logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 14/03/2014 lúc 09:24:23(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
VRNs (14.03.2014) – Thái Nguyên - Tù nhân không bị tước đoạt toàn bộ quyền con người, nhất là quyền tự do tôn giáo, nhưng hiện này, tất cả các nhà tù ở Việt Nam, kể cả các trại tạm giam cũng không đáp ứng nhu cầu tối thiểu của tù nhân về tôn giáo như cho gởi các sách tôn giáo, cho phép linh mục ban bí tích cho các tù nhân Công giáo,… Đây là điều tù nhân lương tâm Paul Trần Minh Nhật nêu lên trong lá thư gởi Đức tổng giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người đang thi hành án phạt tù bị hạn chế một số quyền như đi lại, quyền ứng cử, quyền bầu cử… chứ không bị tước đoạt toàn bộ quyền con người. Thế nhưng, trong cơ chế của các nhà tù VN hiện nay, công an đã lạm quyền và tước đoạt toàn bộ quyền con người của những người đang thi hành án phạt tù.

Từ trong ngục tù, tù nhân lương tâm Paul Trần Minh Nhật gửi ra ngoài một bức thư, được ghi “Thái nguyên, ngày 18.01.2014″, gửi tới Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, nguyên Chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) với những tâm tư nguyện vọng khát khao được tham dự các nghi thức tôn giáo. Lá thư dài 4 trang viết tay.

Paul Trần Minh Nhật viết: “Thưa Đức Cha Phêrô, là một người công giáo bị cáo buộc một tội danh chính trị lu mờ, bị giam giữ, cô lập và gần như tách biệt với bên ngoài, không được tham dự bàn tiệc thánh thể và các sinh hoạt của Giáo hội, lại còn không được đọc các ấn phẩm tôn giáo, sách báo hữu ích. Dầu rằng, với ơn Chúa ban thì tất cả những trắc trở đó đều có thể sinh ích lợi cho ai yêu mến Ngài. Nhưng là một người hèn kém, con vẫn thấy thiếu thốn lương thực thiêng liêng. Anh em tù nhân Công giáo chúng con ở đây đã gửi đơn thỉnh nguyện về vấn đề linh mục tuyên úy trại giam và tiếp cận các ấn phẩm tôn giáo hợp pháp tới các cơ quan ban ngành. Nhớ lời cha nhắc nhở và như chính Đức Giêsu đã đến để tìm và cứu những con chiên lạc đàn hay bệnh tật, những nguyện vọng của chúng con ắt hẳn cũng là những thao thức mục vụ của các đấng kế vị các tông đồ. Con được biết, Học thuyết xã hội của Giáo hội công giáo cũng cho thấy tầm quan trọng không thể thay thế của các linh mục tuyên úy trại giam trong việc giáo dục phạm nhân. Làm sao có thể giáo dục người khác khi xung quanh điều tốt vắng bóng và người giáo dục thiếu tài đức?”

Tại sao Paul Trần Minh Nhật không gửi trực tiếp cho Đức cha Paul Bùi Văn Đọc, Chủ tịch HĐGMVN mà lại gửi đến Đức cha cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, nguyên Chủ tịch HĐGMVN? Điều này chứng tỏ những người đang bị thi hành án phạt tù rất thiệt thòi, không được biết về các thông tin tối thiểu của xã hội.

Cùng với ưu tư đó, Cựu tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn cũng có một lá thư khác gởi đến Quý đấng bề trên: “Kính thưa Quý Đức cha, Quý cha và toàn thể Cộng đồng dân Chúa, là một người con của Chúa ở trong chốn lao tù, con cũng như bao tù nhân khác đều mong mỏi một điều được gặp Linh mục để tĩnh tâm, xưng tội và rước lễ cũng như được đọc Kinh Thánh hàng ngày và sách giáo lý. Đó là điều mà chúng con ước ao nhất khi bước chân vào nhà tù. Theo con được biết, có những người đã 14 năm, hoặc 15 năm, hoặc 18 năm rồi mà vẫn chưa được xưng tội, rước lễ nên chúng con rất cần sự hiện diện của Thánh Thể Tình Yêu, để ơn Chúa luôn nâng đỡ chúng con khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ”.

