logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 25/03/2014 lúc 10:19:52(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Truyện Kiều trước khi được nhóm Nam Phong tạp chí gây thành phong trào sùng bái (1924), vốn đã phổ biến rất sâu rộng trong giới nho sĩ cũng như trong quần chúng bình dân Việt Nam.

Giới Nho sĩ lấy việc ngâm vịnh truyện Kiều làm lạc thú thanh cao và trong lúc trà dư tửu hậu nhiều người còn làm bài hát nói về Kiều cho đào nương ca, thơ tập Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều và bói Kiều.

Có tài liệu ghi nhận hai vị vua Minh Mệnh và Tự Đức đều trân trọng Đoạn trường tân thanh (ĐTTT) và ở kinh đô trong những năm đầu thế kỷ XIX khi tác phẩm của Nguyễn Du mới hành thế, có phong trào hoàng thân quốc thích, vương tôn công tử của Sông Hương-Núi Ngự đua nhau sao chép Truyện Kiều và coi việc biết thưởng thức Kiều là tiêu chuẩn phân biệt giữa kẻ thanh người tục.

Một nho sĩ thành danh, Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ (1861-1908), từ kinh đô về Hà nội đã mang theo một bản Kiều và tặng bạn là Kiều Oánh Mậu (1853-1912) để cho ấn hành. Ông kể lại: “Năm Ất Mùi, tôi đương học ở quốc tử giám, có công tử họ ngoại của vua cầm đến tặng tôi một bản Kiều mới, nhan đề là Đoạn trường tân thanh. Tôi mở ra đọc, thấy châm chước từng chữ, từng câu, thay cũ đổi mới: danh bút phê bình, cơ thần linh động; lại được vua phê cho đôi câu đối nêu ở đầu sách. Người đẹp, văn hay, được đóa thiên hương làm tăng thêm khí sắc. Vậy nên người ngâm vịnh quý hơn được ngọc bích, truyền nhau sao chép, giá giấy đắt như giấy quý Lạc Đô.

Mùa hè năm nay, tôi ở kinh vinh quy, mang sẵn bản Kiều ấy đưa biếu Giá Sơn (chỉ Kiều Oánh Mậu). Giá Sơn trông thấy liền mừng cuống lên, nhân gia công kiểm duyệt tinh tường, rồi khắc in để nhiều người thưởng lãm”.
Một nhà nho khác ở Thăng long đời Tự Đức, phạm tội bị giam đã lấy Kiều làm thú tiêu khiển qua chuỗi ngày tăm tối, bằng cách làm thơ bình phẩm các nhân vật trong Kiều, kẻ được khen người bị chê sau khi cân nhắc cả tình lẫn lý (Nguyễn văn Thắng-tác giả Kim Vân Kiều án).

Các nho gia hữu danh như Phạm Quý Thích (1760-1825), Tôn thọ Tường (1825-1877), hay vô danh như Mộng liên đường chủ nhân, Phong tuyết chủ nhân Thập thanh thị đều dùng những lời hoa mỹ nhất để tán dương Truyện Kiều và phẩm hạnh cô Kiều trong những bài tựa cổ bản Đoạn trường tân thanh. Chẳng hạn mấy dòng sau đây trong bài tựa của Mộng liên đường chủ nhân:

“Trong trời đất đã có người tài tình tuyệt thế, tất thế nào cũng có việc khảm kha bất bình. Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê, đó là căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy.

Thế là lại có kẻ thương tiếc tài tình, xem thấy việc, trông thấy người, thì còn nhìn thế nào được mà không thở than rền rĩ. Nghĩa là bậc thánh mới quên được tình, bậc ngu không hiểu tới tình. Tình chung chú vào đâu, chính là chung chú vào bọn chúng ta vậy”.

Nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương (1870-1907) nổi tiếng sành sỏi thú phong lưu từng tự họa dạy con cái thú “lẩy Kiều” trong bài phú Thầy đồ dạy học:

Dạy câu Kiều lẩy,
Dạy khúc Lý kinh.
Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép,
Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành!

Năm 1905, Tổng đốc Hưng Yên là Lê Hoan tổ chức cuộc thi vịnh Kiều, chánh chủ khảo là nhà thơ Nguyễn Khuyến, dịp này Tiến sĩ Chu Mạnh Trinh được giải nhất về thơ Nôm.

Chu Mạnh Trinh (1862-1905) say mê truyện Kiều, cảm thông, “đồng điệu” với nhân vật Thúy Kiều đến mức sáng tác cả một tập thơ Nôm về Kiều (có tên Thanh Tâm tài nhân thi tập). Ngoài ra, còn có Bài tựa truyện Kiều viết bằng Hán văn (do Đoàn Tư Thuật dịch ra tiếng Việt). Bài tựa là một áng văn phẩm bình sâu sắc về Truyện Kiều, thể hiện phong cách cũng như văn chương tài hoa của Chu Mạnh Trinh.

