logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 10/03/2014 lúc 08:51:11(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Ngày 22/01/2014 tôi trực tiếp gửi cho Tạp chí nhân quyền ở số 6 Chùa Một Cột Hà Nội tập sách có tựa đề “Sự thật về quyền con người ở Việt Nam”. Mặc dù I was only an amateur reporter, nhưng tôi có đủ phẩm chất của người cầm bút là trung thực. (Hữu Thọ).


Tôi viết tập sách này để phê phán cái QĐ 176 - HĐBT ngày 09/10/1989 đã vi phạm quyền con người sa thải 855000 người lao động chân chính có công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được thưởng Huân Chương, Huy Chương. Nhưng QĐ 176 lại có cái tít rất mập mờ “Sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước”. Để nhiều người bị lừa, Chính phủ đưa ra hai thủ đoạn tinh vi là ai muốn được “sắp xếp” phải viết đơn và Ngân hàng nâng lãi suất tiền gửi lên 12%/ tháng. Theo QĐ này mỗi người lao động về nghỉ chỉ được trợ cấp một tháng lương cơ bản. Thế là hết!.


Ông Nguyễn Xuân Oánh ở Đoàn Tùng - Thanh Miện - Hải Dương làm đến trưởng phòng, công tác được 33 năm viết đơn xin về; ông Bùi Huy Phùng ở Hiệp Lực - Ninh Giang - Hải Dương viết đơn xin về sau 40 năm công tác. Ông Nguyễn Văn Cung từ “Anh bộ đội Cụ Hồ” chuyển ngành về Xí nghiệp Dược Hải Dương sau 33 năm công tác viết đơn xin về. Khi hết tiền cũng là lúc ông mắc bệnh hiểm nghèo, ông phải ăn xin rồi chết ở nhà xác bệnh viện. Cụ Phạm Hữu Vinh là Việt Kiều yêu nước, công tác ở nhà máy cơ khí thủy Hải Dương, sau 35 năm công tác cụ xin về. Khi mắc bệnh hiểm nghèo cụ nằm ở nhà chờ cho tử thần lôi đi vì không có tiền, không thẻ BHYT. Nhiều người lao động gặp tôi vừa nói vừa khóc :


“Khi nhận được QĐ và khoản tiền trợ cấp rẻ mạt về nhà thấy dại, chúng tôi liền đem hết tiền và QĐ trả lại cho tổ chức để xin về hưu, xin nghỉ không lương, xin nghỉ mất sức… Tất cả đều không được”. Đúng là một quả lừa ngoạn mục và bất lương!


Tuy nhiên họ không cam chịu thiệt thòi, liền bảo nhau viết đơn thư về Bộ chủ quản kêu oan. Bộ lao động và Bộ tài chính đã trả lời họ bằng công văn 3168 - LĐ - TB - XH ngày 24/09/1993 với nội dung tùy tiện, vô trách nhiệm vừa non kém về trí tuệ vừa suy thoái về đạo đức: “Ai muốn trở lại làm việc chỉ được tính từ đầu”. Nghĩa là họ sẽ nghỉ hưu ở dưới suối vàng!.


Chính 855000 lao động bị sa thải này là tiêu chuẩn số 1 để Chính phủ đi xin tài trợ Quốc tế. Và sau đó các tổ chức Phi chính phủ đã tài trợ cho chính phủ Việt Nam 4 tỉ đô la để giải quyết “Tình trạng lao động dôi dư”. Nhưng chính phủ không cho những người có công bảo vệ Tổ Quốc mà dành cho lớp lao động trẻ có sức bảo vệ đảng trong tương lai Be going to. They are going to guard the Party. Đó là những người lao động được nghỉ theo NĐ 41 CP ngày 11/04/2002. Theo đó một lao động về nghỉ được hưởng 5 tiêu chuẩn: Mỗi năm nghỉ việc được 01 tháng lương + mỗi năm mất việc làm được 01 tháng lương + 6 tháng lương đi tìm việc làm + 5 triệu làm vốn + đủ tuổi lại được nghỉ hưu. Còn sự bất công nào tàn nhẫn và vô lý hơn so với 855 ngàn người nghỉ theo QĐ 176?


Mặc dù vậy họ vẫn kiên trì kiến nghị với đảng, Quốc Hội, Nhà nước và Chính Phủ. Tiếng kêu của họ được dư luận đồng tình, Công luận lên tiếng, nhiều Đại biểu Quốc hội phát biểu tại nhiều kỳ họp Quốc hội và một số cán bộ Trung ương có lương tâm và trách nhiệm bênh vực. Nhưng tất cả đều không có hiệu lực. Tại kỳ họp Quốc hội năm 2008 Bộ trưởng Bộ lao động Nguyễn Thị Kim Ngân dõng dạc tuyên bố:


“Không giải quyết lại chính sách 176” (Báo lao động ngày 27/03/2009).


Vì sao không giải quyết lại chính sách 176? Vì nạn tham nhũng các khoản tiền tài trợ Quốc tế. Vì nạn bán sổ hưu, bán thẻ BHYT gây thiệt hại quỹ hưu mỗi năm 660 tỷ đồng. Bà Dương Thị Bích Liên ở Trà Mi - Đà Nẵng mua được 12 sổ hưu. (Báo đại đoàn kết năm 1997)


Chỉ một lời tuyên bố đầy uy quyền đã không chế ngoạn mục cuộc đấu tranh giai cấp ôn hòa kéo dài 18 năm (từ 1990 - 2008) của những người có công, khờ dại, thiệt thòi, và uất nghẹn…Người chân chính bị vùi dập, cái ác đang lấn át cái thiện đang là nguy cơ cho chế độ, cho đảng!