Sau đây VRNs xin giới thiệu nguyên văn bức thư của tù nhân lương tâm Paul Trần Minh Nhật gửi đến Đức cha cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, nguyên Chủ tịch HĐGMVN.

………………………..

“Thiên Chúa là tình yêu”

Kính thưa Đức cha

Lời đầu tiên con xin gửi lời chào kính mến nhất của con tới Đức cha. Cầu chúc Chúa xuân ban cho cha tràn đầy ơn sủng và bình an của Ngài để hướng dẫn dân Chúa trên đường tiến về quê hương đích thực.

Kính thưa Đức cha

Hòa trong không khí mùa xuân đang lan tỏa những cánh én chao lượn trời xanh, làn hoa khoe sắc trong nắng vàng se lạnh và những bản nhạc xuân dặt dìu khắp nơi. Con gửi tất cả những tâm tình tốt đẹp nhất tới Đức cha từ một nơi hoàn toàn thiếu vắng những nét đặc trưng của tết, đó là nhà tù.

Để cha khỏi phải bận tâm thắc mắc, con xin tự giới thiệu, con là Phaolô Trần Minh Nhật, một giáo dân bình thường thuộc Giáo họ Ngọc Long, Giáo xứ Phú Sơn, Giáo phận Đà Lạt. Và hiện nay con đang bị giam tại khu an ninh quốc gia, phân trại số 03, trại giam Phú Sơn 04, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

Con biết rằng trong cương vị là chủ chăn giáo phận Hà Nội, rộng hơn là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam coi sóc toàn Giáo Hội Việt Nam, ắt hẳn là cha bận rộn nhiều công việc mục vụ nhất là trong dịp tết đến xuân về. Dẫu vậy, con mong cha bớt chút thời gian quí giá thấu cảm lòng yêu kính của người con bé nhỏ với vị cha chung và hiểu cho nỗi lòng của con chiên bao năm xa cách cộng đoàn.

Con vẫn nhớ như in hình bóng vị mục tử hiền từ bình dị đang đứng trò chuyện cùng anh chị em đồng bào thiểu số hay đón nhận những sợi cườm mộc mạc thể hiện lòng yêu kính của đồng bào dân tộc thiểu số đến nặng trĩu cả cổ. Những lần giáo xứ, giáo họ chúng con được Đức cha viếng thăm, được những lời giáo huấn sâu sắc hướng dẫn, lòng chúng con hạnh phúc như đất khô lâu ngày, nay gặp mưa rào.

Ngày chúng con nghe tin cha được thuyên chuyển ra làm Đức Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội lòng chúng con thổn thức biết bao và ngày cha trở về thăm giáo phận, giáo xứ và đặc biệt là giáo họ Ngọc Long trong những ngày tết, vẫn với chất giọng trầm ấm và chan chứa niềm vui. Dầu ở đâu chúng con vẫn hướng về cha trong lời cầu nguyện và với hầu hết giáo dân cha mãi là người mục tử đức hạnh, khôn ngoan luôn gần gũi và yêu thương đoàn chiên mà Chúa, giáo hội giao phó.

Trong những ngày gần tết này con nhớ lời cha nói với giáo họ chúng con về việc mọi người mong muốn có được ngôi nhà thờ để có nơi xứng đáng họp nhau tham dự thánh lễ và cầu nguyện. Trong ngày tết đó nơi ngôi nhà nguyện gỗ cũ kỹ, cha nhắc ba điều kiện. Một trong ba điều kiện trên đó là mỗi người hãy chăm lo ngôi đền thờ thiêng liêng trong tâm hồn mình. Điều kiện khác là củng cố nền tảng đạo đức trong gia đình và giáo họ đồng thời sống tin thần tin mừng trong cộng đoàn.

