logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 21/03/2014 lúc 05:46:59(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Ông Ngô Nhật Đăng cùng Dean Peng xuống xe ở châu Vân Sơn, Vân Nam
Người bạn nhà báo nói khi cuộc chiến Trung Việt xảy ra anh mới gần 12 tuổi, chỉ hận mình không đủ tuổi vào lính để đi đánh bọn “quỷ Việt Nam”.

Anh kể: "Hàng ngày đi học về chúng tôi đứng ở cửa Đại sứ quán Việt Nam, thấy xe chạy ra là đuổi theo hò hét :” Việt Nam là kẻ thù, tại sao lại cho chúng ở Bắc Kinh của chúng ta”.

Khi học đại học anh mới bắt đầu tìm hiểu, anh bảo: ”Chúng tôi không tin một cách vô điều kiện vào chính phủ nữa”.

Anh không còn nghĩ Việt Nam là kẻ vô ơn, tàn ác như những lời tuyên truyền nhưng vẫn cho rằng “cuộc phản kích tự vệ” là đúng đắn, Trung Quốc không hề chiếm của Việt Nam một tấc đất nào. Rồi một sự kiện xảy ra làm đảo lộn tất cả.
UserPostedImage
Tác giả Ngô Nhật Đăng và bà Hoa, người rời VN năm 1978

UserPostedImage
Khu có nhiều người Hoa từ VN trở về thuộc châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam

UserPostedImage
Nhiều người Hoa từ VN về đã bỏ làm ruộng và chuyển sang buôn bán

UserPostedImage
Tác giả cùng anh Thành và chị Hoa

Anh nói : "Năm 1990, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với bộ lễ phục trắng toát tham dự Á Vận hội ở Bắc Kinh với tư cách là “khách mời đặc biệt” của Trung Quốc và Quân ủy trung ương có lệnh cấm không nhắc đến cuộc chiến năm 79 nữa.

"Nó làm toàn thể quân đội bị sốc," Dean kể. Từ đó anh tìm hiểu cuộc chiến qua các cựu chiến binh. Anh kết luận: "Ban đầu họ bị làm công cụ, rồi bị lãng quên và cuối cùng là vứt bỏ”.

Nông trường Hoa kiều
Cả hai nhà nước đều là những tay lão luyện trong nghệ thuật tuyên truyền.

Trung Quốc tẩy não người dân và quân đội để phát động chiến tranh bằng con bài Hoa kiều (những người Việt gốc Trung Quốc).

Dean bàn với tôi: "Chúng ta hãy đến nông trường Hoa kiều để tìm hiểu".
Nông trường này thuộc tỉnh Vân Nam nằm giữa thành phố Văn Sơn và thị trấn Khai Viễn thuộc châu Văn Sơn.

Chúng tôi xuống xe ở một thị trấn nhỏ của người Hồi rồi đi xe ba bánh đến nông trường.

Những cánh đồng mênh mông đang làm đất chuẩn bị cho vụ trồng trọt mới, đất đai màu mỡ xen lẫn những thửa ruộng trồng rau và những khu đất căng lưới đen làm giảm bức xạ mặt trời để trồng tam thất, một loại dược liệu quý có giá trị như vàng.

Đến khu chợ, Dean hỏi thăm và người ta chỉ dãy phố nằm dọc hai bên đường, cô gái chỉ đường nói : “Có nhiều người Việt lắm đấy”.

Chúng tôi bước vào một quán ăn, một phụ nữ trung niên bước ra hỏi tôi bằng tiếng Trung, tôi lắc đầu và nói bằng tiếng Việt: "Chị biết nói tiếng Việt Nam không?"

Chị ngạc nhiên: "Biết, biết…" và nhìn tôi chằm chằm.

Tôi tiếp: "Em là người Việt Nam đây, ở Hà Nội mới sang."

Mắt chị sáng bừng, nắm chặt tay tôi : "Chị cũng là Việt Nam ở Uông Bí [Quảng Ninh]".

Tôi cười:

- Bọn em đói lắm rồi, chị có cái gì cho bọn em ăn nào?

- Chỉ có bánh cuốn và bún thôi, món Việt Nam đấy.

Cậu em đi cùng reo lớn :

- Tuyệt vời chị ơi, thèm món Việt quá rồi, cho em cả hai, em ăn được hết.

Chị nổi lửa và tráng bánh cuốn, Dean háo hức chụp ảnh và đòi tôi giải thích về cách làm món ăn này.

Chị chủ quán gọi điện thoại, chừng vài phút sau một người đàn ông đi xe đạp về, chị bảo :

- Anh đấy, chồng chị đấy.

Rời khỏi Việt Nam
Ăn xong, chúng tôi đề nghị anh chị kể lại chuyện của mình, họ rất vui lòng đồng ý và cho phép chúng tôi ghi âm lại cuộc chuyện trò.

Và đây là câu chuyện của họ :

Hai người lấy nhau và khi đứa con đầu lòng được hai tháng thì xảy ra “sự kiện người Hoa” năm 1978.

Không có lệnh đuổi của chính phủ Việt Nam, cũng như lời kêu gọi hồi hương của Trung Quốc, chỉ thấy : “Xung quanh lũ lượt người Hoa, từ Sài Gòn ra, Hà Nội xuống, đổ ra vùng biên giới để sang Trung Quốc”.
Anh chị cũng gói ghém đồ đạc, bỏ lại nhà cửa cùng gia đình lên đường.

Người chị gái của chị yêu một người Việt Nam nên quyết định ở lại không theo mọi người.

Anh người yêu bị buộc thôi việc, hai người lấy nhau và một thời gian cũng chịu nhiều cay cực.

