logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/03/2014 lúc 11:30:03(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thời buổi này mỗi lần lên mạng (Internet) tìm một thông tin gì đó thì khó mà tránh được những danh từ như: Giáo Sư,

Tiến Sĩ, Nhân Sĩ, Trí Thức v.v... Điều này cũng đã từng làm cho tôi có cảm tưởng như là thành phần Trí Thức ở Việt

Nam ngày nay thật quá nhiều. Và cũng chính điều này đã khiến tôi đi đến cái thắc mắc: “Trí Thức nghĩa là gì?”


Có phải “có học” là Trí Thức?


Một Giáo sư, một Tiến sĩ, một Bác sĩ, một Kỹ sư v.v… lẽ nào không phải là Trí Thức?


Thắc mắc vẫn hoàn thắc mắc.


Lên mạng tìm cái định nghĩa về Trí Thức nhưng không thể tìm thấy, mà chỉ là những bài viết lý giải Trí Thức là gì.


Cũng đã có lần tôi đọc đâu đó có một vị Giáo sư ở Việt Nam nói rằng:


“Trí Thức là những người làm việc bằng trí óc.”


Nếu là như vậy thì có thể kết luận một cách dễ dàng rằng những ai làm những công việc thuộc về lao tâm (ngược lại

với lao lực) thì đều là Trí Thức cả?


Thắc mắc vẫn còn đó.


Trong tiếng Anh có hai chữ (intellectual và intelligentsia) mà theo tự điển của Google (dịch ra tiếng Việt) đều có dính

đến một cái nghĩa chung là nói về Trí Thức. Chữ intellectual nghĩa là người trí thức, còn intelligentsia được dùng để

gọi chung cho giới trí thức. Nhưng ngay trong tự điển tiếng Anh thì có thể tìm thấy nghĩa rõ hơn:


1 - Chữ intellectual có thể được dùng để chỉ một người có chuyên môn trong công việc thuộc về lao tâm, chẳng hạn

như là một văn sĩ hoặc một nhà giáo. (a person professionally engaged in mental labor, as a writer or teacher); và cũng

để chỉ một người tràn đầy trí tuệ (a person possessing a highly developed intellect); người xét đoán sự vật dựa vào

những tiến trình nhân-quả chứ không dựa vào cảm tính hoặc cảm xúc (a person who relies on intellect rather than on

emotions or feelings).


2 – Chữ Intelligentsia có nghĩa là những người có học thức hoặc trí tuệ trong một xã hội hay một cộng đồng nào đó

(the well-educated or intellectual people in a society or community); cũng có nghĩa là những trí thức được xem như là

một nhóm hoặc một giai tầng trong xã hội, nhất là những thành phần ưu tú về một lĩnh vực nào đó như văn hóa, xã hội

hoặc chính trị (intellectuals considered as a group or class, especially as a cultural, social, or political elite).


Như vậy, dù gì đi nữa, dù chưa hiểu chính xác (vì chưa có) cái định nghĩa của Trí Thức là như thế nào, nhưng qua đó

cũng đã có được đôi chút khái niệm về Trí Thức là gì.


Và trong xã hội Việt Nam hiện vẫn đang có nhiều thành phần được gọi là Trí Thức - thành phần của những con người

mà ít ra là phải có học. Cho nên, việc coi một người Kỹ sư, Bác sĩ, Giáo sư hoặc Tiến sĩ v.v... là một Trí Thức, hoặc

thuộc thành phần Trí Thức, thì chẳng lấy gì để cho là sai. Nhưng một Kỹ sư, Bác sĩ, hoặc Giáo sư hoặc Tiến sĩ có

phải là một Trí Thức hay không thì đó lại là vấn đề khác.


Hãy thử xem trường hợp của một vị Giáo Sư tên là Trần Huy Liệu. Tôi có thể gọi vị Giáo sư này là người Cha đẻ của vị

anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám, một thiếu niên đã “tẩm xăng vào người rồi tự đốt cháy và xông vào đốt kho xăng địch

cách đấy mấy chục mét.”


