logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/03/2014 lúc 05:11:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,167

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thiếu trí tuệ là khi người ta lao vào giải quyết chuyện bất công và lại gây vấn đề kinh tế

Trong nhiều gia đình, ta đều có thể gặp bài toán kinh tế sau đây. Ðứa con hậm hực vì đi học bằng cái xe thổ tả, nhỏ xíu, trị giá có vài ngàn, trong khi cha mẹ diện xe láng lẩy, đáng giá mấy vạn. Khi tốt nghiệp và đã có việc làm hoặc lập gia đình, đứa con vẫn chỉ có “một căn nhà nhỏ đi về có nhau,” trong khi cha mẹ lại thấy ngôi nhà thênh thang của mình bỗng dưng trống trải. Mươi năm sau, đứa con ở tuổi trung niên có thể là người trung lưu và cha mẹ thì thu vén dần vì lợi tức sút giảm. Và còn lo cho ngày về hưu vẫn có đủ lợi tức khả quan để sống đời tạm gọi là phong lưu...

Trong khúc phim quay chậm đến mấy chục năm, đứa con ở tuổi thiếu niên có thể nói đến nạn bất công, vì khác biệt lợi tức quá lớn so với người già đáng ghét. Còn bậc cha mẹ tới lúc về già thì nhìn lại chặng đường đã qua mà nói đến một sự bạc bẽo khác. Cả một đời ky cóp cho con cái, đến lúc an hưởng tuổi già thì lo đủ chuyện cho cái tuổi bất an, trong đó có chuyện bạc tiền. Không lẽ bắt con trang trải những khoản đầu tư mà mình đã hy sinh trước đó, để người con có được cuộc sống phong lưu như chính mình khi còn trẻ?

Suy rộng từ chuyện gia đình ra tới xã hội và nhìn sâu về quá khứ, ta đều thấy một sự thật khách quan là nhân loại đã có tiến bộ, với một lượng người đông đảo đã sống lâu hơn, ăn uống phủ phê hơn thời lầm than các cụ, chừng ngàn năm, trăm năm hay mới chỉ vài chục năm trước thôi.

Trong số nhân loại khá giả đó, Hoa Kỳ là quốc gia tương đối thuộc loại khá nhất. Người dân sống tự do với mức sống khá cao làm nhiều xứ khác thèm thuồng. Nhưng Hoa Kỳ cũng có nhiều tiếng than nhất về nạn bất công vì sự chênh lệch của mức sống. Có người quá giàu, còn giàu hơn bậc cha mẹ trung lưu trong thí dụ ở trên. Nhiều người khác thì vất vả như đứa sinh viên còn trẻ, với cái xe cổ lỗ, nhà ở chật hẹp tồi tàn và sống nhờ trợ cấp chẳng khác gì đứa trẻ vẫn cứ xin cha mẹ cho tiền túi.

Ðấy là lúc một sinh vật láu cá và nhiều khi gian trá nhảy vào cuộc. Họ là các chính khách đang ồn ào kết án nước Mỹ là quê hương của bất công xã hội, và đòi áp dụng những chính sách nâng đỡ xã hội. Ða số của thành phần này là những người chưa từng phải sống và phấn đấu trong khu vực tư doanh khắc nghiệt. Họ là chính khách chuyên nghiệp, đi từng bước vào chính trường bằng tiền thuế của dân và nơi nào cũng giương ngọn cờ công bằng xã hội.

Ðể chứng minh cơ sở khoa học của luận cứ xã hội - cũng khoa học như chủ nghĩa Marx thời xưa - họ nương vào các kinh tế gia thuộc loại thiếu trí tuệ. Cuộc tranh luận về công bằng xã hội vì thế vừa có mùi vị chính trị, vừa có màu sắc khoa học và thị trường chữ nghĩa hay truyền thông cứ vậy mà loan tải. Và gây nhiễu âm....

Chúng ta nên đánh vần từ a, b, c của hiện tượng bất công, được diễn tả qua mức sai biệt lợi tức quá lớn của từng thành phần. Các thống kê kinh tế, kết quả của nhiều đợt khảo sát dân số liên tục tại Mỹ, đều nói đến những lý do sơ đẳng sau đây của sai biệt lợi tức.

Trước hết là tuổi tác. Lớp người “nghèo” nhất thường ở tuổi từ 18 đến 26; thành phần “giàu” hơn thì ở tuổi trên 35 và lên tới đỉnh giàu sang phú quý ở tuổi 55. Ðến tuổi 65 - cái tuổi ngày xưa được mừng là “thọ,” ngày nay gọi là “sắp về già - lợi tức của họ tụt ngang mức trung bình của toàn quốc và toàn tuổi. Bài này có hạn nên xin miễn nói tới nhiều khía cạnh của tuổi tác, như đầu tư vào kiến thức hoặc tiết kiệm cho tương lai.

