Điều tra dư luận từ 17 nước của BBC cho thấy đa số người dùng Internet tin rằng mạng toàn cầu đem lại nhiều tự do
hơn cho họ nhưng chỉ có chừng 40% người dân coi truyền thông nước họ là 'tự do'.
Mối lo ngại bị chính quyền theo dõi của lớn hơn, nhất là ở các nước thể chế được cho là tự do dân chủ hơn cả.
Nhân mùa Tự do 2014, BBC World Service làm cuộc điều tra dư luận từ tháng 12/2012 đến tháng 1/2014 ở 17 nước.
Đó là Úc, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Kenya, Mexico, Nigeria, Pakistan, Peru, Nga, Hàn
Quốc, Tây Ban Nha, Anh và Hoa Kỳ.
“Kết quả cho thấy tự do, vốn không phải là một khái niệm đơn giản, lại càng trở nên phức tạp hơn trong thời đại kỹ
thuật số. Internet và các mạng xã hội giúp chúng ta giao lưu tự do hơn bao giờ hết. Nhưng chúng ta cũng chịu sức ép
từ các cách giám sát, theo dõi bởi chính quyền và các dịch vụ thương mại,” theo phóng viên BBC Nick Higham.
Nhìn chung, điều tra dư luận của BBC cùng làm với Global Scan cho thấy:
“Hai phần ba (67%) người được hỏi đồng ý rằng Internet đem lại cho họ nhiều tự do hơn, và chỉ có 25% không đồng ý
với quan điểm này.”
Nhưng số người hưởng ứng quan điểm ‘Internet làm tăng tự do” hóa ra không cao ở Mexico, Đức và Trung Quốc.
Ở hai nước Đức và Trung Quốc, chỉ một nửa người được hỏi (51%) đồng ý như vậy.
Ở những nước mới có công nghệ thông tin và vừa rời khỏi thời kỳ cơ sở hạ tầng về thông tin lạc hậu như Nigeria và
Kenya, tới 75% người được hỏi nhận thấy tác động mạnh và họ cho là tích cực của mạng Internet và di động, nhất là
trong kinh doanh, giống như ở Anh và Mỹ.
Bạn có thấy tự do, không bị chính quyền theo dõi, nghe lén?
Người Nigeria cũng đứng đầu bảng trong số nước cảm thấy an toàn khi lướt mạng, theo sau là Ấn Độ, Indonesia,
Pakistan, Kenya và Peru.
Lo ngại bị theo dõiCó quá nửa người dân các nước được hỏi cảm thấy thoải mái và an toàn khi bày tỏ ý kiến trên
mạng. Nhưng hơn một phần ba (36%), không thấy như vậy.
Những tiết lộ rằng chính phủ Mỹ theo dõi công dân họ và lãnh đạo các nước khác mà cựu nhân viên CIA, Edward
Snowden nêu ra chắc chắn đã làm giảm lòng tin của công chúng với các chính phủ, theo phóng viên công nghệ Leo
Kelion.
Ở Hoa Kỳ và Đức, quá nửa số người được hỏi nghĩ họ không thoát khỏi các chương trình nghe lén, theo dõi của chính
phủ.
Nhưng tại Nga và Trung Quốc, đa số cảm thấy tự do, không bị theo dõi.
Con số này khác cao ở Trung Quốc: 76%.
Phóng viên công nghệ Leo Kelion cũng nói các hoạt động của giới an ninh, tình báo rất đa dạng, từ nghe thẳng từ
mạng cáp quang tuyến chuyển tải thông tin Internet đến dùng các nhu liệu cài mã để đọc tin nhắn, điện thư đến việc
nghe lén tin điện thoại và tích trữ hình ảnh ghi lại từ hàng triệu webcam.
Cảm nhận về tự do của truyền thông ở 17 nước
"Tin nói rằng thậm chí thông tin của Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng không còn được bảo mật chắc chắn khiến
cho số người dân Đức cảm thấy thông tin của họ không an toàn tăng lên,"
"Con số nhỏ người Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia cảm thấy bị theo dõi có thể phản ánh dự thực là giới an ninh
mạng ở nước họ thành công trong việc giữ kín hoạt động của họ," theo Leo Kelion.
Về truyền thông, Nick Higham của BBC cho hay theo điều tra dư luận thì chỉ có 40% người dân trên thế giới tin rằng
truyền thông nước họ là hoàn toàn tự do đưa tải tin tức chính xác, không thiên lệch.
Indonesia có con số người tin rằng truyền thông và báo chí của họ tự do cao nhất: 73%.
Ở Anh, con số này chỉ đạt 45% và ở Hoa Kỳ còn thấp hơn, 42%.
Nhưng ở những nước khác, cảm giá bi quan về truyền thông nước họ còn thấp hơn nữa: 26% tại Mexico, Nga và
Pakistan, chừng 24% ở Pháp và 14% ở Hàn Quốc.
Theo BBC