logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 15/03/2014 lúc 07:25:49(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Dấu ấn đầu tiên là độ nào, người Ấn đã từng rảo bán hàng khắp phố xá với một con voi khổng lồ. Họ đi đến đâu, cả phố phường đổ ra đông nghẹt xem đến đấy. Thuở đó đường phố còn rộng rãi, vắng vẻ. Thỉnh thoảng xuất hiện hình ảnh người Ấn đen thui, đầu quấn khăn, mình mặc xà rông dẫn con voi đi rao bán dầu cù là gây nên một cảnh tượng náo nhiệt, thu hút sự chú ý của mọi người. Trẻ em thường lấy khúc mía chẻ đôi chạy theo đưa cho voi ăn rất vui. Con voi này có tên là Xà Kum, sau này hết đi bán hàng rong, được gởi vào ở luôn trong Sở Thú. Giống như sau này xe ngựa chở một, hai người đánh trống, mặt mũi hóa trang, mặc y phục như trên sân khấu đi phát tờ quảng cáo cho gánh cải lương. Người lớn con nít chạy theo sau để nhận tờ quảng cáo ấy săm soi đọc lấy làm thích thú vô cùng.

Hộp dầu cù là người Ấn bán quen thuộc đến nỗi chữ đó trở thành danh từ chung trong khi vốn nghĩa chính thức khác hẳn. Thật ra “Cù là” là tiếng người Nam bộ xưa kia gọi nước Miến Điện. Bà Daw Phyu là con gái của một hoàng tử Miến Điện, sang Việt Nam lấy chồng Việt. Bà sản xuất ra hộp dầu nóng tròn tròn, nho nhỏ màu xanh lá cây, mùi the the dễ chịu rất nổi tiếng. Hộp dầu trị tứ thời cảm mạo, trầy da, sổ mũi… là những chứng bệnh thông thường ai cũng dễ mắc phải nên ai cũng cần trữ một hộp trong túi. Nhức đầu, chóng mặt thì bôi vào thái dương, ho bôi vào cổ, cảm cúm thì đè ra cạo gió cho chí côn trùng cắn, đau cơ, ngứa… đều trị hết nhờ dầu cù là. Thật là một loại thuốc trị bá bệnh. Người bình dân dùng cù là quen đến độ ghiền, lúc nào cũng bỏ một hộp nhỏ trong túi để làm dáng.

Người Việt gọi dầu Cù Là có nghĩa dầu Miến Điện, do người Miến chế tạo, bán ra. Dần dần sau này, trước 75, trong quảng cáo, chữ “cù là” trở nên phổ biến tới mức người ta phải gọi là dầu cù là Miến Điện vì ‘cù là’ đi chung với ‘dầu’ đã thành một chữ. Thậm chí bây giờ không còn dầu Mac Phsu nữa nhưng dầu với nhiều nhãn hiệu khác nhau như dầu Con Công, Con Chim, Con Ó… vẫn dùng chung với chữ “cù là” nhắm ám chỉ loại dầu nóng dạng cao chứ không phải dạng nước. Thời bấy giờ không có nhiều loại dầu khác nhau trên thị trường nên dầu cù là Mac Phsu gần như độc quyền, là lựa chọn duy nhất của người dân.

Người Ấn cũng gắn liền với những cửa hàng bán vải vóc. Xứ sở Ấn độ nổi tiếng khắp thế giới với hàng tơ lụa tuyệt mỹ mỏng như mạng nhện. Cho nên xưa kia, các thương nhân Trung quốc mới phải tạo nên con đường tơ lụa xa xôi vạn dặm để đưa loại hàng hóa đặc biệt này từ Ấn độ đến Trung quốc cung cấp cho các gia đình quyền quý. Saigon trước kia ở những con đường lớn đều có các tiệm bán vải Bombay của người Ấn. Hiện nay, tuy đã qua thời hoàng kim, quần áo may sắn chiếm đa số nhưng ở thành phố, hàng vải cao cấp trong các tiệm lớn may vest đến từ Anh và Ý, trong đó vẫn không thiếu hàng có xuất xứ từ Ấn độ.

