logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 25/03/2014 lúc 07:17:26(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Không biết bạn thì sao, tôi có nhiều tật, thói quen mà tôi cho là xấu, nếu không nói là bất thường hoặc mát dây, chưa bị đưa vào nhà thương điên là còn may. Một trong những thói quen không tốt ấy là tật ngồi nói một mình. Đã không biết bao nhiêu lần tôi bắt gặp mình đang độc thoại, miệng và tay chân hòa nhịp với nhau như đang thật sự nói chuyện với một người vô hình nào đó; khi thì đưa tay lên phân bua, có khi múa máy ra điều như đang giải thích hoặc tâm đắc với một chuyện gì lý thú lắm, cũng có lúc chân đá nhẹ cọng cỏ lúc đứng ngoài sân, cười tủm tỉm như đang tâm sự với một người tình trong mơ.

Thật sự tôi không thấy ai hết trơn, không biết hình dạng người mình đang đối thoại to ốm, xấu đẹp như thế nào, chỉ biết có những ý tưởng đối qua chiếu lại, khiến tôi trở thành một diễn viên đứng ở bên này phòng nói một câu, xong nhảy ra phía bên kia để đáp lại một câu, cũng chỉ một mình tôi thôi nhưng đóng hai vai để đáp qua đáp lại về một đề tài nào đó có khi kéo dài cả tiếng đồng hồ.

Thường thì thói quen độc thoại chỉ phát hiện khi tôi đang ở đâu đó một mình, không có ai bên cạnh, như ở trong nhà, ngoài sân, ở bãi biển hoặc trong công viên vắng vẻ. Tôi nói lẩm bẩm, không phát ra tiếng lớn, hình như vậy. Thế nhưng cũng có những lần tôi ngẫng nhìn lên hoặc quay đầu lại, chợt thấy một ai đó đang ngó mình chằm chằm, mặt đăm chiêu với một câu hỏi lớn được vẽ bằng đôi chân mày nhíu lại, mắt trợn to. “Anh đang nói chuyện với ai thế?” có người từng hỏi mà tôi không biết trả lời sao, chỉ mỉm miệng cười với bộ mặt chắc là đỏ lắm vì ngượng.

Một lần kia, có lẽ cũng đã gần một chục năm trước, gặp một anh bạn văn vong niên, chưa kịp hỏi han gì thì liền nghe anh hỏi ngay lập tức với nét mặt nửa như quan tâm về bệnh tâm thần của tôi, nửa như muốn cười vì mới khám phá ra tật lạ của tôi, “Hôm nọ tao thấy mày ngồi ở trong xe đang đợi đèn ở ngã tư Bolsa đây, miệng cười nói huyên thuyên, đầu quay qua bên này, xong quẹo qua bên kia, mặt hân hoan lắm. Tao nhìn kỹ trong xe, thấy chỉ có một mình mày, không ai ngồi bên cạnh. Vậy mày cười nói với ai thế? Nói chuyện với ma hả?”

Anh kèm theo câu hỏi với những tiếng cười hềnh hệch trước khi uống cạn chai bia, khiến tôi bối rối như bị bắt quả tang vừa làm một chuyện vụng trộm. Thật tình tôi không nhớ mình đã ngồi nói trong xe như vậy. Chắc bữa ấy đang nghe một bản nhạc hợp ý nên vui trong lòng rồi nói năng lung tung chăng?

Thường thì tôi không biết mình đang bị người khác theo dõi, và những mẩu đối thoại cũng luôn là những câu chuyện vui tưởng tượng. Tôi từng bênh vực tật nói lẩm bẩm của mình, cho rằng đó là một thói quen giúp cho tôi tăng thêm sự sáng tạo. Quả vậy, một số bài viết trước đây của tôi xuất phát từ những mẩu độc thoại, y như một câu chuyện ở trong đầu bỗng nhảy ra ngoài biến thành những dòng chữ nhảy múa trên trang giấy.

Nhưng nói gì thì nói, dần dà tôi tôi nhận ra sự độc thoại lớn tiếng là một tật xấu không nên giữ. Về mặt thể chất, tôi thường bị bệnh nhức đầu có lẽ vì suy nghĩ quá nhiều với những mẩu chuyện miên man không đầu không đuôi ấy, và cũng có lúc bị mất ngủ vì các câu chuyện vẫn diễn ra trong óc trong khi thân thể đang cần nghỉ ngơi.

