logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 04/04/2014 lúc 05:39:16(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Cái tựa của bài báo, dịch từ câu châm ngôn Pháp “jamais deux sans trois”; nghĩa của câu này cũng tương tự như câu “phúc chẳng đi đôi, họa không đến lẻ”. Áp dụng vào trường hợp của Thống chế Ai Cập Fattah al-Sisi, thì tai họa sẽ phải đến với ông, vì tai họa đã đến với hai người tiền nhiệm của ông – Tổng thống Hosni Mubarak và Tổng thống Anwar Sadat.

Hosni Mubarak bị hàng triệu người biểu tình đòi truất phế, vì ông ngồi ghế tổng thống đúng 30 năm -từ tháng Mười 1981 đến tháng Hai 2011; và ông Anwar Sadat bị binh sĩ bắn chết trong một buổi diễn binh kỷ niệm độc lập.

Cả hai ông Sadat và Mubarak trong lúc ngồi trên ghế tổng thống, đều tạo ra nguyên cớ để quần chúng nổi dậy, binh sĩ phản loạn.

Người thứ ba -ông Fattah al-Sisi- còn quá đáng hơn hai người kia; ông đang gây mầm móng chống đối ngay trước khi chính thức từ chức tổng tư lệnh quân đội, để đủ điều kiện ứng cử chức vụ tổng thống. Quá đáng qua việc ông bắt giam vị tổng thống dân cử duy nhất trong lịch sử Ai Cập -ông Mohamed Morsi, và quá đáng như việc ông đang thẳng tay đàn áp tín đồ Hồi Giáo.

Ngày thứ Hai, 24 tháng Ba 2014, đám đông dân chúng -đa số là tín đồ Hồi Giáo- tụ họp bên ngoài tòa án thị xã Matay òa lên, lớn tiếng phản đối, ngay sau khi tòa tuyên án xử tử 529 bị can chỉ sau hai ngày xét xử qua loa; 400 người trong số này vắng mặt; toàn thể bị can -hiện diện và khiếm diện- bị xử về tội tấn công một bót cảnh sát gây tử thương cho một cảnh sát viên.

Matay, thủ đô của tỉnh Minya, Ai Cập, chết đứng trong im lặng từ nhiều tuần nay: trường học đóng cửa, tiệm buôn đóng cửa, đường sá vắng tanh, cư dân không ra đường để tránh vạ lây trong những cuộc xung đột giữa người Hồi Giáo biểu tình và cảnh sát chống biểu tình.

Trái với dự đoán của mọi người, đám đông bên ngoài tòa án không vùng lên phản đối bản án khiếp đảm bằng một cuộc biểu tình. Một vài thân nhân của những người vừa bị xử tử xúc động ngất đi, nhưng đám đông chỉ im lặng giải tán.

Sau chín tháng liên tục đàn áp, chính phủ dân sự lâm thời được quân đội yểm trợ có vẻ đang thành công trong việc đập tan sức chống đối của tín đồ Hồi Giáo ủng hộ tổng thống dân cử bị hạ bệ Mohamed Morsi; phe Hồi Giáo mỗi ngày một yếu thế hơn, yếu ngay tại Minya, vùng đông tín đồ Hồi Giáo.

Anh Mohamed Hafez, em của một nạn nhân vừa bị lên án tử hình, nhận định, “Họ muốn làm chúng tôi sợ để không dám xuống đường chống họ nữa; nhưng bản án quá đáng vừa được quyết định chỉ là một trò đùa bất hợp pháp”. Anh không nói là anh có tiếp tục xuống đường nữa hay không, nhưng thái độ của anh vẫn chống đối chính quyền là điều không ai không thấy. Anh sẽ chống bằng một hình thái khác, có thể bằng súng đạn, tạo ra nội chiến.

Nhiều viên chức tư pháp phê bình bản án tử hình tập thể là quá đáng và không tôn trọng những thủ tục pháp lý; mọi người cho là bản án này sẽ bị tòa thượng thẩm hủy bỏ.

