logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 22/08/2012 lúc 10:18:31(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
VRNs (21.08.2012) – Sài Gòn – Việc hồ nghi cái chết của Bà Đặng Thị Kim Liêng không do bà tự thiêu đã được dư luận bàn đến ngay khi nhận được hung tin sáng 30.07.2012.

Bạn T đặt vấn đề: “Sáng sớm lấy xăng đâu mà đốt?” Một đọc giả ẩn danh hỏi: “Tự thiêu ngay tại trụ sở Tỉnh uỷ, bảo vệ đâu sao không can hay dập lửa, mà để cháy cho đến chết?” và nhiều câu hỏi khác, nhất là tại sao công an lại bắt gia đình phải ký cam kết “không khiếu nại”? Tự thân bản cam kết “không khiếu nại” này không có chút giá trị pháp lý nào, nếu khi nhận ra sự việc liên quan đến cái chết của bà Liêng có bằng chứng uẩn khúc. Rồi tại sao bắt các con của bà Liêng phải xác nhận mẹ họ “tự nhiên tự thiêu”, trong khi đó, chính họ không chứng kiến tận mắt những gì xảy ra dẫn đến cái chết cho mẹ mình?

Cô Tú và cô Phụng, hai người con sống chung với bà Liêng, đều cho biết, lúc công an đến báo bà tự thiêu bị đưa vào bệnh viện tỉnh Bạc Liêu cấp cứu thì họ chỉ mới thức dậy. Tức là sự việc bà tự thiêu hay không tự thiêu, các con của bà không ai biết cách chắc chắn. Như vậy nếu bà thật sự tự thiêu, thì công an, hay nhân viên bảo vệ của Tỉnh uỷ Bạc Liêu hoặc cán bộ trực ban của tổ chức Đảng cộng sản VN tại tỉnh Bạc Liêu này mới là người phải ký xác nhận rằng bà Liêng “tự nhiên tự thiêu” hay bị “người khác thiêu”. Tại sao họ lại không dám ký để làm chứng, mà buộc các con bà Liêng phải ký trước khi giao xác về cho gia đình?

Cù Huy Hà Bão đã nhìn nhận sự việc này theo một hướng khác. Vị độc giả này đã làm cả bài thơ để phản hồi sau bài viết: Tìm hiểu cái chết uẩn khúc của Bà Đặng Thị Kim Liêng (1), do danlambao đăng lại từ VRNs như sau:

“Có phải đúng là mẹ tự thiêu

Công an khủng bố chúng làm liều

Ra tay đánh chết rồi thiêu xác

Cộng sản thường hay giở độc chiêu



Mẹ đã sống linh hãy chết thiêng

Chỉ ra tội ác bọn cường quyền

Để toàn nhân loại cùng lên tiếng

Đánh đổ cộng nô đến ngả nghiêng



Đảng bắt mẹ Liêng đấu tố con

Bằng không bôi nhọ khắp làng thôn

Kiên cường anh dũng không nghe đảng

Mẫu tử tình thâm giữ sắc son



Đặng Thị Kim Liêng Mẹ Việt Nam

Anh hùng bất khuất Chống hung tàn

Mẹ là sao sáng soi đêm tối

Rọi lối cho con giữa bóng đêm



Xin thắp Cho bà một nén nhang

Dưng dưng khoén mắt lệ hai hàng

Người đi để tiếng thơm còn mãi

Nhà báo tư do đến chịu tang”



Trong khi đó, chị Bùi Thị Minh Hằng, một người đã trực tiếp đến viếng linh cữu của Bà Liêng và đã thay mặt cô Tạ Phong Tần chịu tang nhận xét:

“Bất luận do chúng đánh chết hay Mẹ Liêng TỰ THIÊU thì tôi luôn khẳng định cái chết này đều do bàn tay của nhà cầm quyền. Cái ông Tuấn, ông Tùng kia là ai mà lại săn đón và bắt Mẹ Liêng phải viết thư cho cô Tần theo cách ông ta đọc ra? Tại sao ông ta xuất hiện tại nhà cô Tần và đòi thu giữ tiền phúng điếu?

Tại sao ông ta yêu cầu em cô Tần đi mua đồ để ông ta “Trông nhà dùm” Chỉ chừng đó thôi đã đủ cho mọi người nhìn ra CHÂN DUNG KẺ SÁT NHÂN rồi.

Hơn nữa đám tang Mẹ cô Tần còn bị ngăn cản bởi cả một hệ thống chính quyền như mọi người đã chứng kiến vậy thì theo kết luận ban đầu của tôi ĐÂY LÀ MỘT VỤ ÁN BỨC TỬ VÀ GIẾT NGƯỜI CÓ TỔ CHỨC.

Nếu không điều tra ra thì yêu cầu Quốc Tế chứng minh giùm”.

VRNs xin cung cấp thêm thông tin:

Sáng ngày 02.08.2012, trước lúc cầu siêu và động quan, cô Tạ Minh Tú kể với VRNs, có cô Tạ Khởi Phụng cùng nghe: “Sáng sớm hôm đó, như thường, nghe tiếng kéo cửa, biết bà ra khỏi nhà đi tập thể dục, nhưng có mùi lạ là mùi dầu hôi”. Sau khi hung tin Bà tự thiêu đến, người nhà không thấy chai dầu hôi thường ngày dùng để nấu ăn ở đâu cả.

