logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 03/04/2014 lúc 06:43:44(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Cảnh sát chống bạo động Đài Loan sử dụng vòi rồng giải tán người dân và sinh viên biểu tình chiếm nghị viện Đài Loan hôm 24/3/2014. AFP
Diễn đàn Bạn trẻ có mục đích nối kết tất cả những người Việt Nam trẻ tuổi khắp nơi trên thế giới để cùng nhau bàn luận về những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam trong hiện tại, nêu lên ý kiến của những người trẻ tuổi về tương lai của một nước Việt Nam mà mọi người đều mong muốn rằng phát triển trong dân chủ và thịnh vượng.

Sinh viên có quan tâm chính trị?
Kính Hòa: Chào hai bạn Ray từ Đài Loan và Phương Dung từ Sài Gòn. Chủ đề của diễn đàn bạn trẻ hôm nay liên quan đến việc sinh viên Đài Loan chiếm tòa nhà quốc hội của nước này. Để mở đầu Ray có thể tóm tắt sự việc đang diễn ra ở Đài Loan.

Ray: Vâng. Cuộc biểu tình này diễn ra vào ngày 18/3/2014. Nguyên nhân cuộc biểu tình này của sinh viên Đài Loan mà theo ước tính lên đến nửa triệu người, tức là họ đang tụ tập rất đông trên đường phố Đài Bắc thủ đô Đài Loan với rất nhiều sinh viên, nguyên nhân của cuộc biểu tình này là vào ngày 17/3 đảng cầm quyền hiện nay của Đài Loan là Quốc dân đảng đơn phương thực hiện một nghị quyết, tức là họ thông qua thỏa thuận hợp tác toàn diện về thương mại và dịch vụ với Bắc Kinh, trong đó cho phép đầu tư song phương giữa Đài Loan và Bắc Kinh.

Những người đi biểu tình rất giận dữ và quan ngại là tình hình này sẽ tác động xấu tới tương lai của Đài Loan. Họ cho rằng thỏa thuận này chỉ làm lợi cho Trung Quốc chứ không cho Đài Loan và cho chính họ. Họ cũng lo về an ninh lãnh thổ của Đài Loan là một ngày hòn đảo này bị sát nhập với Trung Quốc, cái điều mà họ không đồng ý. Cho nên họ đã tuần hành biểu tình và đột nhập vào tòa nhà quốc hội. Họ dựng bàn ghế làm thành chướng ngại để không cho nhân viên công lực tràn vào bên trong. Hiện giờ những sinh viên đó vẫn còn trong tòa nhà quốc hội, và ngày 23 những sinh viên này chiếm thêm tòa nhà hành pháp.
UserPostedImage
Sinh viên biểu tình chống Trung Quốc tại TPHCM hôm 05/06/2011. RFA file photo.
Những sinh viên này yêu cầu Tổng thống Mã Anh Cửu phải ra đối thoại với họ để trả lời những câu hỏi của họ, vì họ cho rằng trong cái thỏa thuận ký với Bắc Kinh có những điều khoản không rõ ràng, sẽ đe dọa tương lai của hòn đảo. Hiện giờ Tổng thống vẫn chưa nói chuyện với họ mà chỉ lên truyền hình thông báo, và tổ chức họp báo với phóng viên trong nước và phương Tây. Tổng thống cũng nói rằng ông mong muốn nói chuyện với sinh viên để giải thích lý do và những chi tiết trong hiệp định này cho sinh viên rõ.

Tuy nhiên ông ta vẫn chưa gặp sinh viên mà chỉ mới gặp lãnh đạo các trường đại học.

Cuộc biểu tình này có điều thú vị ở chổ là có nhiều phân khoa tuyên bố đóng cửa cả tuần cho sinh viên đi biểu tình. Có nhiều giáo sư tham gia biểu tình để bảo vệ sinh viên nếu họ bị cảnh sát tấn công, các giáo sự đồng ký tên yêu cầu tổng thống ra đối chất với sinh viên.

Bây giờ nhường lời cho bạn Dung và anh Kính Hòa.

Kính Hòa: Cho hỏi thêm là hiện giờ lực lượng sinh viên vẫn còn trong tòa nhà quốc hội?

Ray: Hiện giờ có cả ngàn sinh viên chiếm tòa nhà quốc hội, bao quanh tòa nhà quốc hội và chiếm cả tòa nhà của Viện lập pháp nữa. Cả chục ngàn người vây quanh để ngăn không cho cảnh sát vào đàn áp. Bạn bè em có rất nhiều người tham gia cuộc biểu tình đó.