Đây là lần thứ hai đảng quyết định đánh vào lớp người có công theo đảng trong suốt cuộc đời kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Họ chịu bao nhiêu sự hy sinh gian khổ để góp phần xứng đáng cho ngày toàn thắng 30/4/1975!


Thập niên 90 ở thế kỷ trước chỉ có 3 công dân phê phán QĐ 176. Hậu quả là: Ông Trần Quang Thành, nguyên là Phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam bị khai trừ khỏi đảng, bị đuổi ra khỏi ngành và hiện tại là Phóng viên Đài Á Châu tự do ở Pari. Ông Nguyễn Chí Hậu nguyên là cán bộ Thanh tra của Chính phủ nới với tôi: “Phải giải quyết lại QĐ 176 để trả lại quyền lợi cho người có công”. Rồi không hiểu sao ông Hậu bị tai nạn xe. Tôi nguyên là giáo viên nghỉ chế độ mất sức lao động đã và đang sống như một tù nhân được hưởng “án treo”. Tôi sống trong một gian nhà cấp 4, rộng 9m2 lợp brô xi măng. Cả gia đình ba thế hệ sống trên diện tích đất rộng 113m2 vừa làm nhà ở, vừa làm nhà xưởng. Vợ tôi sau 24 năm công tác bị sa thải theo QĐ 176 nay đã già yếu bệnh tật… Tôi được Sở lao động và Bộ giáo dục can thiệp được trở lại dạy học nhưng Sở giáo dục Hải Dương không chấp nhận. Nay ở tuổi 75 vẫn phải đi làm thuê kiếm sống.


Nhiều lần tôi viết đơn lên Chủ tịch nước xin chuyển từ “án treo” sang án tử hình. Cả gia đình tôi bị dồn vào góc chết của cuộc sống. Công an và Tòa án đã xử oan sai vụ án dân sự của tôi, gây thiệt hại cho gia đình tôi hàng tỷ đồng. Tôi kháng án đến khuynh gia bại sản vẫn chưa đòi được… Sự thật cay đắng của gia đình tôi được trình bày rất trung thực trong tập sách “Sự thật về Quyền con người ở Việt Nam”.


Tập sách của tôi cũng đề cập đến Quyền con người trong Luật đất đai của Nhà nước. Ông Đặng Xương Hùng, lãnh sự quán Việt Nam ở Geneve hiện đang cư trú chính trị ở Thụy Điển nói về Luật đất đai của ta rất hài hước: Đất đai là tư liệu quan trọng nhất của nhân loại, nó liên quan mật thiết gắn liền với đời sống của từng con người. Tuy nhiên trên thế giới không có một bộ luật nào kỳ dị vô lý cho bằng luật đất đai của Nhà nước Việt Nam. Đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý. Món đồ của tôi mà anh quản lý, giữ chặt thì tôi sở hữu cái gì?”. Luật đất đai đã làm giàu lên nhanh chóng cho cán bộ đảng.


Ở các nước dân chủ văn minh và ngay cả chế độ phong kiến lạc hậu trước đây cũng rất tôn trọng quyền sở hữu ruộng đất. Tôi được biết bà Nguyễn Thị Thanh Vân ở phường Trần Phú - Hải Dương mua được 112m2 đất ven đô. Khi Nhà nước thu hồi bà chỉ nhận được bồi thường 60m2 đất, còn 52m2 chính quyền địa phương chiếm đoạt. Báo Đài Tiếng nói VIệt Nam đã lên tiếng bênh vực bà. Thế mà bà phải khiếu kiện vòng vo 10 năm nay vẫn chưa đòi được. Tệ hại hơn gia đình bà Vân lại là gia đình chính sách cần ưu tiên. Theo cách diễn đạt logic của người phương Tây về Quyền sở hữu ruộng đất thì: Mrs Van bought a piece of land. That land was hers. It belonged to Mrs Van.


Nếu Nhà nước thu hồi phải bồi thường đủ cho bà 112m2 theo đúng luật đất đai của Nhà nước.


Tôi viết tập sách này là đốt một nắm nhang để hương thơm thấu đến cửu trùng hồi hướng cho những oan hồn dại khờ bị sa thải theo QĐ 176 đã vội vã “Đi gặp Bác Hồ” đem theo nỗi uất hận xuống suối vàng.


Tập sách của tôi cũng là lời tri ân đến Ban biên tập các tờ báo Đại đoàn kết, Lao động xã hội, Lao động, Môi trường và sức khỏe từ 1994 - 1998 đã đưa lên công luận những bài viết của tôi về QĐ 176.


Tập sách cũng là lời cảm ơn chân thành đến các vị Lãnh đạo Trung ương như: Ông Phan Văn Khải, ông Trần Đình Hoan, ông Cao Đức Hậu, ông Nguyễn Chí Hậu, bà Cù Thị Hậu đã ủng hộ quan điểm của tôi.


Hiến pháp Nhà nước đã sửa đổi và đang thực thi với một chương về Quyền con người. Nhân dân cả nước đang háo hức đón nhận thông điệp đầu xuân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Những người lao động chân chính chúng tôi rất kỳ vọng có Quyền con người ở mức độ sơ đẳng nhất là “Quyền sống và mưu cầu hạnh phúc” đúng như Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chủ Tịch năm 1945. Hãy trả lại quyền lợi hợp pháp và chính đáng cho chúng tôi.


Đây là pháp lý, đạo lý, là quyền con người!


Hải Dương, ngày 15 tháng 2 năm 2014


Công dân Phạm Tuấn Xa
DĐ: 01644.996.929

Phạm Tuấn Xa (Danlambao)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.