logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 07/04/2014 lúc 08:32:34(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

UserPostedImage

Cộng đồng người Việt sinh sống tại bang California, Hoa Kỳ đang phát động chiến dịch phản đối đề xuất kết nghĩa giữa một thành phố có đông người Việt sinh sống nhất nhì nước Mỹ với một thành phố biển nổi tiếng ở Việt Nam.

Phản đối dâng cao sau khi Nghị viên Larry Agran của thành phố Irvine đề nghị kết nghĩa thành phố tại quận Cam (California) này với thành phố Nha Trang của Việt Nam.

Ông Agran nói hiệp ước kết nghĩa sẽ giúp Irvine trở thành một thành phố đa dạng, thắt chặt hữu nghị với người dân tại Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội trao đổi, giao thương có lợi cho cả đôi bên. Ông đề nghị đưa việc này vào nghị trình cuộc họp ngày 8/4 để Hội đồng thành phố Irvine thảo luận.
Cộng đồng người Việt liên bang Hoa Kỳ gồm 36 cộng đồng thành viên ngày 6/4 đã gửi kháng thư lên Thị trưởng và các Nghị viên của thành phố Irvine, yêu cầu ‘cứu xét lại việc kết nghĩa với bất cứ thành phố nào tại Việt Nam dưới chế độ cầm quyền của đảng cộng sản’, ‘một trong những chính quyền vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất trên thế giới’ theo các báo cáo nhân quyền quốc tế Thư nói hành động kết nghĩa sẽ mang thông điệp của ‘một sự ủng hộ đối với chính quyền độc tài toàn trị tại Việt Nam' và đi ngược lại nguyện vọng của người Mỹ gốc Việt, những nạn nhân của chế độ cộng sản phải bỏ nước chấp nhận mọi gian nguy để đi tìm tự do.

Trong số những người phản đối có Thị trưởng các thành phố lân cận như ông Tạ Đức Trí của thành phố Westminster, thị trưởng thành phố Fountain Valley, Michael Võ, cùng cựu Nghị viên và dân biểu Trần Thái Văn.

Bà Lanney Trần, một cư dân tại thành phố Irvine, nói với VOA Việt ngữ:

“Dự án này là chuyện không thể chấp nhận được. Chúng ta là những người Việt tị nạn cộng sản, chúng ta không chấp nhận những kẻ độc tài. Thứ hai, Việt Nam là nước vi phạm nhân quyền gần như hàng đầu trên thế giới với những vụ đàn áp, bắt bớ, đánh đập, hành hung, tra tấn vẫn diễn ra ngay sau khi Việt Nam được gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Chúng ta không làm bạn hay anh chị em với một thể chế độc tài, tàn ác như vậy.”

Đây không phải là lần đầu tiên các đề xuất kết nghĩa hoặc hợp tác làm ăn với Việt Nam bị cộng đồng người Việt tại Mỹ mạnh mẽ phản đối.

UserPostedImage
Thành phố Nha Trang.
Tháng 2 năm ngoái, Santa Ana, một trong những thành phố ở Hoa Kỳ có đông người Việt sinh sống nhất, thông qua nghị quyết ngăn cản quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam du hành hoặc ghé ngang qua thành phố này. Nghị quyết 55B nêu rõ thành phố Santa Ana không khuyến khích đại diện của chính quyền cộng sản Việt Nam tới đây cho đến khi nào Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc các tổ chức quốc tế xác định hay chứng nhận rằng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền và tôn trọng các quyền căn bản của công dân.
Trước Santa Ana, hai thành phố Garden Grove và Westminster đã thông qua các nghị quyết tương tự.
Phòng Thương mại thành phố Fountain Valley gần đó hồi tháng 3 năm rồi cũng phải hủy ý định đón tiếp phái đoàn giới chức và doanh nhân từ Việt Nam tới thăm và làm việc trước sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng người Việt ở địa phương.

Có ý kiến cho rằng những sự phản đối thế này phản ánh hận thù của các thành phần ‘chống cộng cực đoan’, làm ảnh hưởng tới sự hợp tác mang lại lợi ích chung cho cả đôi bên giữa lúc hai nước Việt-Mỹ đang nỗ lực khép lại quá khứ và Hà Nội đang kêu gọi hòa hợp-hòa giải dân tộc.