Kính Hòa: Là sinh viên trong nước, Phương Dung có theo dõi cuộc biểu tình này không? Và có cảm xúc gì không?

Phương Dung: Dạ khi em biết tin là sinh viên Đài Loan biểu tình để phản đối dự luật của đảng cầm quyền hiện tại, em cảm thấy rất là ủng hộ các bạn ấy. Sinh viên của tụi em ở Việt Nam thì có rất là nhiều khó khăn. Ở Việt Nam không có dân chủ, bị kiểm soát bởi đảng cộng sản. Sinh viên thì bị kiểm soát bởi đoàn viên thanh niên. Các thông tin liên quan đến chính trị xã hội thì sinh viên không được biết. Họ được dạy trong nhà trường là chỉ nên học chứ không nên quan tâm đến vấn đề chính trị. Chính trị thì để người lớn, quan lớn, để đảng và nhà nước lo. Có cái tiền lệ như vậy nên sinh viên chỉ biết học và vui chơi thôi chứ không quan tâm chính trị, hoặc rất là ít.
UserPostedImage
Khoảng 120.000 người Đài Loan đã tham gia cuộc biểu tình diễn ra tại trung tâm thủ đô Đài Bắc hôm 30/3/2014, để phản đối hiệp định thương mại mà chính phủ ký kết với Trung Quốc hồi tháng 7 năm năm ngoái và hiện đang chờ Quốc Hội thông qua. AFP PHOTO
Kính Hòa: Cho anh hỏi là Phương Dung nói rằng sinh viên không quan tâm đến chính trị, vậy thì trong những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa qua, Phương Dung có thấy nhiều sinh viên tham gia không?

Phương Dung: Dạ có ạ! Lần biểu tình đầu tiên ngày 5/6 ở Sài Gòn em có tham gia và em thấy có rất, rất nhiều sinh viên, và cả các bạn sinh viên đoàn trường nữa. Nhưng mà các bạn ấy tham gia theo kiểu định hướng, khi thấy mọi người tham gia đông thì các bạn ấy nói là thôi đi biểu tình như vậy là đủ rồi. Biểu tình như vậy thì không phù hợp với luật pháp của Việt Nam, và các bạn ấy bày tỏ theo dạng định hướng, là kêu gọi các sinh viên nên trở về.

Hồi nãy bạn Ray có nói là các giáo sư và giáo viên rất là bảo vệ sinh viên. Còn ở Việt Nam thì khi sinh viên đi biểu tình chống Trung Quốc thì nhà nước đã cho các công văn đến các trường cấm sinh viên đi biểu tình, đi biểu tình sẽ bị kỷ luật hoặc đuổi học. Sinh viên Việt Nam rất là hạn chế ở những cái việc như vậy. Cũng có những bạn quan tâm nhưng các bạn ấy rất là đơn độc, và các bạn ấy cũng không dám thể hiện ra.

Sự khác biệt giữa hai nền giáo dục
Kính Hòa: Cho mình hỏi Ray một câu. Ray cũng đi từ Việt Nam, học hành và lớn lên ở Việt Nam. Ray có sự so sánh nào về sức mạnh nội tại của sinh viên Việt Nam và Đài Loan?
Ray: Cái khác biệt lớn nhất là hai nền giáo dục. Ở Đài Loan có giáo dục tự do và tự trị trong giáo dục. Có nghĩa là ở đây tư tưởng sinh viên không bị kiểm soát, họ không phải học những môn học mang tính nhồi nhét về tư tưởng như sinh viên ở Việt Nam. Em đã trải qua bốn năm ở Việt Nam để tốt nghiệp đại học, em thấy là thời lượng các môn như tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa xã hội khoa học… nó chiếm tới 36 tín chỉ, tức là tương được với 1 chương trình Master ở nước ngoài rồi.

Ở bên này sau khi Đài Loan giành được dân chủ, thì giáo dục cũng được cải cách. Sinh viên không phải học các loại như là chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn nữa mà ai thích thì học. Rồi chương trình sách vở theo mô hình bên Mỹ. Họ rất tự do trong tư tưởng, cởi mở trong đầu óc. Đó là sự khác biệt lớn nhất giữa hai nền giáo dục.

Em có 1 vị giáo sư cứ 8h tối cùng với vợ ra thăm hỏi sinh viên, đem đồ ăn cho họ, cùng biểu tình với họ, có khi còn ngủ lại với họ ở đó bên ngoài tòa nhà lập pháp.

