logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 15/03/2014 lúc 07:07:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Thứ Bảy 01/03/2014, một nhóm người mặc quần áo đen tràn vào nhà ga xe lửa Côn Minh dùng dao bầu đâm chém loạn xạ những người đang có mặt tại đó. Nhà cầm quyền Trung Cộng khẳng định đây là hành động khủng bố của những kẻ ly khai ở khu vực Tân Cương, nơi căng thẳng giữa người Hán và người Uyghur (Duy Ngô Nhĩ). Cộng đồng mạng Trung Quốc và những người đấu tranh cho nhân quyền nghĩ rằng, đó chỉ là những lời buộc tội của Trung Cộng, cần phải tìm hiểu nguyên nhân xảy ra vụ thảm sát kinh hoàng này.

Tân Cương là nơi cộng đồng người Uyghur theo Hồi giáo chiếm đa số. Không khác gì Tây Tạng, Tân Cương cũng bị Trung Quốc đô hộ dưới danh nghĩa “tự trị”. Nhà cầm quyền Trung Quốc đã đưa người Hán lên hai khu vực họ gọi là “tự trị” với mục tiêu biến dân bản xứ thành thiểu số. Tuy nhiên, người dân các dân tộc ở Tây Tạng cũng như Tân Cương đã vùng lên tranh đấu chống lại chủ nghĩa bành trướng của người Hán. Trong những tháng qua, đã xảy ra một số vụ bạo lực nhà cầm quyền thường nói do phe cực đoan gây ra. Muốn kiểm chứng các thông tin đó không phải là chuyện dễ dàng vì các nhà báo nước ngoài không được tiếp cận khu vực này. Cộng đồng quốc tế lên án Bắc Kinh thường tuyên bố những vụ khủng bố do người Uyghur theo đạo Hồi gây ra để biện minh cho chính sách xâm lược Tân Cương, hạn chế tôn giáo và văn hóa người dân tộc Uyghur.

Tại Tân Cương, người Uyghur chiếm 46% dân số trong khi 39% là người Hán. Nhưng … người Hán lại thống trị người dân tộc Uyghur và kiểm soát toàn bộ nền kinh tế vùng này. Căng thẳng giữa đôi bên đã kéo dài nhiều năm.



Diễn biến vụ đổ máu

Khoảng 9 giờ tối thứ Bảy ngày 01/03/2014, một nhóm người mặc đồ đen tràn vào nhà ga xe hỏa thành phố Côn Minh. Người có mặt tại đó tận mắt nhìn thấy vụ đâm chém đã nói cho ký giả các báo biết, những kẻ tấn công mang theo dao bầu, khi đến nhà ga Côn Minh lập tức đâm chém điên cuồng vào mọi người. Chúng còn đuổi theo các nạn nhân hoảng sợ chạy khắp nhà ga.

Một nhân viên trông xe tại hiện trường nói với ký giả hãng thông tấn Reuters: “Tôi thấy 5 hoặc 6 kẻ tấn công. Họ đều có dao và đâm chém người điên cuồng tại phòng bán vé số một và số hai”. Một nhân chứng khác là sinh viên nói với ký giả tờ Beijing Times rằng, cô nhìn thấy hai người đàn ông đang đâm chém loạn xạ và mọi thứ trở nên lộn xộn. Cô sinh viên đó nói: “Chúng tôi vô cùng hoảng sợ. Hành khách hoảng hốt chạy xung quanh nhà ga”.

Tom Phillips, ký giả báo Telegraph, Anh Quốc, đưa tin từ hiện trường cho biết, vụ bạo động xảy ra tại Côn Minh đã gợi lại cảm giác sợ hãi và hỗn loạn sau vụ tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Hoa Kỳ, ngày 11/09/2001. Ký giả Tom Phillips viết: “Những gì được nhìn thấy ở đây gần giống như thảm họa 11/09. Nó không chỉ là một vụ bạo động tồi tệ nhất ở Trung Quốc, còn ảnh hưởng nặng nề tới những gì sẽ xảy ra tại đây”.