"Mấy năm trời ngày nào cũng phải quét dọn những thứ bẩn thỉu ném vào trong nhà, ra đường bị ném gạch đá, nhưng hai người vì yêu nhau vẫn cắn răng chịu đựng rồi sau cũng qua khi hai bên (Việt-Trung) trở lại bình thường”.

Hàng chục ngàn người lội qua đen đặc dòng sông Nậm Thi, chính phủ Trung Quốc đón họ và đưa về vùng Vân Nam này.

“Họ phát cho mỗi người một cái áo bông quân đội dài thượt và dầy cộp để chống cái lạnh khốc liệt, một căn nhà đất, một cái giường và mỗi người một cái ghế.

"Dân Trung Quốc lúc đó khổ lắm, quần áo mặc còn phải vá, ăn cơm độn ngô, còn mình được ưu tiên ăn cơm trắng”.

Vẫn là người Việt
Họ được chia đất, tổ chức thành các đội sản xuất và bắt đầu học làm ruộng, được trợ cấp thêm 18 nhân dân tệ/ tháng.

Không quen nổi với cuộc sống cực khổ, những người Hoa kiều lại tìm cách ra đi, họ rủ nhau đi bộ ròng rã hang tháng trời từ Vân Nam đến Quảng Đông, Quảng Tây để vượt biển.”

"Lúc đó chính phủ Trung Quốc cũng kệ không quản lý. Loạn mà,” anh Lý Bạch Thành (tên người chủ nhà) nói.
Anh kể: "Người chết nhiều lắm, ngày nào cũng có hàng chục xác chết dạt vào bờ, nhưng người vẫn ùn ùn đến, có cả các cụ già chống gậy, có những người còn đẻ rơi trên bờ biển”.

Anh có sáu anh chị em, cha mẹ anh thấy vậy quyết định cho ba người em khỏe mạnh vượt biển, còn dẫn ba người quay về Vân Nam để lỡ "chết đứa này còn đứa khác”.

Ba người em của anh may mắn thoát chết và định cư ở Canada, và đã bảo lãnh cho cha mẹ sang đó.

Anh chị chịu khó làm ăn và "người Việt mình nhanh nhẹn mà, biết buôn bán nữa nên cũng khá hơn dân bản xứ em à”.

Anh Thành và chị Hoa vẫn nhận mình là người Việt trong lúc chuyện trò.

Hai con gái anh đã học xong đại học và làm việc tại Côn Minh.

Anh bảo : “Chúng nó vẫn biết nói tiếng Việt, nhưng con nó thì quên rồi”.

Chị thở dài: "Thấm thoắt mà đã 36 năm rồi. Đời ngắn ngủi quá em ơi."

'Lưu luyến'

Tôi hỏi thăm anh chị về những người Việt gốc Hoa còn ở đây, nói chung họ đều có cuộc sống ổn định, có người trở thành ông chủ lớn vì trồng tam thất.
Một số ít vẫn làm công nhân nông trường nhưng hầu hết họ đều cho thuê ruộng đất Một khía cạnh bi thảm của những người này là họ trở thành người không có Tổ quốc, người Việt không nhận họ đã đành mà người Trung Quốc cũng không coi họ là công dân.

Anh Thành bảo: "Về sau cũng được cấp hộ khẩu Trung Quốc, nhưng vẫn ghi là Hoa kiều, ngoài miệng không nói nhưng thật ra vẫn phân biết đấy”.

Ai cũng nhớ Việt Nam da diết, chị Hoa thẫn thờ: "Mình sinh ra, lớn lên ở Việt Nam mà, nhớ lắm.

"Mà lạ thật cái đất Việt Nam làm người ta lưu luyến em à."

Anh Thành kể năm 2007 anh có về Việt Nam, có nhìn lại mảnh đất xưa của mình, gặp lại bạn bè thời trẻ, ai cũng ngậm ngùi.

Tôi hỏi anh có oán giận gì không? Anh cười hiền lành: "Không giận đâu, chính trị mà, ông này lên thì lại có chính sách khác, chứ người dân có oán giận gì nhau đâu."

Dean hỏi hai anh chị một số câu hỏi, vì anh chị không giỏi tiếng Bắc Kinh nên cậu em đi cùng phải đóng vai phiên dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Chị Hoa khâm phục lắm: "Biết tiếng Anh thích nhỉ ? Hai chú nhớ gửi ảnh cho anh chị nhé. Mà đúng các chú là nhà báo rồi, đúng không?"

Chúng tôi trao đổi số điện thoại, anh Thành gọi điện cho người em trai để lấy địa chỉ email cho chúng tôi gửi ảnh, hẹn gặp lại nhau ở Việt Nam hoặc Trung Quốc.
Anh Thành bảo: "Ngày trước phải lên Lãnh sự Việt Nam ở Côn Minh xin thị thực, nhưng giờ thì dễ rồi, xuống Hà Khẩu cũng được cấp ngay."

Chúng tôi lưu luyến chia tay, lại lên chiếc xe ba bánh ra đường quốc lộ để đón xe, chị Hoa vẫy tay gào to: "Nhớ quay lại chú Đăng nhé, lần sau phải ở lâu đấy."

Ngồi trên xe tôi cứ ngẫm nghĩ mãi, giá như những người lãnh đạo có cái đầu tỉnh táo, có trái tim ấm nóng và nhất là có một cơ chế giám sát quyền lực để nó khỏi trở thành vô độ thì tốt biết bao.

35 năm, một khoảnh khắc ngắn ngủi của lịch sử nhưng nó bằng quá nửa một đời người.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.