Kính Hòa: Nhân dịp này mình cũng xin nhắc với hai bạn, mà chắc các bạn cũng nghe nói tới, tức là Sài Gòn trước 1975, cũng có những phong trào sinh viên rộng lớn, người ta chống can thiệp quân sự của nước ngoài, chống độc diễn bầu cử… Thì các bạn thấy rằng cũng là người Việt Nam, nhưng tại sao những người sinh viên Việt Nam bây giờ hầu như là tê liệt, còn những người sinh viên trước 1975 lại rất là hăng hái như vậy?
Ray: Em biết rằng Sài Gòn và miền Nam trước 1975 có một triết lý giáo dục là Tự do, Nhân bản, và Khai phóng. Thời đó, về tư tưởng và tự do tư tưởng thì miền Nam Việt Nam còn hơn cả Đài Loan ở cùng thời điểm. Nhưng bây giờ thì em nghĩ Việt Nam sau một thời gian bị đóng kín, còn giáo dục thì rập khuôn theo kiểu Liên Xô nhồi nhét tư tưởng, điều đó là nguyên nhân chính yếu dẫn đến sự khác biệt về xã hội dân sự và ý thức công dân ngày hôm nay.

Phương Dung: Em cũng đồng ý với Ray. Ở Việt Nam bây giờ rất là rập khuôn và rất là định hướng. Mình đã được dạy từ bé, từ cấp tiểu học rồi, rằng giáo viên luôn luôn đúng. Sự phản kháng trong bản thân sinh viên không còn nữa.

Có ba bạn sinh viên luật làm một bản kiến nghị gọi là Công lý cho Đoàn Văn Vươn thì đã bị rất là nhiều các bạn cùng khóa, Đoàn trường, rồi ngay cả giáo viên phản đối về cái việc đó.

Kính Hòa: Xin đặt cho các bạn câu hỏi cuối cùng: Có ý kiến cho rằng sinh viên là những người trẻ tuổi, ăn chưa no, lo chưa tới, thì cái việc biểu tình nó gây nên một sự lộn xộn không cần thiết, không tốt cho quốc gia?

Phương Dung: Ý kiến đó hoàn toàn không đúng ạ. Sinh viên là những người trẻ, là tương lai của đất nước.

Ray: Em đồng ý với bạn Phương Dung rằng đó là một sự ngụy biện. Một vị giáo sư mà em có quen biết nói rằng việc lập pháp thông qua hay không thông qua hiệp ước với Bắc Kinh nó không quan trọng. Cái quan trọng nhất là ông ta rất vui mừng khi thấy những người trẻ của Đài Loan biết quan tâm đến tình hình của đất nước.

Một nữ giáo sư trẻ nói rằng Đài Loan đạt được dân chủ không dễ dàng gì cho nên phải bảo vệ dân chủ.

Một bạn sinh viên lãnh đạo cuộc biểu tình đã phát biểu với báo chí và cơ quan truyền thông, trong đó có cả truyền thông phương Tây rằng chúng tôi biểu tình để chứng tỏ cho thế giới thấy cái giá trị dân chủ của Đài Loan.

Bạn bè của em cũng đi biểu tình và nói với em rằng chúng tôi cần phải đi để bảo vệ những giá trị dân chủ, bảo vệ tính minh bạch, bởi vì cái họ quan tâm ở đây là yêu cầu Tổng thống giải trình các điều khoản mà chính phủ ký với Bắc Kinh. Họ muốn biết trong đó nó có điều gì? Ảnh hưởng như thế nào tới tương lai của họ?

Điều đó cho thấy là khi người công dân có cái ý thức dân sự, quan tâm đến tình hình của đất nước thì đất nước đó có triển vọng. Em cảm thấy đó là một khoảng cách rất là lớn đối với Việt Nam. Hiện giờ Việt Nam có khoảng hai triệu sinh viên. Những sinh viên đó là tương lai của Việt Nam. Em mong muốn là những thế hệ trẻ của Việt Nam nên nhìn vào Đài Loan và coi đó là một bài học. Có như vậy thì đất nước mới phát triển được.

Kính Hòa: Rất cám ơn hai bạn Phương Dung và Ray đã tham gia diễn đàn với một chủ đề rất thiết thực có liên quan đến các bạn trẻ, là tương lai của đất nước như các bạn nói trong ngày hôm nay.


Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.098 giây.