Ký giả BBC Celia Hatton có mặt ở Bắc Kinh cũng đã tường thuật:

Ít nhất 33 người đã thiệt mạng, hơn 140 người khác bị thương sau khi một nhóm người mang theo dao bầu tấn công vào đám đông hành khách tại nhà ga Côn Minh. Họ đâm chém loạn xạ vào các hành khách và những người qua đường. Ngoài 29 dân thường, trong số những người thiệt mạng còn có 4 kẻ tấn công bị cảnh sát tiêu diệt. Một nhân viên cảnh sát bị thương đã chết vào trưa Chúa nhật (02/03), Bộ Công an Trung Quốc đã cho biết thông tin này mặc dù sau đó họ rút lại. Những thông tin ban đầu cho biết những kẻ tấn công đều là nam giới, nhưng sau đó các nhân chứng và công an đều nói có cả phụ nữ tham gia …

Trong khi truyền thông quốc doanh và quan chức nhà nước Trung Quốc mồm loa mép giải đây là vụ “tấn công khủng bố”, những người dân Trung Quốc có lý trí bảo vệ quyền tự do và dân chủ, phát ngôn viên của tổ chức Nghị viện Uyghur Thế giới (World Uyghur Congress), lại cho rằng, nếu người dân tộc Uyghur gây ra vụ này cũng chỉ là sự phản kháng của họ đối với dã tâm xâm lược Tân Cương và đàn áp người dân tộc thiểu số của Trung Cộng. Hoàn toàn không phải là hành vi của những kẻ khủng bố.



Con giun xéo lắm cũng oằn

Truyền thông quốc doanh Trung Quốc suốt ngày lải nhải những kẻ bịt mặt đâm chém người loạn xạ ở nhà ga Côn Minh ngày 01/03/2014 là bọn ly khai ở Tân Cương. Vụ khủng bố này không khác gì những vụ bạo động tương tự từng làm chấn động khu vực Tân Cương và vùng lân cận trong những tháng gần đây: Tháng 09/2013, cảnh sát Trung Quốc thông báo đã tiêu diệt 11 tên khủng bố trong một vụ tấn công vào Aksu. Bước sang tháng 10, một gia đình người Uyghur lái xe đâm thẳng vào quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, khiến cho 5 người tử vong, 40 người bị thương. Ngày 30/12 cảnh sát Tân Cương lại bắn chết 8 người và bắt giữ 1 người trong một vụ tấn công đồn cảnh sát ở huyện Yarkand gần thành phố Kashgar, miền nam Tân Cương. Cảnh sát đã thu giữ 25 quả bom tự chế và 9 con dao. Ngày 31/12, nhà cầm quyền Trung Quốc khẳng định 9 người “tấn công khủng bố” ở Tân Cương phạm tội “tuyên truyền chủ nghĩa tôn giáo cực đoan”. Nhà chức trách còn cho biết, dẫn đầu nhóm này là Usman Barat và Abdugheni Abdukhadir. Hai tên này đã thu thập nhiều video với nội dung khủng bố và tuyên truyền chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Cảnh sát cho biết nhóm này còn gây quỹ, chế tạo và thử nghiệm thuốc nổ để chuẩn bị cho các vụ tấn công khủng bố sau này. Căn cứ vào giấy tờ tùy thân, họ chính là người Uyghur.

Dân mạng Trung Quốc và những người tôn trọng chân lý lại cho rằng, nhà cầm quyền Trung Quốc thực hiện chính sách xâm lược Tân Cương, hạn chế tôn giáo và văn hóa của người dân tộc Uyghur, gần đây lại xảy ra nhiều vụ bắt người Uyghur như bắt giữ học giả nổi tiếng Ilham Tohti, giáo sư kinh tế tại trường Đại học Dân tộc ở Bắc Kinh … là nguyên nhân chính xảy ra những vụ người Uyghur nổi lên chống lại người Trung Quốc.

Được biết, giáo sư Ilham Tohti là một học giả chân chính thường xuyên lên tiếng phản đối những điều ông cho là chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc ngược đãi cư dân phần lớn theo đạo Hồi ở khu vực miền viễn Tây tỉnh Tân Cương. Xưa nay chưa hề có tài liệu công khai nào cho thấy ông từng lên tiếng kêu gọi khu vực Tân Cương độc lập và tự do. Vậy mà, hiện giờ giáo sư Ilham Tohti phải đối mặt với bản án tù ngồi từ 10 năm tới chung thân, cũng có thể là án tử hình, tùy theo mức độ nghiêm trọng cái gọi là tội danh ông bị nhà cầm quyền bịa đặt rồi quy kết theo phán quyết của các tòa án nằm dưới quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Dolkun Isa, một thành viên trong Nghị viện Uyghur Thế giới, nói với ký giả Đài Tiếng nói Hoa Kỳ rằng, ông Ilham Tohti là một học giả người Uyghur, chưa từng tham gia bất cứ hoạt động ly khai nào. Ông thường quan tâm đến chuyện làm thế nào để giải quyết tình hình bất ổn tại Tân Cương. Ông Dolkun Isa nói: “Lẽ ra chính phủ Trung Quốc phải cảm ơn ông Ilham Tohti. Họ nên hợp tác với giáo sư IIham Tohti, bởi vì, ông có thể làm cố vấn cho nhà cầm quyền làm thế nào để giải quyết cuộc tranh chấp giữa người dân Uyghur với chính phủ Trung Quốc”.

