logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/03/2014 lúc 07:09:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chuyện mang đề tài quan hệ cha-con thì rất nhiều trong phim ảnh, sách truyện và chuyện kể; từ tây sang đông, từ xưa tới nay. Quan hệ này sẽ còn tồn tại mãi cho đến khi con người tuyệt chủng mới thôi. Và ai cũng biết tình cảm của người cha dành cho con, đặc biệt là con trai, thường không ồn ào như mẹ.

Chẳng cần phải là phim ảnh hay văn học, có không ít câu chuyện về quan hệ cha con trong đời thường để lại dư hậu lắng đọng trong lòng người!

Một lần tôi đọc đâu đó cái tự truyện của một người đàn ông Mỹ đã trưởng thành, có gia đình. Đúng là một hồi ức của ông thì đúng hơn; cái hồi ức làm ông ân hận đã bộp tai thằng con trai của ông vì nó làm vỡ vật kỷ niệm của ông, lại là vật ông trân quý. Sự đau lòng đến đâu thì ông cũng không lấy lại được cái tát tai mà ông đã thiếu suy nghĩ lúc nóng giận đứa con.

Dĩ nhiên là đứa con ôm mặt vào phòng riêng của nó. Thằng bé có thể khóc đến ngủ gục là chuyện thường xảy ra với những bé trai sau khi ăn đòn. Nhưng những gì nó đã nghĩ về “sự trừng phạt” rất có thể sẽ trở thành mẫu mực trong đối xử của nó về sau với người khác!

Riêng người cha đang buồn lòng, ân hận đã trừng phạt đứa con quá tay; ông như gặp lại cha của ông lần đó! Cha ông là một người mê xe thể thao. Nhưng cũng xuất thân từ một thanh niên, rồi tới tuổi trưởng thành, sau đó lập gia đình… mãi tới năm ông mười ba, mười bốn tuổi thì cha ông mới mua được một cái xe thể thao – đủ biết là ông cụ cưng, quý cái xe ấy đến dường nào!

Ông cụ chăm chút cái xe thể thao mỗi cuối tuần, ngắm nhìn thích thú – và hãnh diện với những người hàng xóm về cái xe láng lẩy của ông cụ.

Khi ấy, người cha trẻ này mới mười ba, mười bốn tuổi. Thừa hưởng sự di truyền mê xe thể thao của cha ông, chàng thiếu niên này trai trẻ cũng rửa xe, lau xe với cha mỗi tuần, để sau đó được hãnh diện với cha khi hai cha con lượn một vòng ra phố. Cậu sướng vênh mặt khi được nghe người quen của cha trầm trồ khen ngợi ‘cái xe đẹp nhất thị trấn rồi còn gì!’ Hôm nào gặp được bạn học của chính mình thì chàng trai trẻ còn lên tới vài tầng mây nữa…

Và lòng riêng không nói ra nhưng chàng luôn hy vọng chính mình là người thừa kế cái xe quý báu của cha… Chàng mặc sức thả tưởng tượng bay bổng! Giả sử một hôm mình lái cái xe thể thao này vào trường thì mấy thằng bạn trai chắc đều kinh ngạc đến khó tưởng tượng nổi; rồi mấy cô bạn gái, thì chắc là tròn xoe những đôi mắt ngưỡng mộ, thích thú…

Nhưng anh nghĩ rằng cho dù mình nay biết lái xe rồi thì cũng phải chờ vài năm nữa mới đủ tuổi lấy bằng lái. Khi ấy, chắc cha cũng chỉ mua cho mình một cái xe cũ xì, móp méo… dùng để đi học và đi làm thêm ngoài giờ thôi! Mà cũng có thể gặp lúc kẹt tiền, cha đem bán mất cái xe thể thao này trước khi mình có bằng lái thì cả đời mình không được cầm lái cái xe đẹp nhất thị trấn.

Anh bạn trẻ chịu hết nổi cơn thèm khát được lái cái xe thể thao, lượn một vòng ra thị trấn đã mãn nguyện! Anh toan tính đợi cha làm vài cốc bia lúc rửa xe, lau xe, rồi sau lúc ngắm nghía, ông chợp mắt thiếp đi trên cái ghế dựa. Chàng cuỗm xâu chìa khóa xe để thực hiện ước mơ thầm kín mà mãnh liệt trong mình.