Tuy nhiên, mùi dầu hôi mà cô Tú nói có nghe xảy ra lúc cô đang nửa mê nửa tỉnh trong giấc ngủ, và nhất là chỉ nói ra điều đó sau khi gia đình đã phải ký vào bản cam kết rằng bà Liêng “tự nhiên tự thiêu”. Khi VRNs hỏi bình hay chai đựng dầu hôi tối hôm trước ngày 30.07.2012 có dầu hôi nhiều không thì cả hai cô Tú và Phụng không biết rõ. Thông thường một gia đình nghèo, mua dầu nấu ăn thường mua vừa đủ ngày nào đun ngày đó, không mua nhiều, và giả như chai dầu ấy có đầy thì liệu một chai dưới 1 lít có thể đủ sức làm cháy bà Liêng không?

Về bút tích của bà Đặng Thị Kim Liêng, hôm nay VRNs tiếp tục công bố hai trang là hai bài thơ viết về cô Tạ Phong Tần.

Bài đầu tiên không thấy bà Liêng đặt tựa là gì, nhưng bắt đầu ngay với những bất ngờ vì sự dối trá của nhà cầm quyền nói về cô Tần. Qua bài thơ này cho thấy Bà biết rõ cô Tần sống ở sài Gòn rất khổ, có những lúc phải ăn nhờ ở đậu nhiều người, ngay cả với người thất nghiệp, chứ không đúng như công an nói với bà rằng cô Tần con bà là người bất hiếu, làm có tiền Mỹ mà để mẹ khổ ở quê nhà.

Ở bài thơ này Bà cho thấy bà biết rõ các lần cô Tần bị bắt, bị đánh. Bà kể về lần cô Tần bị công an bắt tại nhà cô Nghệ, một người bạn cùng học trường luật với cô Tần, vào ngày 01 tháng 06 năm 2010. Đây là một trò đánh lừa của người bạn với một người bạn, để công an bắt cô Tần, cùng với một số thanh niên đang tìm hiểu ơn gọi tu trì DCCT cùng đi theo.

Bà cũng nói về những lần cô Tần bị bắt trong mùa biểu tình năm 2011 tại Sài Gòn.
UserPostedImage
“Thế mà người ta bảo con giàu có

Khi hiểu ra là khổ đói nghèo

Ăn cơm của người không có việc

Phải dựa vào đạo giáo nhà thờ



Bị gài bẫy bởi con bạn tốt

Học cùng trường tên Nghệ rất thân

Mời đến nhà vội vàng đóng cửa

Đánh tưng bừng, túi bụi lột trần



Đem máy quay để rồi làm nhục

Đánh bất ngờ, bốn đánh mới thôi

Lại còn thưa ngược lấy thương chứng

Đánh bà già ! Thật tội nghiệp con.



Bao lần bắt lên rồi bắt giữ

Nhốt không cho ăn – phòng kín – đánh người

Ôi ! Nghe sao ! Ta khổ ! Đau thay

Ta là mẹ đau long – Vì sao thế?”



Còn bài thơ thứ hai được bà đặt tựa là những bài thơ không tên. Đây là tâm tình của bà Đặng Thị Kim Liêng dành riêng cho cô Tạ Phong Tần. bà yêu thương và kỳ vọng rất nhiều về cô Tần. Bây giờ tuy biết cô tù tội oan sai tại nhà giam Phan Đăng Lưu, bà vẫn thương yêu con.

Bà cũng cho VRNs biết, khi từ Bạc Liêu lên Sài Gòn vào khoảng tháng 10 năm 2011, rằng công an đưa tiền xe cho bà lên thành phố thăm con, để thuyết phục con nhận tội. Nhưng bà không đồng tình. Bà nói nếu con bà có tội thì nó nhận chứ không có tội thì nó nhận cái gì? Bà cũng cho biết, bà đã nói với công an rằng con bà mấy chục năm được đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, đã phục vụ xã hội, đã theo đảng, mà bây giờ ra như thế này thì chính nhà cầm quyền phải biết chế độ này như thế nào?
Có lẽ công an biết không thể thuyết phục bà “khuyên” cô Tần nhận tội, nên mặc dù chính họ đã gọi và đưa tiền xe cho bà đến số 4 Phan Đăng Lưu, nhưng họ đã không cho bà gặp người con gái lớn yêu quý của Bà.

UserPostedImage
“Những bài thơ không tên

Nuôi con từ thuở còn thơ

Biết bao hy vọng mong chờ về sau

Con thơ dù có thế nào

Cũng là con mẹ dạt dào yêu thương



Nay con đang gặp tai ương

Tấm thân tù tội cùng đường khổ thay

Mẹ đây niệm Phật đêm ngày

Mong con ra khỏi đoạ đầy thế gian.



Thương con lo lắng vô vàn

Biết lam sao giúp lệ tràn long đau

Đứng ngoài cổng mẹ nghẹn ngào

Phan Đăng Lưu đó con vào ngày năm

Số mười sáu con thang năm

Tháng chin, mười một con lâm tai nạn

Bình Thạnh chốn ấy tù oan.



Con khờ phải chịu dăm ngần đến than

Không cho mẹ được gặp contrở về lặng lẽ tủi hờn lệ rơi

Con ơi ! Con hỡi ! Con ơi !

Lệ tràn đau xót mong trời giúp con”.



VRNs sẽ tiếp tục tổng hợp ý kiến, công bố bút tích của bà Đặng Thị Kim Liêng, và cung cấp thêm những thông tin khác trong kỳ tới.
Source: PV.VRNs

Sửa bởi người viết 22/08/2012 lúc 10:25:56(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.149 giây.