logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/03/2014 lúc 08:31:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,751

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam là kẻ thù của internet. (Ảnh chỉ mang tính minh hoạ). DR
Nhân ngày thế giới chống kiểm duyệt internet, tổ chức Phóng viên không biên giới – RSF- có trụ sở tại Paris, Pháp, ngày hôm nay, 12/03/2014, công bố bản báo cáo « Những kẻ thù của internet ». Trong báo cáo 2014, RSF tố cáo những thủ đoạn kiểm duyệt internet, bưng bít thông tin, của 32 định chế tại nhiều quốc gia, kể cả ở phương Tây.
Đối với Việt Nam, báo cáo năm nay của RSF đã nêu đích danh Bộ Thông tin và Truyền thông, đặc biệt là Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, trực thuộc Bộ này, là kẻ thù của internet.Theo RSF, để kiểm soát thông tin trên mạng, chính quyền Việt Nam đã sử dụng các phương tiện tư pháp, hành chính và công nghệ, được tập trung vào tay Bộ Thông tin và Truyền thông.

Cho dù chính quyền và tư pháp Việt Nam không ngần ngại lạm dụng các điều khoản 88 và 79 trong Bộ Luật hình sự để bỏ tù những người làm thông tin, Bộ Thông tin và Truyền còn tiến hành chính sách riêng của mình để kiểm duyệt internet một cách khắc nghiệt và tỉ mỉ.

Để làm việc này, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã soạn thảo và đề xuất những văn bản pháp luật cho phép chính quyền dựa vào đó để tiến hành truy tố các blogger và các nhà ly khai sử dụng internet. Nhằm tránh phải trình bầy tại Quốc hội với nguy cơ bị các đại biểu chất vấn hoặc thậm chí bác bỏ các văn bản này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã soạn thảo các nghị định và trình Thủ tướng ký.

Đó là trường hợp nghị định 97 được ban hành năm 2009. Tháng 11/2013, Việt Nam công bố nghị định 174, có hiệu lực từ 15/01/2014. Văn bản này đưa ra những biện pháp trừng phạt mới đối với cư dân mạng đăng các bài có nội dung « tuyên truyền chống Nhà nước » hoặc « các tư tưởng phản động » trên mạng xã hội.

RSF nêu ra một văn bản khác : Đó là nghị định 72, có hiệu lực từ 01/09/2013, được đánh giá là một sự vi phạm chưa từng thấy về quyền tự do thông tin tại Việt Nam. Nghị định này hạn chế việc sử dụng các blog và mạng xã hội trong việc « phổ biến » hoặc « chia sẻ » thông tin « cá nhân ». Thậm chí, văn bản này cấm cả việc sử dụng mạng xã hội để chia sẻ thông tin của báo chí.

Do Việt Nam không có báo chí tư nhân, nhiều người phải dùng blog để thể hiện quan điểm của mình về những vấn đề của đất nước. Thế nhưng, hầu như toàn bộ các blog và website, bị coi là có quan điểm trái ngược với chế độ, đã bị phong tỏa và chủ nhân các blog này bị bắt, kết án tù giam.

Theo RSF, các tập đoàn cung cấp dịch vụ internet lớn tại Việt Nam như VNPT hay Viettel đã phong tỏa các website, blog theo yêu cầu của chính quyền. Đồng thời, chính quyền còn áp dụng các biện pháp theo dõi, nghe lén, gây nhiễu, đánh sập các blog, website, câu lưu các blogger, cài virus tin học. Bất chấp các hành động ngăn chặn, trấn áp của chính quyền, RSF nhận định là đã xuất hiện xu hướng quốc tế hóa các hoạt động của blogger Việt Nam.

Ngoài Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, RSF đặc biệt chú ý đến những kẻ thù của internet khác như Cơ quan quản lý Viễn thông của Pakistan, Cơ quan an ninh liên bang Nga – FSB, Trung tâm khai thác và phân tích thông tin của Belarus, Cơ quan quản lý thông tin điện tử Nhà nước của Trung Quốc hay Cơ quan thông tin khoa học và kỹ thuật trung ương của Bắc Triều Tiên.

Ba định chế tại các quốc gia dân chủ cũng bị RSF coi là kẻ thù của internet, như Cơ quan an ninh quốc gia - NSA - Hoa Kỳ, Cơ quan tình báo điện tử - GCHQ của Anh Quốc và Trung tâm phát triển phần mềm tin học - CDOT - của Ấn Độ.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.