Thống chế Fattah al-Sisi, người chủ trương thẳng tay đàn áp Hồi Giáo, cũng mới nổi tiếng từ năm 2011; tháng Hai 2011, sau khi lật đổ Tổng thống Mubarak, ông được chỉ định làm thành viên Hội Đồng Quân Sự Tối Cao; tháng Tám 2012, ông được Tổng thống Mohammed Morsi chỉ định là Tổng Tư lệnh Quân đội, và là Tổng trưởng Quốc phòng; tháng Bảy 2013 ông bắt giam ông Morsi; tháng Giêng 2014 ông được chính phủ lâm thời thăng chức Thống chế; và tháng Ba 2014 ông từ bỏ chức vụ trong quân đội để ứng cử.

Lịch sử cận đại của Ai Cập là một chuỗi dài 58 năm dưới chế độ quân phiệt -trừ một năm cầm quyền của Tổng thống Mohammed Morsi. Mọi người tiên đoán Fattah al-Sisi đắc cử dễ dàng để tiếp nối truyền thống quân nhân cầm quyền.

Mỗi vị tổng thống cựu quân nhân đều lo ngại một cuộc đảo chánh do quân đội chủ xướng; đó là lý do khiến ông Anwar Sadat chọn ông Mubarak làm Phó tổng thống. Mubarak là một sĩ quan không quân, không có sức mạnh bộ binh cần thiết cho việc đảo chánh. Ông lo sợ bộ binh, nhưng cuối cùng vẫn chết về tay một sĩ quan bộ binh, Trung úy Khalid Islambouli; anh này cho binh sĩ mang đạn thật trong súng, và khi trung đội anh diễn hành đến trước khán đài danh dự, anh ra lệnh khai hỏa, nhắm vào vị tổng thống chủ tọa diễn binh.

Nhiều cựu quân nhân Việt Nam cũng đã có kinh nghiệm chua cay với thái độ nghi kỵ bộ binh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; Tư lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù, Thiếu tướng Lê Quang Lưỡng để lại cho hậu thế một bài viết tuyệt hảo về việc ông Thiệu sợ Nhảy Dù đảo chánh nên thường xuyên bắt Sư Đoàn Dù hành quân xa Sài Gòn.

Điều đau lòng của thanh niên Ai Cập là họ đang vô cùng hăng say ủng hộ Fattah al-Sisi trong cuộc bầu cử sắp tới, sau khi họ cũng đã vô cùng hăng say xuống đường đòi truất phế Mubarak, một vị tổng thống gốc quân nhân.

Fattah al-Sisi cũng nghi kỵ những người bạn đồng đội bộ binh của ông; ông đặt Tướng Mohammed Farid al-Tohamy -một nhân vật được ông tínn nhiệm- vào chức vụ Giám đốc nha An Ninh Quân Đội, cơ quan có trách nhiệm loại trừ những phần tử manh nha nguy hiểm cho ông.

Tướng Tohamy nổi tiếng với thành tích tàn sát cả ngàn người trong hai trại biểu tình chiếm công viên, công lộ; ông gọi những người biểu tình là quân khủng bố, và dĩ nhiên ông là kẻ thù của Hồi Giáo.

Thống chế Fattah al-Sisi thuộc quân chủng bộ binh; với 468,500 quân nhân, bộ binh có quân số lớn nhất trong quân đội Ai Cập; bộ binh đã giết Tổng thống Anwar Sadat, đã bắt giam Tổng thống Mohammed Morsi, và giờ này một tướng lãnh bộ binh ra ứng cử và đang được cử tri Ai Cập coi như ứng cử viên họ lựa chọn.

Mọi người đều tin chắc là ông sẽ đắc cử, sẽ là vị tổng thống thứ tư gốc quân nhân đứng lên lèo lái vận mệnh của 85 triệu người Ai Cập. Ông sẽ làm được gì cho dân tộc ông? Và ông có vững tâm để làm việc không sau khi chứng kiến hai quân nhân tiền nhiệm của ông -một bị giết, và một bị tù- chỉ vì tham quyền cố vị, thích job tổng thống.

Jamais deux sans trois, có hai ắt phải có ba, Fattah al-Sisi có chết trong tay Tướng Tohamy như Tổng thống Việt Nam Ngô Đình Diệm, chết vì Giám đốc nha An Ninh Quân Đội Đỗ Mậu phản phé không?

Lịch sử thường tái diễn, nhưng không mấy người chịu học lịch sử.

Nguyễn đạt Thịnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.053 giây.