Từ vấn đề cố ý bịa ra một câu chuyện mà yếu tố bịa đặt lại không qua mặt được ngay cả trẻ em như thế, cho đến cái

cốt ý của câu chuyện là nhằm giáo dục trẻ em trên khắp đất nước lao vào con đường bạo lực bằng chính cả thân

mạng của mình, nếu ai đó gọi vị Giáo sư này là một Trí Thức thì tôi thấy thật là oan cho thành phần Trí Thức thật sự

của Việt Nam quá.


Câu hỏi vẫn Trí Thức là gì?


Trong khả năng suy đoán của tôi thì Trí Thức có thể do sự kết hợp của Trí và Thức mà thành. Trong đó:


Trí là khả năng phân biệt, phán đoán và kết luận một sự việc hay hiện tượng.


Thức, hay còn gọi là Nhận Thức, là khả năng nhận biết của các giác quan trước mọi hiện tượng.


Ví dụ như khi mình nhìn thấy và biết một đóa hoa trước mặt thì mình đã có cả Trí lẫn Thức. Rồi nếu nhắm mắt lại thì

cái Thức (Thức thấy) không còn nữa, cho nên mình chỉ còn Trí (vẫn biết trước mặt mình có đóa hoa) mà không thấy

được hoa nữa. Một người mất Trí có thể nhìn thấy hoặc nghe tất cả nhờ có Thức (Thức thấy, Thức nghe) nhưng

không biết hoặc không phân biệt được gì.


Con người khi ngủ, tất cả các giác quan tạm thời “đóng cửa”, tất cả các Thức vì vậy mà không có điều kiện để phát

sinh. Cho nên, trong một chừng mực nào đó, theo tôi nghĩ, cũng hợp lý khi dùng cụm từ ‘Trí Ngủ’ để làm cái phản

nghĩa cho Trí Thức và nó cũng góp phần để hiểu Trí Thức dễ dàng hơn.


Từ đó có thể suy ra rằng một Trí Thức ít ra cũng phải thuộc thành phần tinh anh hoặc ưu tú về mặt trí tuệ trong xã hội.

Và cũng cần phải biết rằng “trí tuệ không bao giờ song hành với bất kỳ một hành vi hoặc tư tưởng bất thiện nào.”


Sự thật là sai mà mình nhìn thấy đúng thì đâu thể là Trí!


Người ta đã nhìn thấy mà mình chưa thấy thì đâu thể gọi là Thức được!


Vui sướng hạnh phúc trên sự tổn thương hoặc đau khổ của người khác thì đâu thể nói đó một kết quả của Trí Tuệ, cho

nên không thể gọi đó là một Trí Thức được!


Mà ông Trần Huy Liệu là ai?


Là một Giáo sư, từng là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Đông Đức, Viện trưởng đầu tiên của Viện Sử học, Phó chủ

nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam v.v…


Không cần đặt vấn đề là ông Giáo sư Trần Huy Liệu có thực tài hay không. Điều đó không cần thiết. Mà qua sự việc

này thực tế đã cho thấy rằng: ngay trong nhiệm vụ và công việc của một chức danh Giáo sư của người Cộng Sản vẫn

có cả những công việc không tưởng được những mức độ bịa đặt, dối trá và dã man của nó. Huống thay gi ở tất cả mọi

lĩnh vực khác!


Vậy, nhìn vào vô số Giáo sư, Tiến Sĩ, hay thành phần gọi là “có học” v.v... đang phục vụ trong guồng máy cai trị đồ sộ

của đảng CSVN, ai có thể tin được rằng ở nơi đó có thể tìm được một Trí Thức?


Bản thân tôi, thật tình mà nói, không biết cái gọi là Viện Sử học của CHXHCN VN lập ra để làm gì và người ta đang làm

những gì ở đó. Nếu là viết sử thì ai có thể tin Lịch sử được/bị viết dưới thời Cộng Sản và bởi người của Cộng Sản?


Không biết bao giờ một số Trí Thức thật sự của Việt Nam mới được giải oan!


(Đây là bài cuối cùng của tôi gởi đến độc giả Dân Làm Báo - Xin được Kính chúc tất cả sức khỏe và bình an).

Đỉnh Sơn Trà (Danlambao)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.