Có lẽ khó tìm ra một bài ca ngợi thúy Kiều sâu sắc bằng bài tựa của nhà thơ nghệ sĩ họ Chu. Chu Mạnh Trinh đã dùng lòng mến yêu và thông cảm của một danh sĩ với giai nhân phận bạc để viết lên những lời có tình có lý, lại bằng lời uyển chuyển đầy âm điệu. Tình làm lay động tâm can, lý tràn sức thuyết phục khối óc, điệu làm rung động toàn thân, khiến bất cứ ai, cả những người vốn xưa nay hờ hững với cô Kiều khi đọc bài tựa cũng mủi lòng muốn cùng tác giả “đúc sẵn nhà vàng chờ người quốc sắc” và “mượn chùm phương thảo hú vía thuyền quyên”.

Ta hãy nghe nỗi đam mê của một nhà thơ với người trong truyện:

“Giả sử ngay khi trước, Liêu Dương cách trở, duyên chàng Kim đừng lỡ việc ma chay; quan lại công bằng, án viên ngoại tỏ ngay tình oan uổng. Thì đâu đến nỗi son phấn mấy năm lưu lạc, đem thân cho thiên hạ mua cười; mà chắc biên thùy một cõi nghênh ngang, ai xui được anh hùng cởi giáp. Thì sao còn tỏ được người thục nữ mà đủ đường hiếu nghĩa, tay đàn bà mà lại có cơ quyền. Thế mới biết: người khôn thì hay gặp gian truân, chuyện đời khéo lắm trò quanh quẩn.

Con tạo hóa vốn thương yêu tài sắc, nàng đã biết thế hay chưa. Khách má hồng đừng giận nỗi trăng già, ta cũng khuyên lời phải chẳng. Chỉ vì một tội mối manh chưa có, thề thốt đã nhiều, trăng gió mắc vào, phồn hoa dính mãi.

Cũng có người bảo: tại nước chảy mây trôi lỡ bước, nên cành đưa lá đón quen thân. Nào biết đâu bông hạnh nở ngoài tường chưa để con ong qua tới; cho có muốn lưỡi dao liều với mạng, lại e thành cháy vạ lây. Tấm lòng này như tuyết như gương, mối sầu nọ qua ngày qua tháng. Ngọc kia không vết, giá liên thành khôn xiết so bì. Nước đã trôi xuôi, hồn cựu mộng hãy còn vơ vẩn.

Bàn cho thật phải, tình cũng nên thương. Lại xem như bút mực tài hoa, đoạn trường mười khúc; trúc tơ phong nhã, hồ cầm một chương; câu thần vẳng vọng tiêu tao, bóng ngọc tưởng chiều não nuột; hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh, vậy nên khách đa tình say chuyện phong lưu, trăm năm cũ còn ghi tên tuổi hão; người chép sách tiếc vì tài sắc, nghìn thu sau nhặt lấy phấn hương thừa. Than ôi, một bước phong trần, mấy phen chìm nổi; trời tình mờ mịt, bể hận mênh mang. Sợi tơ mành theo gió đưa đi, cánh hoa rụng chọn gì đất sạch. Ai dư nước mắt khóc người đời xưa, thế mà giống đa tình luống những sầu chung, hạt lệ Tầm Dương chan chứa; lòng cảm cựu ai xui thương mướn, ngâm câu ngọc thụ não nùng.

Cho hay danh sĩ giai nhân, cùng một kiếp hoa nghiêm nặng nợ. Ngán nỗi non xanh đất đỏ, để riêng ai luân lạc đau lòng. Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu. Cái kiếp không hoa lẩm cẩm, con hồn xuân mộng bâng khuâng. Đã toan đúc sẵn nhà vàng chờ người quốc sắc, lại muốn mượn chùm phương thảo hú vía thuyền quyên.

Sẵn bút nghiên chia vịnh từng hồi, đem sự tích tóm làm một tựa. Bây giờ kể còn dài chưa hết, hạt ba tiêu như thánh thót mưa thu. Hỡi ơi, hồn còn có biết hay chăng? Bóng hoàn bội tưởng ra vào Lạc phố”.



