logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 24/03/2014 lúc 05:17:58(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
"Cười lên đi em ơi, dù nước mắt rớt trên vành môi, hãy ngước mặt nhìn đời, nhìn tha nhân ta buông tiếng cười..." mấy câu hát nhẹ nhàng mà kiêu bạc của Lê Hựu Hà mấy ngày nay cứ vang vang trong đầu tôi mãi không thôi kể từ khi tôi may mắn chụp được bức hình trên.

Nếu chỉ nhìn bức ảnh thì bạn không thể tưởng tượng những gì đang xảy ra với họ. Chàng trai bên trái là Võ Văn Bảo, con trai ông Võ Văn Bửu và bà Mai Thị Dung, một gia đình Phật Giáo Hòa Hảo ở tỉnh An Giang. Năm 2005, hai ông bà trong khi đang hành đạo thì bị bắt và kết án tù vì tội "gây rối trật tự công cộng" và "chống người thi hành công vụ". Ông Bửu bị kết án 7 năm tù và đã ra tù năm 2012. Bà Dung bị kết án 5 năm tù, rồi lại lãnh tiếp án 6 năm tù trong khi đang mang trọng bệnh từ năm 2007, người chỉ còn nặng khoảng hơn 30kg. Gia đình Bảo rất nghèo, ở quê làm ruộng, một vợ và một con nhỏ, nhưng vẫn phải gắng làm lụng để thăm nuôi mẹ trong tù và nuôi người cha bệnh tật vừa ra tù xong.

Cô gái bên phải là Bùi Thị Diễm Thúy, gia đình cũng theo Phật Giáo Hòa Hảo ở An Giang, cha là Bùi Văn Trung, em trai là Bùi Văn Thâm, cũng đều bị bắt và kết án vì tội "gây rối trật tự công cộng" và "chống người thi hành công vụ". Ông Trung thì bị bắt và kết án 4 năm tù do lập đàn niệm Phật tại gia mà không theo sự chỉ đạo của Ban trị sự do nhà nước lập ra. Còn anh Thâm thì bị bắt cóc khi trên đường đi rao bán giá sống và bị kết án 2 năm rưỡi tù giam vì tội chống người thi hành công vụ. Khi anh Thâm bị bắt, có rất nhiều an ninh với máy quay phim tại hiện trường. Vậy mà ra tòa khi người nhà yêu cầu trưng ra bằng chứng thì viện kiểm sát đánh trống lảng sang chuyện khác... Gia đình họ rất nghèo khó, chỉ có nghề làm giá sống ở ấp Phước Hòa, xã Phước Long, huyện An Phú, tỉnh An Giang, gần sát biên giới Cam pu Chia.

Mới đây, ngày 11/2/2014 khi chị Thúy, anh Bảo cùng nhiều đồng đạo và chị Bùi Thị Minh Hằng trên đường đến thăm gia đình anh Nguyễn Bắc Truyển đang bị khủng bố đập phá ban thờ thì tất cả 21 người lại bị bắt, 18 người được thả, 3 người tuyệt thực từ khi bị bắt cho đến bây giờ chưa có thông tin gì thêm. Anh Minh chồng chị Thúy là người cũng bị bắt giam cùng với chị Bùi Thị Minh Hằng và chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.

Đọc đến đây, chắc các bạn lần đầu biết về những sự việc liên quan đến đạo Hòa Hảo chắc phải nhức đầu vì những thông tin toàn tù tội và những chuyện giời ơi chỉ có ở Việt Nam. Cho tôi xin lỗi các bạn và tôi cũng không định biến bài viết này thành một bài thuyết giảng nhập môn Phật Giáo Hòa Hảo. Nhưng quả thật có quá nhiều chuyện rùng rợn và nếu bạn không ngại tìm hiểu thì xin mời hãy cứ dùng internet mà tìm đọc tiếp câu chuyện của họ, những người nông dân chân chất An Giang, suốt đời chỉ có đồng ruộng, bờ kênh và một lòng thờ Phật, thờ ông bà tổ tiên, thờ những anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam... không thờ thần thánh nếu không rõ nguyên nhân.

Mấy ngày nay chị Thúy và anh Bảo đang cùng những nhân chứng trong vụ án bắt người rất mờ án tại An Giang ra Hà Nội để tiếp xúc với các tổ chức quốc tế, nộp đơn khiếu kiện tại Bộ Công an và giao lưu với giới đấu tranh miền Bắc. Tất cả mười bảy người ra Bắc lần này đều bị bắt giữ trái phép, bị đánh đập, bị còng tay, bị phơi nắng và bỏ đói ngay tại công an huyện ở một quốc gia vẫn nhơn nhơn tự xưng là đất nước hạnh phúc thứ nhì thế giới, một quốc gia mà trớ trêu là vừa mới đây được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Bạn sẽ thế nào nếu người thân của mình rơi vào hoàn cảnh như họ? Bạn sẽ thế nào khi bàn thờ gia đình mình bị đập phá? Bạn có chắc một mai bạn vẫn an toàn trước một chế độ hành xử côn đồ, chà đạp lên nhân phẩm và cuộc sống của những người dù họ chỉ khác biệt về niềm tin với nhà nước? Từ trước đến giờ họ đã bị đàn áp rất nhiều và chỉ biết cắn răng chịu đựng những án tù khủng bố, cắn răng rạch bụng phản đối bất công, hết bố lại con, hết anh đến em thay nhau đi thi hành án vì những tội danh mà chỉ có quỷ thần mới biết bằng chứng ở đâu. Không ai biết! Không tờ báo nào lên tiếng! Không một ai ngoài đạo hiểu được chuyện của họ mà chỉ nghe loáng thoáng đấy là một lũ phản động, gây rối trật tự xã hội.

Thời gian gần đây do nhờ sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, nhờ nhiều tù nhân lương tâm đã thi hành xong các bản án nặng nề, nhờ sự đấu tranh quyết liệt của nhiều hội đoàn trong nước và quốc tế, người dân mới biết được một chút những gì thực sự đang xảy ra trên khắp đất nước về vấn đề đàn áp tôn giáo, nhất là những nơi xa xôi nghèo khó. Tôi tin rằng với đà phát triển mạnh mẽ của các hội đoàn dân sự, các phương tiện truyền thông xã hội, nhất định sẽ ngày càng có nhiều người đứng lên phản đối, nhất định cuộc sống và phẩm giá con người Việt Nam phải được nhà nước tôn trọng.

Bảo ơi, Thúy ơi, các bạn ơi... Cười lên đi em ơi, cười để dấu những dòng lệ rơi, hãy ngước mặt nhìn đời, nhìn đổi thay ta vang tiếng cười.
Hà Nội 21/03/2014
Nguyễn Lân Thắng
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.036 giây.