Kế tiếp, ta có thể nhìn ra một nguyên nhân khác của sai biệt lợi tức, là số người kiếm ra tiền trong một hộ gia đình. Các gia đình có hai lợi tức - vợ chồng cùng có việc - tất nhiên là “giàu hơn” các hộ chỉ có một người kiếm ăn, vì ưa thích nền độc lập của tình trạng độc thân chẳng hạn.

Và trong các gia đình thuộc loại “nghèo” nhất, ta thường có gia trưởng là bà mẹ độc thân, nhiều khi phải nuôi cả mẹ già lẫn con dại. Và nếu họ có cần trợ cấp hay tem phiếu thì ta thấy rằng đấy là lẽ công bằng.

Tuy nhiên, ít ai nêu câu hỏi là “vì sao nên nỗi?” Nêu câu hỏi để đặt vấn đề về giáo dục hay văn hóa thì đôi khi thoát tội khinh miệt phụ nữ, hay chống lại nữ quyền lại mắc tội kỳ thị màu da! Nói tới màu da, vì sao các hộ da đen lại thường rơi vào cảnh ngộ phụ nữ độc thân phải nuôi mẹ già (nhiều khi chỉ ở tuổi ba bốn chục) và một bầy con thơ? Vì sao các hộ gia đình gốc Á Châu lại ít bị như vậy?

Các kinh tế gia uyên bác hơn thì đi sâu vào chuyện “nhóm ngũ phân.”

Xin có lời giải thích. Người ta chia dân số làm năm, mỗi thành phần chiếm 20% dân số, và so sánh lợi tức của nhóm ngũ phân (quintille) giàu nhất với nhóm nghèo nhất. “Hệ số Gini” đo lường sự khác biệt đó, càng cao thì xã hội càng bất công. Cũng theo hướng này, ta còn có thể chia ra thành nhóm “thập phân” hay cao hơn nữa, để thấy rằng 10% hay 1% những người giàu nhất lại nắm một lượng tài sản gấp bội nếu so với các thành phần còn lại.

Quả thật là trong nhiều năm vừa qua, kinh tế Hoa Kỳ đã rơi vào trạng thái bất thường với những chính sách kinh tế cản trở tiết kiệm vì lãi suất quá thấp và kéo dài nạn suy trầm làm nhiều người khó tìm ra việc nên ở dưới mới có nhiều người nghèo. Một lý do phức tạp ít được các chính khách đề cao công bằng xã hội nói tới là mức bội chi quá cao của ngân sách liên bang. Nền kinh tế phải trợ cấp khối công chi của nhà nước nên năng suất thì giảm, rủi ro tài chính thì tăng và sự phân bố tài nguyên bất thường như vậy mới gây thiệt hại cho thành phần có ít tài sản, tức là dân nghèo.

Một lý do sâu xa và lâu dài là thay đổi quá nhanh trong tiến tình tổ chức sản xuất làm nhiều người không kịp học nghề mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, nạn thất nghiệp trá hình, có việc làm mà bán thời, hoặc lương thấp đã đánh sụt lợi tức của thành phần ở dưới. Ðiều khó chối cãi là những người có lợi tức cao, tài sản dày, vẫn có nhiều cơ hội làm giàu hơn đa số chỉ có đôi tay và một chút kiến thức bị thách thức và dễ bị đào thải. Vì vậy, bất công mở rộng trong xã hội Mỹ là điều có thật, nhưng vì nhiều nguyên nhân phức tạp hơn là một khẩu hiệu.

Sau cùng, ta hãy nghĩ lại chuyện chúng mình.

Một thế hệ trước thôi, những người Việt tỵ nạn đầu tiên đặt chân lên nước Mỹ cũng đặt chân lên bước thang đầu tiên của lợi tức, là thành phần nghèo nhất. Nhưng dù có nghèo nhất thì cũng còn khá giả hơn những người kẹt lại ở nhà.

Thế rồi chỉ vài chục năm sau, họ lên tới các nhóm ngũ phân cao hơn, rồi trở thành trung lưu khá giả và mặc nhiên nhường bậc thang thấp kém thời xưa cho người khác. Ta thấy ra hiện tượng chìm là sự chuyển dịch dân số: những người trong nhóm ngũ phân ở dưới đã lên bậc lương và bậc thang. Về thống kê thì vẫn có năm nhóm có dán nhãn giàu nghèo, về thực thể thì vẫn có sự tiến bộ về mức sống của nhiều người.

Ðiều ấy khiến ta nhớ ra hai chuyện chung và riêng. Thành phần nghèo nhất của nước Mỹ vẫn có cuộc sống tiện nghi hơn đa số người dân trên địa cầu. Chuyện thứ hai là sau một thế hệ phấn đấu từ thời bần hàn, người Việt tỵ nạn thuộc loại trung lưu ngày nay lại thấy mình thua kém một thành phần Việt Nam khác: con cháu các đại gia từ trong nước chạy qua lấn đất cắm dùi và tìm bãi đáp cho cha mẹ quyền thế ở nhà. Làm sao trở thành đại gia là một chuyện bất công khác. Ở tại Việt Nam!

Nguyễn Xuân Nghĩa
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.