Bán vải dường như là một trong các nghề chính của người Ấn. Ở đâu có người Ấn là có cac cửa hàng tơ lụa. Ngoài các cửa hàng ở thành phố lớn bán cho người giàu có, xưa kia, họ cũng thường mang vải đi bán rong.

Tuy nhiên, bán rong đây không phải vắt vải trên tay, trên vai đi lang thang trên đường xá ngõ hẻm của thành phố mà họ chịu khó về tận dưới tỉnh, len lỏi đi xuống sâu các vùng nông thôn làng xã. Hình ảnh anh Chà người ngoại quốc đi bán dạo trong khung cảnh miền quê có vẻ là lạ, thường tạo cho người ta cảm giác sờ sợ nên không ai dám làm khó dễ họ cả.

Ở những nơi đó, bà con muốn mua vải may quần áo ngay nhưng không sẵn tiền trả liền mà thường mua chịu. Người Ấn rất chịu khó, miễn sao tiêu thụ được hàng dù ít nhiều, mua chịu bao nhiêu cũng thuận. Nông dân nghèo cứ tha hồ chọn lựa, lấy hàng trước rồi hẹn đến kỳ, hoặc ba hoặc sáu tháng tới mùa gặt hái thu hoạch. Khi ấy người bán mới quay trở lại lấy tiền thiếu.

Cho dù cách đến mấy tháng nhưng khi gặp người bán, người mua ai nấy đều trả sòng phẳng cả. Nếu lỡ không sẵn tiền, họ cũng đi mượn đi vay mà trả đúng hẹn rồi lại mua chịu tiếp món hàng khác.

Sở dĩ không ai dám quỵt, có lẽ một phần vì ngoại hình khác lạ của người Ấn, không cùng chủng tộc với người Việt khiến người dân quê cảm thấy e ngại. Họ tin rằng nếu gây sự, không trả tiền đúng hẹn thì sẽ chịu tai họa do bùa ngải của người Ấn ếm. Không hiểu từ đâu, người Ấn vẫn bị cho là chuyên xài bùa dữ, nhất là người Chà Châu Giang bị đồn đãi có bùa ếm, có ngải thường dễ dàng bỏ vào lu nước mưa đặt trước nhà để hại người không trả nợ.

Đúng ra người Chà Châu Giang là người Chàm thuộc làng Châu Giang, tỉnh An Giang gần biên giới Kampuchia, theo đạo Hồi chứ không phải người Ấn theo Ấn giáo. Vùng đó cũng có một số người Chàm gốc Malaysia, gọi là Chăm Chà Và rồi sau gọi tắt là người Chà. Đáng lẽ Chà Và thường được gọi để chỉ người Ấn mới đúng. Còn nếu truy nguyên chữ thì Chà Và bắt nguồn từ người Java ở Indonesia. Chắc là người dân quê không phân biệt rõ mà cứ thấy hễ ai nước da ngăm ngăm đen thì đều xếp chung vào một nhóm Chà Và cả cho gọn.

Thời đó bùa ngải tung hoành. Các câu chuyện về ếm bùa, chơi ngải, các ông đạo tu luyện trên núi hành tung bí ẩn, võ nghệ siêu quần được truyền tụng khắp nơi. Dân giang hồ truyền nhau bốn câu chú cấp tối cao để hộ thân rất cao quí, hiệu nghiệm. Thuộc bốn câu đó thì tên bay đạn lạc tránh khỏi, không hề gì.

Bốn câu đó như sau:

Treicao olót

Bắccao Mahomed

Úttêcar

Hoanh tuântêhát

Văn hacaohu

Tuy nhiên khi muốn những câu chú này phát huy tác dụng thì người chú lại không được ăn thịt lợn đấy!