Tuy nhiên, bà Lanney Trần nhấn mạnh người Việt hải ngoại không chống đối Việt Nam mà là chống đối sự cai trị độc tài của một chế độ vi phạm nhân quyền khét tiếng trên thế giới:

Chuyện hận thù quá khứ chỉ là cái cớ cộng sản Việt Nam đưa ra để gán lên trên những người Việt tị nạn cộng sản mà thôi. Giữa người Việt hải ngoại và người Việt trong nước hoàn toàn không có oán thù gì để ‘hòa hợp-hòa giải’. Dù là người trong nước hay người hải ngoại, chúng ta không chấp nhận một chế độ cộng sản độc tài, cho nên chúng ta vẫn đang đấu tranh để giành lại dân chủ, nhân quyền cho đồng bào Việt Nam" Trong khi đó, một cư dân tại thành phố Nha Trang tên Quốc Anh nói anh hoan nghênh ý tưởng kết nghĩa với thành phố Irvine, Hoa Kỳ:

“Mình ủng hộ với điều kiện là việc nối kết đó mang lại sự gần gũi, hiểu biết, sự gắn bó, gắn kết giữa đôi bên.”

Về chiến dịch của người Việt ở hải ngoại phản đối ý tưởng kết nghĩa, Quốc Anh cho rằng:

“Mình nghĩ những người phản đối nói chung họ cũng hơi gay gắt. Cứ để cho việc kết nghĩa xảy ra vì nó sẽ khuyến khích Việt Nam nỗ lực và có trách nhiệm hơn để mang lại tình hữu nghị anh em. Mình nghĩ qua việc kết nghĩa này nó sẽ thúc đẩy họ cần phải tôn trọng những cái cam kết với nhau. Cho nên, mình nghĩ ủng hộ nó vẫn tốt hơn là phản đối. Bởi lẽ thật sự đây cũng chỉ là sự hữu nghị-hợp tác giữa hai thành phố với nhau, chứ cũng không mang tính chất quốc gia hay chính trị gì ở đây.”

Thị trưởng thành phố Irvine đã mời cộng đồng người Việt tới tham dự cuộc họp của Hội đồng thành phố lúc 3 giờ chiều ngày 8/4 để bàn về đề nghị kết nghĩa Irvine với Nha Trang.


Tải để nghe người Việt ở Mỹ phản đối Irvine kết nghĩa với Nha Trang
http://realaudio.rferl.o...e5-96a0-e80b6892523d.mp3


Một cuộc biểu tình dự kiến sẽ diễn ra trước phòng họp để bày tỏ sự bất bình của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Người Việt tại California cũng kêu gọi mọi người ký tên vào một thỉnh nguyện thư trên mạng phản đối ý định kết nghĩa này.

Thống kê cho thấy hiện có khoảng 8.000 người Việt cư ngụ ở thành phố Irvine trong số chừng 200.000 người Việt sinh sống tại quận Cam, nơi được mệnh danh là thủ đô của người Việt tị nạn cộng sản. la

Năm 1999, một cuộc biểu tình rầm rộ của người Việt tại thành phố Westminster kéo dài gần 2 tháng, quy tụ hơn 15.000 người tham gia khi cờ cộng sản và ảnh của ông Hồ Chí Minh được treo trong tiệm video của ông Trần Trường. Thành phố Westminster lúc bấy giờ đã tiêu tốn gần 200.000 đô la cho công tác giữ gìn trật tự trong các vụ biểu tình đó.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 09/04/2014 lúc 08:43:34(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Irvine bỏ phiếu 3-2, không kết nghĩa với Nha Trang
UserPostedImage
Phòng họp Hội Ðồng Thành Phố Irvine chật kín người. (Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
IRVINE, California (NV) - Hội Ðồng Thành Phố Irvine vừa bỏ phiếu 3-2 hủy bỏ đề nghị 5.1 của Nghị Viên Larry Agran muốn kết nghĩa với ba thành phố, trong đó có Nha Trang, trong một buổi họp đầy kịch tính kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ chiều Thứ Ba, 8 Tháng Tư, với gần 100 người phát biểu, đa số là người Việt Nam ở Little Saigon, chống lại chuyện kết nghĩa với thành phố ở Việt Nam, vì họ cho rằng chính quyền các cấp ở đó chưa tôn trọng nhân quyền, tự do ngôn luận, và tự do tôn giáo.

Cuộc biểu tình phản đối đề nghị này đã được cư dân Việt Nam vùng Little Saigon chuẩn bị trong nhiều ngày, với nhiều cơ quan truyền thông đưa tin liên tục, cập nhật, tạo một không khí vô cùng sôi nổi.

Ðúng 2 giờ chiều Thứ Ba, đông đảo đồng hương có mặt tại sân Hội Ðền Hùng Hải Ngoại, Westminster. Sau nghi thức xuất phát đơn giản nhưng trịnh trọng, mọi người lên đầy hai chuyến xe buýt trực chỉ Irvine.

Sau đó, hai chuyến xe buýt này trở lại và chở tiếp người xuống Hội Ðồng Thành Phố.

Tại lễ xuất phát, Hòa Thượng Thích Minh Nguyện, đại diện Hội Ðồng Liên Tôn, đọc lời cầu nguyện: “Chúng ta đến đây hôm nay để thay mặt đồng hương nói lên tiếng nói chân chính. Xin cầu nguyện cho chế độ độc tài Việt Nam sớm chấm dứt để mọi người có nhân quyền, có tự do, và có tự do tôn giáo.”