Chiếc xe thể thao đẹp nhất thị trấn đang bon bon trên phố; đặc biệt là người lái tự học lái xe. Chàng dáo giác xem có ai thấy mình không? Chỉ cần một đứa bạn trong trường nhìn thấy sự ngoạn mục này thì sáng thứ hai vào trường – mọi người sẽ biết hết!

Nhưng chỉ có cây cột đèn thấy anh hùng tí hon. Rầm!

Chàng vào tiệm sửa đồng hồ để nhờ ông thợ sửa đồng hồ gọi điện thoại về nhà ‘báo cho cha tôi biết’…! Sau đó chàng ra ngồi một mình ở lề đường để chờ cha ra phán xét! “Sao hôm nay không là tận thế?” Vì cha ra đến đây thì mình cũng chết. Nếu không chết thì ông ấy… chắc cũng đuổi mình đi khỏi nhà – không chừng còn khổ hơn bị ông ấy đánh chết tại đây. Chỉ có tận thế là tốt đẹp nhất vì không phải đối diện với sự đau lòng của chính mình khi nhìn cái đầu xe thể thao nát bét. Rồi bao nhiêu bạn bè không còn tin tưởng việc tự học lái xe của mình nữa…



Không ngờ khi người cha lái cái xe ông thường đi làm mỗi ngày – ra chỗ tiệm sửa đồng hồ ngoài thị trấn. Việc đầu tiên ông xuống xe không phải là xem cái xe thể thao có còn cách gì sửa chữa được không, mà là ông đến chỗ đứa con trai của ông đang ngồi buồn bã và lo lắng. Ông an ủi cậu con, “Con có sao không? Đừng sợ. Con có bị đau chỗ nào thì nói cho cha biết để cha đưa con đi bác sĩ, hay bệnh viện. Đừng sợ. Con trai của ba!”

Vậy mà cậu bé ấy lại chính là người cha vừa tát tai đứa con trai của mình chỉ vì nó làm vỡ một vật kỷ niệm của ông. Không biết ông nội nó – nếu còn sống thì ông sẽ phán xét ra sao?

Tôi chỉ tưởng tượng ra lòng ân hận của người cha, và suy nghĩ về sự nóng nảy trong con người, đặc biệt là đàn ông, khi nóng giận thường mất lý trí…



Thêm một quan hệ cha con bên phương đông chứ mà tôi xem qua phim Tinh Võ môn. Phim lấy bối cảnh Thượng Hải những năm đầu bị Nhật xâm chiếm, (cuộc chiến Nhật-Trung xảy ra tháng 7 năm 1942). Tôi thích nhân vật Thái Lục Căn – là một ông trùm băng đảng ở Thượng Hải thời bấy giờ. Ông làm ăn vừa chánh vừa tà theo kiểu mafia. Nhưng tính cách ông chủ Thái rất đáng ngưỡng mộ vì công tư phân minh, uy tín cả hai mặt trắng-đen trên địa bàn Thượng Hải của ông. Có thể nói ông là một người quang minh chánh trực; tuy bàn tay có nhúng máu xã hội đen nhưng cuối cùng ông chết với tư cách là người theo phò trợ cho nhà cách mạng Tôn Dật Tiên.

Cuộc đời ông có lẽ chỉ có một bất hạnh nhất là ông chỉ có một người con trai (trong phim gọi là “cậu Phú”). Về nhân vật này, từ ngữ không đủ để nói hết sự tệ hại của anh ta về mọi mặt; với mọi người… Cảnh cuối của anh ta là làm tay sai cho Nhật, nên nhận lệnh dàn dựng cuộc gặp người cha ruột của mình là ông chủ Thái. Anh ta quyết “xử chết” cha ruột đã mấy lần, nhưng ông chủ Thái giỏi quá và được nhiều người quý mến, giúp đỡ nên mới thoát nạn.