Tuy nhiên, trong thế kỷ 19, nếu hầu hết kẻ đến với Truyện Kiều đều khen ngợi những vần gấm hoa của thi hào Nguyễn Du, thì một số nho sĩ tự nhận thấy có bổn phận đại diện cho tầng lớp duy trì cương thường trong xã hội, không thể không lên tiếng giúp đời bằng ý kiến về đạo lý. Đó là trường hợp Uy viễn tướng công Nguyễn Công Trứ (1778–1858) từng viết trong bài Kẻ sĩ: “phù thế giáo một vài câu thanh nghị”.

Các nhà nho này đứng ở quan điểm đạo đức cho rằng Kiều cũng như Phan Trần không thể là cuốn sách mà nam nữ nên đọc. Tại sao? Vì Thúy Kiều ở tuổi cài trâm đã vượt khuôn phép đạo lý lén hẹn hò, đính ước với Kim Trọng. Sau đó là cuộc đời gió bụi “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”, quen thói để “bướm lả ong lơi”, miệt mài với biết bao cuộc truy hoan vì lợi vì quyền với Mã giám sinh, Sở Khanh, Thúc Sinh và Từ Hải.

Nguyễn Công Trứ cho rằng Kiều bản chất dâm đãng lấy việc bán mình chuộc tội cho cha làm cái cớ để dấn thân vào cuộc hành lạc. Nhà nho miền Uy viễn viết những lời nghiêm khắc để phê phán cô gái họ Vương:



Đã biết má hồng thời phận bạc,
Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng.
Chiếc quạt, thoa đành phụ nghĩa Kim lang,
Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thì cũng phải.
Từ Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải,
Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh lâu,
Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu,
Mà bướm chán ong chường cho đến thế!
Bạc mệnh chẳng lầm người tiết nghĩa,
Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm.
Bán mình trong bấy nhiêu năm,
Đố đem chữ hiếu mà lầm được ai!
Nghĩ đời mà ngán cho đời.



Tản Đà cho dù mang dòng máu nghệ sĩ, phóng khoáng và từng chú giải truyện Kiều (Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện) và từng khóc giai nhân đời Hán Vương Chiêu Quân, nhưng ông cũng không hài lòng với phẩm hạnh cô Kiều, nhất là việc Kiều khuyên Từ Hải ra hàng khiến người anh hùng Việt Đông chết trận. Trong bài vịnh Kiều hầu rượu Hồ Tôn Hiến, ông đặt câu hỏi, nếu tổng đốc họ Hồ chịu nạp Kiều làm kẻ hầu hạ trong trướng gấm chứ không gả nàng cho thổ tù Vĩnh Thuận thì Kiều có tự trầm ở Tiền đường hay không?



Tiếng sấm ân tình bốn mặt ran
Tướng quân chi tiếc cánh hoa tàn

Đôi hàng nước mắt, đôi làn sóng
Nửa đám ma chồng, nửa tiệc quan

Tổng đốc cố thương người bạc phận

Tiền đường chưa chắc mả hồng nhan

Sờ sờ nắm đất bờ sông nọ

Hồn có xa nghe mấy tiếng đàn?



Nha nho Phan văn Trị (1830-1910) vốn chống đối thái độ hợp tác với Pháp của Tôn Thọ Tường (1825-1877) nên khi ông Tường làm thơ xót thương Kiều:



Mười mấy năm trời nợ trả xong

Sông Tiền đường đục hóa ra trong

Mảnh duyên bình lãng còn nong nả

Chút phận tang thương lắm ngại ngùng

Chữ hiếu ít nhiều trời đất biết

Mảnh tình nặng nhẹ chị em chung

Soi gương thiên cổ thương mà trách

Chẳng trách chi Kiều trách hóa công.



thì cử Trị dùng lời sắt đá chỉ trích kiều nữ là kẻ tham tài phụ nghĩa:



Tài sắc chi mi, hỡi thúy Kiều?

Cũng thương mà trách một đôi điều

Ví dầu Viên Ngoại oan vu lắm

Sao chẳng Đề Oanh sớ sách kêu?
Cái nghĩa chàng Kim tình đáng mấy

Thoi vàng họ Mã giá bao nhiêu?

Liêu dương ngàn dặm xa chi đó

Nỡ để Lâm Tri bướm dập dìu.



Tuy vậy, bút chiến về Kiều và Nguyễn Du chỉ nổ ra dữ dội trong tiền bán thế kỷ 20, sau khi Phạm Quỳnh nhân dịp giỗ Tiên điền Nguyễn Du vào 8-9-1924 (10 tháng 8 âm lịch) đã đọc một bài diễn văn xếp truyện Kiều vào hàng quốc hoa, quốc hồn, quốc túy của nước ta với một câu bất hủ: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”.

(Kỳ sau tiếp: Truyện Kiều sau Nam Phong)
Hoàng Yên Lưu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.132 giây.