Ngày xưa người Chà bán dạo, nhất là bán vải, rong ruổi khắp Đông Dương từ thành thị đến thôn quê. Dù đi đến đâu, hành trang của họ rất đơn giản, họ chỉ đeo trên vai một túi lớn đựng mấy xấp vải lụa. Trên tay cầm một cây thước sắt để đo vải. Họ buôn bán thực tình, không môi mép lừa đảo. Hàng đẹp hay xấu thế nào nói thế ấy. Vải thứ thật tốt thì giá cao, món bình dân thì giá hạ. Không nói thách mắc mỏ, vải vóc dù xấu mặt nhưng vẫn tốt nên hàng bán rất chạy ở các làng xã nông thôn. Có lẽ đời sống xã hội ngày xưa vẫn giữ nguyên sự thuần phác nên việc buôn bán giản dị và tín nhiệm, không dối gian lừa lọc như ngày nay.

Ngày thường họ lang thang buôn bán phiêu dạt khắp nơi hết tỉnh này sang tỉnh khác suốt năm, và cứ canh đúng ngày hẹn thì quay lại chốn cũ. Cả người mua người bán đều vui vẻ hài lòng.

Cũng giống như cây đòn gánh của người Tàu thợ nhuộm, cây thước sắt của người Ấn dùng để đo vải, nhưng trên bước đường lang bạt khắp nẻo, nó còn công dụng khác. Chính là một món binh khí hết sức lợi hại.

Nên nhớ thời Pháp thuộc, không ai dùng súng đạn mà chỉ dùng các loại đao búa roi sắt quyền cước đánh nhau thôi. Đám ăn cướp thường dùng mã tấu hay đao ngắn, hoặc dùng thiết côn là roi sắt.

Ông Ba Thép là thầy nghề võ, cũng từng là tướng cướp lừng danh một thời. Ba Thép thấy anh Chà trong bọc có nhiều tiền nên định đánh cướp, ông cầm roi sắt trong tay, theo dõi anh Chà đến khi anh ta đi băng qua một vườn chuối rậm rạp, vắng vẻ thì chận đầu đánh cướp. Anh Chà võ nghệ cao cường đấu với tướng cướp Ba Thép là tay anh chị đứng bến xe đò nức danh một thời. Cả hai quần thảo cho đến trưa mà ông Ba Thép không hạ nổi anh Chà. Chẳng may, cây thước sắt của anh ta bị gãy, ông Ba Thép mới hạ nổi địch thủ. Ông Ba lấy vải vóc và tiền bạc rồi tha cho anh Chà này đi.

Nói tới người Ấn cũng nhắc đến tín dụng cho vay tiền. Người Sài Gòn làm ăn thường có câu “ Vay bạc Chà”. Đó là dịch vụ cho vay mà bấy giờ gọi là Sét-ti. Muốn vay bao nhiêu cũng được, điều kiện vay mượn dễ dàng. Chỉ có điều hễ vay phải trả, đừng nghĩ tới chuyện quỵt nợ chạy làng vì sẽ bị xiết của mất nhà ngay. Khi ngân hàng chưa phát triển như hiện nay thì cũng nhờ cái dịch vụ đổi tiền, chuyển tiền, vay tiền hết sức linh hoạt đó đó mà giúp việc lưu thông tiền tệ bấy giờ trôi chảy hơn, góp phần vào việc phát triển kinh tế.

Giờ đây chẳng những không còn người Ấn đi bán rong, mà cả hộp dầu cù là Mac Phsu và anh Bảy Hynos nhe hàm răng trắng tinh cười trên hộp thuốc đánh răng trước cửa chợ Bến Thành cũng biến mất.

Chỉ còn trong thành phố là các ngôi đền Ấn giáo mà vào các ngày lễ đi qua vẫn đông nườm nượp người Việt đến lễ tới mức kẹt xe. Bên ngoài đền là các sạp hàng bán nhang và dầu cúng. Vẫn còn vài cửa hàng bán cơm nị với món chính cà ri dê, gà, heo thơm mùi gia gia vị Ấn chính cống. Riêng khu Tây ba lô có đến ba, bốn hàng ăn Ấn độ. Quán Au Pagolac bò bảy món của ông chủ người Pháp gốc Ấn đã trở thành một trong những món ăn đặc trưng của thực đơn Saigon.
Tú Hà
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.073 giây.