logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 01/04/2014 lúc 06:39:19(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage
Ông Rick Alexander và bà Julie Loan Kỳ. (Hình: Polly Keary/Monroe Monitor and Valley News)

Vì công việc nên dù muốn hay không tôi cũng phải lướt mạng mỗi ngày để soạn tìm những bản tin. Phần lớn là những

tin thời sự, chấn động, giật gân cần được loan tải mỗi ngày. Thỉnh thoảng cũng có một vài bản tin mà tôi muốn lưu lại

để đọc sau, một phần để nghiền ngẫm những nét đẹp, tình người trong cuộc sống vốn đầy rẫy những khổ đau. Với ý

nghĩ đó, tôi xin chia sẻ với bạn bài viết sau đây được đăng trên nhật báo The Monroe Monitor and Valley News vào

đầu tháng Ba. Bài viết của nữ ký giả Polly Keary nói về một phụ nữ Việt Nam gốc Hoa mang tên Julie Loan Kỳ

Alexander, một “đóa hồng thép” đang sống với chồng con ở thị xã Monroe nằm về phía bắc Seattle, tiểu bang

Washington.

Ký giả cho biết bà Loan là một khuôn mặt quen thuộc tại phòng bưu điện đối với hầu hết cư dân ở Monroe. Người phụ

nữ đứng tuổi này nói chuyện nhỏ nhẹ với tiếng Anh giọng Việt Nam, được mọi người quen gọi tên là “Julie”’ trong 17

năm qua. Ngoài công việc của một nhân viên bưu điện, giờ đây bà Julie còn được các khách hàng biết đến như một

tác giả của một cuốn hồi ký mang tựa đề “A Rose on the Steel Ground” (Đóa Hồng Trên Đất Thép).

Ban đầu bà Julie chỉ muốn ghi chép trên những trang giấy về cuộc đời mình để có thể giải thích cho con trai và một số

thân nhân được biết cuộc hành trình từ một cuộc sống đói kém, hãi hùng ở Việt Nam đến cuộc sống ổn định, bình yên

ở Monroe. Khi đọc tập hồi ký của Julie, chồng của bà vốn là một nhà kinh doanh có óc thương mại, liền khuyến khích

vợ tìm nhà xuất bản, và một nhà đã đồng ý in sách mang tựa đề nói trên. Sách mới được in xong, đang trong giai đoạn

phát hành và như thế bà Julie sẽ dành một chút thời gian rời phòng bưu điện để làm công việc quảng bá sách của một

người viết, một nhà văn không hơn không kém.

Nhân đây, tôi cũng xin lược qua câu chuyện “Đóa Hồng Trên Đất Thép” qua bài viết của nữ ký giả.

Bà Julie đã chào đời và lớn lên ở Củ Chi trong thập niên 1960. Trong thời nội chiến Việt Nam, giữa quân cộng sản ở

miền bắc và quân lực cộng hòa ở miền nam, Củ Chi là nơi mà lực lượng du kích Việt Cộng đã thành lập một hệ thống

đường hầm bên dưới mặt đất, nối dài từ ngoại ô Sài Gòn đến tận biên giới Cam Bốt.

Người cộng sản gọi Củ Chi là “đất thép thành đồng,” và ý đó đã được tác giả dùng cho tựa sách “Đóa Hồng Trên Đất

Thép.” Vùng đất Củ Chi đã được người cộng sản huyền thoại hóa mà có lẽ không ngờ rằng Củ Chi là tên của một loại

cây có độc tính giết người. Ai liếm phải chất độc từ lá Củ Chi có thể bị trụy tim và chết trong một thời gian ngắn. Cộng

thêm những chuyện huyền bí về ma quỉ, Củ Chi còn được gọi là “loài cây bị nguyền rủa.”

Bên trong thành phố ngầm với những đường hầm dài cả trăm cây số, quân cộng sản đã thiết lập trạm y tế, kho vũ khí,

những cửa hầm trên mặt đất để các du kích Việt Cộng có thể trồi lên vào ban đêm như quỷ đội mồ và thực hiện

những vụ khủng bố, sát hại dân làng, tấn công lính miền Nam. Với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, quân đội miền Nam đã dùng

mọi cách từ thả bom từ trên không, hành quân trên mặt đất, đến dùng hóa chất độc hại để triệt hạ quân cộng sản.

Ở thời điểm khốc liệt này của cuộc chiến tương tàn, bà Julie và các thân nhân phải trốn dưới hầm mỗi khi có giao tranh

bên trên mặt đất giữa hai lực lượng. Vào ban ngày, trên đường đến trường học, bà đi bộ ngang qua những nơi chất

đống xác Việt Cộng bị thanh toán trong đêm trước đó. Dù sống trong tình trạng hãi hùng như vậy, bà Julie kể rằng đến

khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975 thì cuộc sống mới càng kinh hoàng hơn. Cuốn sách của bà bắt đầu từ giai đoạn

này.