Bà Rebiya Kadeer, Chủ tịch Nghị viện Uyghur Thế giới, cũng cho rằng, người Uyghur đang đứng trước mối đe dọa đối với sự tồn vong của họ vì chính sách đồng hóa có hệ thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bà còn tố cáo nhà cầm quyền Trung Quốc đã gây ra những vụ giết người phi pháp, khai thác kinh tế, hủy hoại các giá trị của người Uyghur …

Một số tổ chức người Uyghur ở nước ngoài kêu gọi chính quyền Trung Quốc khi công bố mọi thông tin nên cho phép các tổ chức quốc tế đến Tân Cương tiến hành các cuộc điều tra độc lập để hiểu rõ tình hình hơn.

Các nhà nghiên cứu chủ nghĩa bành trướng của dân tộc Hán cho rằng, sự phân hóa giữa cộng đồng người Hán và người Uyghur nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tại Tân Cương đã đến giai đoạn không thể hàn gắn được. Nhà nghiên cứu người Pháp Jean-Vincent Brisset, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế và Chiến lược (Institut de relations internationales et stratégiques) nhận định, ở Tân Cương đã xảy ra tình trạng người Hán và người dân tộc Uyghur căm thù nhau, không bên nào dung thứ bên nào.

Nhà nghiên cứu Thierry Kellner, làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc ở Brussells (Chercheur associé au Brussels Institute of Contemporary China Studies – BICCS), cũng nhận định, Bắc Kinh coi Tân Cương là “chiếc cầu” để tranh giành ảnh hưởng với Nga tại Trung Á và mở rộng thế lực đến các vùng khác từ Trung Đông đến Nam Á và Đông Nam Á, nên ngày càng đưa nhiều người Hán đến Tân Cương, biến nơi này thành “thuộc địa kiểu mới”, khiến lòng căm thù không đội trời chung giữa các dân tộc ở Tân Cương với chủ nghĩa Đại Hán ngày càng lên cao.

Nhiều người đặt câu hỏi:

“Trung Quốc lúc nào cũng nói họ giải phóng Tân Cương khỏi ‘giai cấp phong kiến bóc lột’, tại sao lại kìm kẹp Tân Cương khắc nghiệt như vậy?”.

Câu trả lời là:

“Tân Cương là khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên: Dầu khí, kim loại và uranium. Từ năm 2008, ngoài than đá với trữ lượng hàng đầu tại Trung Quốc, Tân Cương trở thành khu vực cung ứng dầu mỏ thứ hai cho Trung Quốc với 27,4 triệu tấn dầu thô mỗi năm, chỉ sau Đại Khánh ở Hắc Long Giang. Về khí đốt, Tân Cương đứng hàng thứ ba và sẽ tăng lượng khí đốt khai thác 24 tỷ mét khối hiện nay lên gấp đôi vào năm 2020. Tân Cương còn là một khu vực chiến lược giáp ranh với Trung Á và là nơi đặt đường ống dẫn dầu từ Kazhacstan giúp cho Bắc Kinh bớt lệ thuộc vào Trung Đông. Tân Cương cũng nằm trên con đường “thương mại” giúp Trung Quốc xâm nhập thị trường Iran. Không những thế, Tân Cương còn có căn cứ Lop-Nor nơi Trung Quốc thử bom nguyên tử và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Đó là chưa kể thành phố bí mật tên Malan là nơi đặt một trung tâm nghiên cứu hạt nhân, rất có thể là căn cứ vũ khí hạt nhân bí mật của Trung Cộng”.

“Tức nước vỡ bờ”, Trung Cộng ngày càng đàn áp người các dân tộc thiểu số ở Tân Cương, người Uyghur vùng lên là điều tất nhiên!
Lý Anh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.