Cuộc gặp này, trong hai cha con sẽ phải có một người chết. Vì cậu Phú không giết được cha là ông chủ Thái thì sẽ bị phía Nhật thủ tiêu anh ta. Nhưng ông chủ Thái (là người của Tôn Dật Tiên); thừa thông minh để biết thằng con tạo phản của mình đã gài bẫy giết cha. Ông biết, nhưng vẫn đến điểm hẹn (bất lợi hoàn toàn cho ông). Ông đến với người em của ông. Sau khi cậu Phú chĩa súng vô bụng chú mình và bóp cò tới hết đạn – còn không biết, cậu Phú gí họng súng vào đầu cha mình – bóp cò – nhưng chỉ có một tiếng “tách” của kim hỏa. Không còn đạn nên ông chủ Thái không chết! (Tức là cậu ấy đã thực sự giết cha không một chút ngập ngừng! Chỉ là ông trời không cho phép).

Ông chủ Thái đã đoán biết trước cuộc gặp – chỉ là cái bẫy của thằng con hư hỏng muốn giết mình. Nhưng ông xử sao đây?

Khi súng của cậu Phú chỉ cách trán ông trong gang tấc, đã bóp cò, và… hết đạn, ông Thái lấy trong người ông ra hai khẩu súng ngắn. Ông vừa tận mắt nhìn thằng con dã man bắn cả băng đạn vào người chú thương yêu nó từ nhỏ. Ông cũng thấy nó không chớp mắt khi bóp cò súng vào đầu cha nó-là ông. Ông ngắn gọn nói với cậu Phú, “Trong hai cây súng này, một cây có đạn, một cây không. Mày chọn trước đi!”

Súng chưa nổ thì người xem đã thấy sự chọn lựa của ông Thái, ông mong được chết trong tay con trai mình hơn là giết nó. Nhưng không giết nó thì rất có hại cho nhiều người khác. Dù sao ông cũng không thể ra tay giết chết đứa con do mình sinh ra. Đành giao cho trời quyết định. Và kẻ ác (theo phim Tàu, đương nhiên là chọn cây súng không có đạn).

Ông Thái vẫn để cho con trai ông bóp cò trước – vì ông không muốn thấy con mình chết, và do chính tay mình bóp cò súng.

Nhưng súng trong tay cậu Phú lại một lần nữa chỉ có tiếng “tách” của kim hỏa. Người chỉ trong mấy phút đã hai lần dí súng vô đầu cha ruột – không sợ trời đất!

Ông Thái nổ súng – để kết thúc một cuộc đời tồi bại có hại cho nước cho dân – chứ ông không có giết con trai ông.

Tôi hiểu như vậy, vì cuộc đọ súng này – người mất mạng mới là kẻ may mắn…!

Người ta hết cách kêu trời! Nhưng ông trời cũng oái oăm thay!



Chuyện đông, chuyện tây không tày chuyện Việt! Sáng nay tôi hóng chuyện thiên hạ sự ngoài Vô Thường quán. Chuyện đắng-ngọt như ly cà phê nóng, gặp trời lạnh vậy!

Bốn người đàn ông đã có tuổi đang cà phê cuối tuần ở bàn bên. Ông tóc bạc nhiều, đã hơn sáu mươi, nhưng dáng người còn nhanh nhẹn, mạnh khỏe. Ông có vẻ lanh lợi hơn ba người bạn, (lanh miệng) cũng đúng. Vì ông nói nhiều nhất, nhưng những điều ông nói ra không hề đúng nhất!

Câu chuyện tôi nhặt được về ông như sau, (đúng hay không – cũng tương tự như những điều ông nói): Ông là lính không quân (bay trực thăng) nên ông có cơ hội vận chuyển thuốc phiện cho đám buôn lậu; thỉnh thoảng có người của phía bên kia đặt mua ông một số thuốc trụ sinh và thuốc sốt rét để dùng trong những chiến khu của Việt cộng. Ông và mấy người bạn bay không muốn tiếp tay cho Việt cộng vì mình là lính Quốc gia. Nhưng “tiền”. Tiền, thì lòng người cũng khó làm ngơ dữ lắm!

Ông làm ra nhiều tiền từ chiếc trực thăng của đơn vị, nên “chơi đẹp” với cấp trên để được bay bất cứ lúc nào ông muốn; đặc biệt là ông lại tránh được những chuyến bay vào vùng lửa đạn vì cấp trên, (cấp nào) cũng có người này kẻ khác đó mà!

Vấn đề là tiền nhiều đến nỗi ăn chơi biết ngán. Nhưng gái làng chơi là gái qua tay, ông đi tìm hàng độc cho thỏa thú. Và dư hậu là ông có đứa con rơi.