Mỗi lần đi ngang phố Bolsa, thấy mấy ông (và mấy bà) vô gia cư đứng nói chuyện một mình, tôi nhận ra tôi cũng như họ chứ không khác gì mấy. Có điều tôi chưa bao giờ la hét, mắng chửi ai trong những cơn độc thoại như họ. Tôi cũng chưa bao giờ dám đứng ở ngay ngã tư đông người mà nói năng lớn tiếng, vung tay đá chân như mấy cư dân Bolsa của tôi đang cãi nhau với người vô hình.

Tật nói một mình xuất phát từ bên ngoại tôi. Hồi còn bé, tôi thường bắt gặp mẹ ngồi cười nói một mình, tay gõ nhịp trên bàn như đang vui lắm với một câu chuyện gì đó. Ngày trước tôi thương mẹ, cho rằng cuộc đời bà quá cô đơn từ ngày cha tôi mất sớm, nên bà cần có một lối thoát cho thói quen thích nói của mình. Sau này thì tôi lo cho bà, vì biết đó là một triệu chứng của bệnh tâm thần mà tôi cũng đã vướng vào.

Mấy năm sau này, nhờ có kỹ thuật tân tiến của nhân loại nên tôi cũng đỡ lo chuyện bị phát giác đang độc thoại ở nơi công cộng. Ngày nay hầu như ở đâu cũng có người đứng nói một mình ở nơi công cộng. Họ trao đổi với ai đó qua điện thoại riêng, có khi nói lớn như giữa nơi không người.

Mới trưa hôm trước, tôi vào chợ Costco mua mấy món ăn. Chợ nằm ở Garden Grove, gần phố Little Saigon nhất so với các chợ Costco khác nên có khá nhiều khách hàng gốc Việt. Ở quầy bán trái cây, đứng lựa mấy nải chuối, tôi cầm mấy nải “xấu” bỏ qua một bên, lục lọi lung tung sâu xuống đáy thùng để tìm nải “tốt” cho mình, chợt nghe có tiếng quát to, “Tao nói mày không được làm như vậy!”

Tôi hết hồn, tay làm rơi nải chuối, tưởng lâu lâu mình mới ăn gian một tí thì liền bị bắt quả tang. Quay đầu nhìn, thấy một ông Việt Nam đang tiếp tục nói lớn, mặt mày đỏ rần như đang say rượu. Ông trừng mắt nhìn tôi, nhưng rồi sau vài giây quan sát, tôi biết ông không thấy tôi mà đang nói chuyện rất giận dữ với một ai đó qua điện thoại bằng blue tooth. Ông đồng hương này tiếp tục đi tới hàng thịt, miệng vẫn cãi nhau với một ai đó mà tôi đoán là người thân của ông.

Nhìn ông vừa đi vừa nói một mình, tôi nghiệm ra cõi giới mình đang sống vẫn luôn diễn ra nhiều cuộc độc thoại của những người tưởng bình thường về tâm lý. Nếu từng sống trên núi mấy chục năm, mới bước xuống đất Mỹ này và không hề biết những phương tiện tối tân của nhân loại, làm sao tôi biết người đàn ông kia đang nói điện thoại với một người khác qua một làn sóng vô hình? Biết đâu chừng tôi cũng đã nhiều lần nói chuyện với “ai đó” ở một cõi khác mà các giác quan kém cỏi của bản thân không thể nhận ra?

Nói cái này cho bạn vui, bớt lo cho tôi nha. Đó là dạo này tôi bớt dần tật độc thoại, nhờ tập quán sát hành động, tư tưởng của mình. Mỗi lần biết mình đang bắt đầu “du xuân” vào một cuộc nói chuyện mới nào đó, tôi liền tỉnh thức và tự nhắc mình, “đang du xuân, đang du xuân,” hoặc “đang nói một mình, đang nói, đang nói,” hay “đang tưởng tượng, đang tưởng tượng,” và “đang cười một mình rất vô duyên, rất vô duyên,” vân vân. Nhờ vậy tôi có thể chấm dứt cuộc vui của sự suy nghĩ lan man để trở về với thực tại.