Thưa Đức Cha Phêrô, là một người công giáo bị cáo buộc một tội danh chính trị lu mờ, bị giam giữ, cô lập và gần như tách biệt với bên ngoài, không được tham dự bàn tiệc Thánh Thể và các sinh hoạt của Giáo hội, lại còn không được đọc các ấn phẩm tôn giáo, sách báo hữu ích. Dầu rằng, với ơn Chúa ban thì tất cả những trắc trở đó đều có thể sinh ích lợi cho ai yêu mến Ngài. Nhưng là một người hèn kém, con vẫn thấy thiếu thốn lương thực thiêng liêng. Anh em tù nhân Công giáo chúng con ở đây đã gửi thỉnh nguyện đơn về vấn đề linh mục tuyên úy trại giam và tiếp cận các ấn phẩm tôn giáo hợp pháp tới các cơ quan ban ngành. Nhớ lời cha nhắc nhở và như chính Đức Giêsu đã đến để tìm và cứu những con chiên lạc đàn hay bệnh tật, những nguyện vọng của chúng con ắt hẳn cũng là những thao thức mục vụ của các đấng kế vị các tông đồ. Con được biết, Học thuyết xã hội của Giáo hội công giáo cũng cho thấy tầm quan trọng không thể thay thế của các linh mục tuyên úy trại giam trong việc giáo dục phạm nhân. Làm sao có thể giáo dục người khác khi xung quanh điều tốt vắng bóng và người giáo dục thiếu tài đức?

Theo kinh nghiệm phong phú của Hội Thánh, dựa trên chính giáo huấn của Chúa Giêsu, chúng ta chỉ có thể xây dựng một xã hội hòa bình dựa trên những con người đã được hòa giải, hòa giải với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính mình trong tình yêu thương và công lý. Những sự trừng phạt hay chế tài răn đe mà không có tình yêu thương sẽ chẳng mang lại kết quả nào ngoại trừ những bất công mới. Trong ngày lễ thành lập Ủy ban Công lý và Hòa bình, Đức cha đã đề cập lời của Giáo hội trong việc thúc đẩy mọi người quan tâm chăm lo các nạn nhân bất công và các hình thức mới của đói nghèo… Vâng, chúng con trong tù cũng đang đói khát lương thực thiêng liêng…

Việc được tiếp cận các linh mục trong những ngày lễ ấn định hay đọc sách báo không phải là đòi hỏi mới mẻ hay quá đáng. Hệ thống nhà tù của Việt Nam có thời cũng đã có các vị tuyên úy cho các tù nhân thuộc các tôn giáo. Nguyện vọng này phù hợp với điều 18, tuyên ngôn thế giới về nhân quyền, về tôn giáo. Đặc biệt, công ước quốc tế về tù nhân chính trị, cùng với các văn kiện mà nhà nước Việt Nam đã ký kết.

Trọng kính Đức cha Phêrô

Những điều chúng con thao thức chẳng có gì quá xa vời. Con tin rằng dầu bộn bề với trăm công nghìn việc, cha vẫn không ngừng trăn trở vì đoàn chiên mà Chúa và Hội Thánh trao phó. Mong Đức cha đón nhận tấm lòng thành kính và nỗi thao thức của chúng con như một nhu cầu mục vụ cần quan tâm.

Trong bầu không khí tết đến xuân về, một lần nữa con cầu chúc Đức cha luôn bình an mạnh khỏe và mọi ơn lành hồn xác của Chúa xuân để chu toàn sứ vụ tông đồ mà Chúa trao.

Tạ ơn Chúa vì tất cả.

Kính thư

Thái Nguyên 18-01-2014

Phaolô Trần Minh Nhật”

Pv.VRNs
UserPostedImage

UserPostedImage

Sửa bởi người viết 14/03/2014 lúc 09:27:06(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.076 giây.