“Cuộc sống bị đảo lộn hoàn toàn,” bà kể.

Ban đầu, nhiều người đón mừng sự chiến thắng của quân cộng sản. Thế nhưng chỉ trong một thời gian ngắn người

miền Nam mới thấy sự thật không đúng như lời hứa của kẻ chiến thắng. Chế độ mới đã cướp gần hết tài sản của

người miền Nam. Cửa tiệm nuôi sống gia đình bà Julie bị cày nát. Chỉ trong phúc chốc, cha mẹ và tám anh chị em của

bà phải đi mót từng bữa ăn mỗi ngày. Gia đình càng đông hơn khi các anh chị bà lập gia đình và có con. Năm bà học

lớp 12, toàn thể gia đình sống nhờ một người anh rể của bà làm nghề chở hàng trên một chiếc xe cũ.

Trước hoàn cảnh đó, bà Julie quyết chí tìm cách cứu gia đình. Nhờ học giỏi, bà thi đậu vào ngành kế toán. Trước khi

tốt nghiệp, bà Julie nghe lời trăn trối của cha trước khi ông qua đời. Ông muốn bà hứa một ngày kia bà sẽ đến Trung

Hoa để thăm các thân nhân mà ông đã lìa xa mấy chục năm.

Bà tốt nghiệp năm 1987, được nhà nước chỉ định làm việc trong một công ty quốc doanh. Vào đầu thập niên 1990,

nền kinh tế dưới chế độ cộng sản đã suy sụp đến mức tồi tệ, khiến cho nhiều gia đình càng nghèo và vất vả hơn. Đến

lúc đó bà nghĩ đến chuyện đi Mỹ, nơi mà bà nghe đồn “tiền mọc trên cây.”

Nhằm thực hiện ý định này, bà Julie lấy một người Việt lai Mỹ. Trong sách, bà kể thành phần con lai mẹ Việt cha Mỹ bị

ngược đãi tàn tệ, có khi bị xem như nô lệ ở Việt Nam. Nhờ sự nhân đạo của người Mỹ, một chương trình đưa con lai

ra khỏi Việt Nam đã được thực hiện.

Khi biết bà và chồng mới cưới đã nạp đơn xin đi Mỹ, bà bị chế độ xem như kẻ phản bội và bị đuổi việc. Thời gian chờ

đợi được phỏng vấn đã diễn ra trong sự khó khăn cùng cực, nghèo túng, cộng thêm sự lo lắng khiến bà phát bệnh. Bà

còn nhớ ngày được gọi đến Tòa Lãnh Sự Mỹ để được phỏng vấn. Đó là một kinh nghiệm kinh hoàng khó quên.

“Tôi đã kiệt lực, suy yếu vì bị quá nhiều xúc cảm dày xéo trong người, cảm tưởng như đang bò lết trong hành lang vào

phòng phỏng vấn,” bà viết trong cuốn hồi ký. “Tay chân tôi run rẩy, mắt tôi mờ nhòa. Tôi tưởng mình sẽ ngất xỉu vì bị

sốt nóng và nhức đầu. Thế nhưng tôi biết mình phải qua Mỹ, không thể sống thêm trong khổ đau như trong địa ngục

tại Củ Chi suốt quãng đời còn lại.”

Rất may đơn của họ được chấp thuận, và bà đã quì gục trong hành lang với hai hàng nước mắt rơi trên má. Vợ chồng

được đáp một chuyến bay đến San Francisco mà không biết từ đó cuộc đời sẽ đi về đâu. Họ đến Mỹ trong tháng Ba

năm 1993. Và rồi điểm đến là thành phố Fargo, North Dakota, nơi mà một gia đình muốn bảo trợ hai vợ chồng. Ngày

họ đến đất mới, tuyết rơi cao quá đầu gối. Đây là lần đầu tiên bà Julie được thấy tuyết.

Cuộc sống ở Fargo rồi cũng lạnh băng như thời tiết của trung bắc nước Mỹ. Bà khám phá bằng kế toán hoàn toàn vô

dụng ở nơi đây. Tuy nói được tiếng Anh khá hơn nhiều di dân khác, bà thấy khả năng ngoại ngữ của mình không đủ để

xin việc, ngay cả trong tiệm bán thức ăn nhanh.

Hôn nhân của bà cũng bị tan rã. Trong cơn buồn khổ, bà có ý định trở về Việt Nam. Thế nhưng một người bà con xa

đã thuyết phục bà hãy đến một nơi khác ở xứ Mỹ để tìm cơ hội.

