nên làm như Chúa, biết cất tiếng kêu gọi mọi người như gà mẹ cất tiếng gọi đàn

con đến với mình để được ấp ủ, dưới lớp cánh bù xù của mẹ!

Trong cảm nghiệm lời Chúa kêu gọi như gà mẹ gọi đàn con, ta lại ngâm lên lời thơ buồn còn rả rích:



“Rồi mai đây, ta đi về cát bụi,”

“Đời bâng khuâng, chỉ một thoáng ngậm ngùi.

Vầng trăng sầu, kể chuyện tình cổ tích,

Trong sương đêm, ta yên giấc ngủ vùi.

(Miên Du – Rồi Mai Đây)


Kể chuyện cổ tích hôm nay, hẳn nhà thơ sẽ không kể như tác giả trình thuật vừa kể kể ở buổi lễ hôm nay. Nhưng, lại

cứ kể về vầng trăng sầu, trong sương đêm vẫn bâng khuâng như đời người đi về cát bụi. Cát bụi mịt mù, nhưng đời

người vẫn hướng về tương lai có tiếng gọi mời của Đức Chúa, bấy lâu nay. Và, lời đáp trả hôm nay và mai ngày, vẫn

còn đó thường dành cho mỗi người và mọi người.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.