Sau 1975, ông vọt mất rồi. Nhưng mẹ con cô ta cứ tới nhà ông để tìm chồng, tìm cha. Theo thời gian, mẹ ông mất, anh em trong nhà ra riêng hết, nhà chỉ còn cô em gái của ông, là người thừa kế căn nhà của cha mẹ để lại.

Ông dặn dò thật kỹ với cô em ruột là bằng mọi giá không cho thằng con rơi của ông biết địa chỉ của ông bên Mỹ. Thậm chí cho tiền người đưa thơ để giữ kín tin tức về ông…

(Người đàn bà đã sinh ra đứa con rơi thì không nghe ông nói tới). Nhưng cậu bé tìm cha thì hết năn nỉ, tới làm dữ; hết làm làm dữ, lại năn nỉ… Cỡ nào bà cô ruột cũng không nhả ra địa chỉ của cha nó bên Mỹ – vì quyền lợi của cô!

Chuyện thằng bé không quen, không biết mặt, chỉ nghe kể đã thấy tội nghiệp ấy! Không biết đời nó đi về đâu? Chỉ biết người cha không thừa nhận con từ 1975 đến nay, nghĩa là đứa con đã chừng bốn mươi tuổi đó cũng không biết mặt cha, (hoặc là không nhớ). Cuộc đời không khá hơn hai chữ “lạc loài” của người bị sinh ra – chứ không xin ấy – vẫn tồn tại song song với cuộc đời người cha đã trải qua mấy cuộc hôn nhân khác trên nước Mỹ. Ông có vợ Việt, hai con. Nhưng vợ con Việt không tốt, toàn đòi hỏi. Nên đường ai nấy đi – đã lâu không gặp – cả vợ lẫn con.

Ông lấy vợ Mỹ thì làm bao nhiêu cũng không đủ cho bà Mỹ đó xài, lại còn tệ nạn của đàn bà Mỹ lấy chồng da màu là sau khi ly dị họ lấy nhà chứ không lấy con! Vậy là ông nuôi con lai.

Bây giờ, ông rổ rá cạp lại với “bà đang ở”. Không biết xuất xứ và hoàn cảnh của “bà đang ở” là ở với nhau theo dạng, diện nào…

Tôi chỉ chú ý đến đến đứa con rơi của ông còn bên Việt Nam. Như ông kể, “…cô nó cho tui hay, tuy là tui không nhìn. Nhưng mỗi lần nó ghé nhà bà nội để hỏi thăm tui, cô nó đều cho nó tiền, (không biết là có hay không?). Tới nó lớn, thì không ghé nhà tìm tui nữa. Sau đó, nó lấy vợ, rồi về bên nhà vợ nó phụ làm ăn – tự ông già vợ nó có xe đò… chắc nó làm lơ xe đò nên lấy con gái chủ xe để lên tài…

Chuyện là chặp tết vừa rồi, cô em tui nói, nghe người ta đồn là nó trúng số. Trúng gì mà tới mấy trăm ngàn đô la; người khác lại nói là nó trúng tới bạc triệu đô, chứ mấy trăm ngàn mà ăn thua gì! Không thấy nó mua cái xe hơi mới đã hơn trăm ngàn đô la…

Chừng cô em tui thấy vợ chồng thằng cháu đi xe hơi đời mới thật thì nhỏ em tui mới tin. Nó gọi cho tui hay, “anh không về lo cho nó qua Mỹ, đem tiền qua bển làm ăn. Chứ để nó ở bên này, bên nhà vợ nó cũng rút rỉa hết thôi! Dù gì cũng máu mủ của anh…”

Thành thử, tui tính về. Thôi thì nhìn nhận nó là con tui – cho nó vui. Bây giờ thử DNA dễ quá mà. Tui bảo lãnh cho vợ chồng con cái nó qua bên đây. Mấy đứa nhỏ thì được đi học, vợ chồng nó muốn làm ăn gì thì cũng có tui hướng dẫn…


Tôi tới giờ phải đi, đành xếp cái laptop che mặt để hóng chuyện chứ có đọc gì trên laptop đâu! Nội đọc chữ “đời” trên trán người giàu tình lắm nghĩa kia đã choáng váng, chới với… thôi, chơi vơi đi làm.


Phan

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.