Bà kể, “Tôi đã dùng hết tiền dành dụm để mua một vé xe bus.”
Thế là trong tháng Sáu 1993, bà đến Seattle, một nơi bà thấy hoàn toàn mới lạ. “Tôi đã tìm thấy miền đất mình từng

mơ ước,” bà viết.

Với thói quen làm việc cần cù, cộng thêm những kinh nghiệm từng trải qua ở một đất nước bị nghèo kém dưới chế độ

cộng sản, bà Julie thấy mình hữu dụng khi đến tìm việc ở China Harbor, một công ty có sáu nhà hàng trong vùng

Seattle.

Lúc đó gia đình bà ở Việt Nam đã có tổng cộng 26 người. Bà sống cần kiệm để có thể gởi về cho gia đình mỗi tháng

từ $900 đến $1,000. Số tiền này tuy nhỏ nhưng đã nuôi sống toàn thể gia đình vào lúc bấy giờ. Món tiền hàng tháng

đó là sự khác biệt giữa sống và chết. Nhờ được ăn đầy đủ, gia đình làm việc khá hơn, và còn có dư để giúp những

người hàng xóm. Sau này bà được biết tiền của bà đã nuôi cả xóm nghèo.

Cùng lúc làm việc ở nhà hàng, bà ghi danh đi học ngành y tá ở Shoreline Community College, và đây là nơi bà chọn

tên “Julie,” tên của người bạn đầu tiên bà quen ở trường này.
Trong thời gian vừa học vừa đi làm, bà ngủ mỗi ngày khoảng bốn tiếng đồng hồ, và rồi bị suy yếu sức khỏe.

Khi thấy một mẩu rao vặt viết bằng tiếng Trung Hoa trên báo Northwest Asian Weekly, bà hồi đáp một người đàn ông

Mỹ muốn tìm một người bạn đời gốc Á Đông giúp ông tìm nhà sản xuất dành cho một món hàng do ông chế tạo. Thế

rồi bà gặp ông Rick Alexander, một người Mỹ cao lớn, tóc đậm màu. Vì từng nghe đồn đàn ông Mỹ rất phóng túng, bà

yêu cầu ông phải chứng minh ông chưa có vợ.

“Tôi phải đến tòa án để chứng minh tôi còn độc thân,” ông Rick cười khi kể lại chuyện này với nữ ký giả Polly.

Hai tháng sau họ thành vợ chồng. “Các bạn đều cho rằng chúng tôi điên,” ông Rick kể. “Chúng tôi cãi nhau tối ngày. Vì

khác nhau về văn hóa, thành thử cũng có những lúc chúng tôi hoàn toàn không hiểu nhau.” Thế nhưng ông thương bà

Julie vì thấy bà là người có quyết tâm và tính khôi hài. Trong vòng một năm họ có một cậu con trai.

Từ đó cuộc sống của họ khởi sắc. Công việc kinh doanh của ông Rick phát triển. Ông tìm được một công ty ở Việt

Nam sản xuất một loại dụng cụ giữ cho máy cuộn tóc (curling iron) được an toàn, giúp trẻ em không bị phỏng. Món này

được bày bán ở Bed, Bath and Beyond và trên mạng walmart.com.

Về phần Julie, bà thi đậu vào ngành bưu điện và làm việc ở thị xã Monroe. Mặc dù có chồng, có nhà ở, có việc làm, bà

Julie vẫn còn một điều mong ước cần được thực hiện. Đó là đi thăm quê hương của cha ở Trung Quốc. Trong chuyến

đi đó vào năm 2009, bà khởi ý định viết hồi ký để cho con trai hiểu cuộc đời của bà. Con của bà nay đã 16 tuổi, biết nói

ba thứ tiếng Anh, Việt và Hoa.

Về phần Rick, từ ngày lấy bà Julie, ông nhận trách nhiệm trợ giúp gia đình vợ ở Việt Nam. Nhờ ông mà họ xây được

hai ngôi nhà dành cho mấy chục người cùng ở. Ngày nay họ cũng không còn sợ bị chết đói như nhiều năm trước.

Sách của bà Julie đã được phát hành trong tháng Hai. Vợ chồng bà đã gởi bản thảo cho hai nhà sách, và một nhà

chuyên về sách Thiên Chúa Giáo đã đồng ý xuất bản vì nhận thấy trong hồi ký bà Julie thường nhắc đến một niềm tin ở

đấng bề trên để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Bà sẽ có những buổi xuất hiện đó đây để giới thiệu hồi ký.

Từ một quá khứ đầy khắc nghiệt trong thời chiến và thời hậu chiến ác độc ở Việt Nam, bà Julie, và biết bao người Việt

Nam lưu vong khác, đã có một câu chuyện đầy khích lệ về tình người.
Phúc Quỳnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.152 giây.