Tôi có cảm tưởng bài viết này là một buổi nằm trong phòng khai bệnh với bạn, một bác sĩ tâm thần bất đắc dĩ. Đầu đuôi bài viết lẩm cẩm hôm nay đã bắt nguồn từ câu chuyện “Tinh Tế Vô Cùng” in trong cuốn “Bát Nhã Tâm Kinh Giảng Giải” của ngài Thiền Sư Thích Thanh Từ mà tôi mới thỉnh ở chùa Hương Tích, Santa Ana hôm đầu năm Giáp Ngọ vừa qua. Sách gồm tiếng Việt và tiếng Anh, được dịch sang Anh ngữ bởi một nhà tu hành nào đó tên Tuệ Ấn, được biên soạn bởi Sư Cô Thuần Bạch và Fran May ở Diệu Nhân Thiền Viện, một “convent” dành cho các ni nằm trên miền cao nguyên Rescue City, Bắc California.

Chuyện “Tinh Tế Vô Cùng” được biết như sau:

Đây là chuyện của Thiền Sư Yamamoto Gempo.

Có một thiền tăng Lâm Tế, Thượng Tọa Matsubara, và danh từ tiếng Anh đúng nhất để diễn tả Sư là “người diễn thuyết.” Sư giảng rất hay và thường đi với Thiền Sư Gempo để giảng trong những buổi thuyết pháp không phải là tuần tiếp tâm.

Có một lần, Thiền Sư Gempo không thể dự buổi giảng. Thời tiết quá xấu, và dù cho buổi giảng đã được thông báo rất lâu trước đó, vẫn không có nhiều người đến như dự trù. Thực sự, chỉ có ba người. Tuy nhiên, Thượng Tọa Matsubara đã giảng y như cử tọa là hai, ba trăm người.

Sau đó, Thiền Sư Gempo gặp Thượng Tọa và hỏi, “Thị giả của tôi cho biết vì trời bão tố nên chỉ có ba người đến dự buổi giảng. Tuy vậy, Sư đã giảng cũng y như có đông người. Hãy cho tôi hỏi, ví như chỉ có một người đến thì Sư có giảng y như vậy không?

“Vâng, con sẽ giảng như vậy.”

“Ví thử không có ai đến thì sao?”

Thượng Tọa Matsubara trả lời, “Thì con không giảng.”

Lập tức Thiền Sư Gempo bảo, “Vậy là không tốt rồi! Sư có ngồi thiền chỉ vì có bạn bè không? Sư không ngồi thiền một mình được sao?”

“Vâng, con ngồi một mình được.”

“Có phải Sư niệm A Di Đà Phật chỉ vì có người khác cùng niệm? Một mình Sư không thể niệm Phật được sao?”

“Dĩ nhiên con làm được.”

Thiền Sư Gempo bảo, “Như vậy thì dù không có ai đến, cột nhà, sàn nhà cũng lắng nghe Sư thuyết.”

Điều này cũng đúng với cây đàn Koto của Nhật. Đàn làm bằng gỗ Kiri. Đây là một loại gỗ rất mềm, và chỉ có gỗ này mới làm được đàn Koto. Dĩ nhiên, người làm đàn Koto phải kiếm loại gỗ Kiri tốt nhất. Gỗ này được tìm thấy trong những ngọn núi xa thẳm, gần một ngôi chùa mà cây Kiri có thể nghe được tiếng chuông chiều.

Câu chuyện chấm dứt ở đó, để lại “tiếng chuông chiều” ngân nga và thanh thoát trong tâm tư tôi. Thế rồi ý tưởng cột nhà, sàn nhà biết lắng nghe của thiền sư đã gợi nhắc tật độc thoại, đưa đến bài viết này. Từ nay, nếu thói quen xấu kia trở lại, tôi vẫn cố gắng nhận ra nó và ngưng ở đó, bằng không thì nương theo nó để nói những lời êm ái, đem đến sự bình an cho vạn vật, cho dù vạn vật ấy chỉ là mấy bức tường, bàn ghế, cỏ cây chung quanh nhà.
Phúc Quỳnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.079 giây.