Biểu tình

Tại tòa thị chính Irvine, hàng đoàn người Việt Nam cầm cờ Việt và Mỹ có mặt khắp nơi dưới hàng cây mát.

Nhiều người khác phải đậu xe ở xa, cầm cờ và biểu ngữ băng qua đường để vào sân phía trước tòa thị chính.

Các biểu ngữ có hàng chữ “Vietnamese Communists are not our friends,” “No human rights in Vietnam, no friendship with Nha Trang,” “Nha Trang needs real freedom, not friendship,” “Stop bringing shame to Irvine, Councilman Agran!” và “Communists are not our friends”...

Dù Hội Ðồng Thành Phố bắt đầu họp lúc 5 giờ chiều, bắt đầu từ 3 giờ, đông đảo đồng hương cầm cờ và biểu ngữ đi vòng quanh trong sân phía trước tòa thị chính, hô to các khẩu hiệu, chống sự kết nghĩa giữa hai thành phố Irvine và Nha Trang, do Nghị Viên Larry Agran đề nghị.

Một người cầm loa hô lớn: “No Irvine - Nha Trang.” Những người khác đáp lại: “No, no, no.”

Một người khác lại hô lớn: “Human rights!” Mọi người đáp lại “For Vietnam!”

Tất cả mọi người biểu tình trong ôn hòa, nhưng rất mãnh liệt.
Trong khi đó, mặc dù trời nóng tới 90 độ F, nhiều người Việt Nam vẫn tiếp tục đổ về trung tâm hành chánh Irvine, nơi tòa thị chính tọa lạc.

Tại bãi đậu xe, bốn chiếc xe jeep trang trí theo xe của QLVNCH, với cờ Việt Nam và cờ Mỹ bay phất phới, đậu thành một hàng, làm cho không khí cuộc biểu tình càng sôi nổi.

Trong khi đó, hàng chục cảnh sát viên Irvine giúp giữ trật tự giao thông.

Ngoài nước uống do ban tổ chức cung cấp, thành phố cũng cung cấp nước uống cho người biểu tình.

Một số cảnh sát đứng phát nước uống cho người tham dự tuần hành.

Một cảnh sát viên gốc Việt, không muốn nêu tên, nói với phóng viên nhật báo Người Việt rằng: “Trong nhiều năm làm việc tại đây, tôi chưa bao giờ thấy nhiều đồng hương đến như vậy. Chưa bao giờ tôi có dịp nói tiếng Việt nhiều như hôm nay.”

Ông Bùi Ðẹp, trung tâm trưởng Trung Tâm Tây Nam Tập Thể Chiến Sĩ VNCH, bận rộn với việc gắn biểu ngữ, cho biết: “Tôi đến đây hôm nay để phản đối đề nghị kết nghĩa Irvine và Nha Trang. Orange County và California là nơi có cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản lớn nhất. Vì thế, chúng tôi chống lại chuyện cộng sản xâm nhập qua hình thức kết nghĩa.”

“Tôi không biết ông Larry Agran mang lại cái gì cho thành phố này, nhưng người Việt mình không chấp nhận cộng sản,” ông Ðẹp nói tiếp.

Luật Sư Nguyễn Anh Tuấn, thư ký Hội Ðồng Quản Trị đài truyền hình SBTN ở Garden Grove, cũng có mặt tham dự biểu tình.

Ông nói: “Mặc dù Irvine chỉ có 8,000 cư dân gốc Việt, nhưng có đại học UCI có nhiều sinh viên Việt Nam theo học, cộng với nhiều hãng xưởng có công nhân Việt Nam làm việc. Thành ra, cộng sản định chọn Irvine, mà nơi đây lại là sân nhà của chúng ta. Thành ra, chúng ta phải chống chuyện này, một chuyện lại xảy ra vào Tháng Tư Ðen.”

Bác Sĩ Võ Ðình Hữu, chủ tịch Cộng Ðồng Người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ, nói: “Hôm nay là ngày biểu lộ sức mạnh của cộng đồng Việt Nam. Chúng ta phải đánh đổ cái này (kết nghĩa), nếu không, cộng sản sẽ treo cờ đỏ sao vàng ở đây. Tôi thấy ngày hôm nay là ngày đi làm mà nhiều đồng hương khắp nơi về đây. Ðiều này cho thấy cộng đồng chúng ta không chấp nhận chế độ cộng sản và cũng để các thành phố khác, trong tương lai, không làm như vậy nữa.”

Ông Lê Phương, cư dân Hawaiian Gardens, chia sẻ lý do tại sao có mặt tại Irvine.

“Một thành phố trong một quốc gia dân chủ mà lại đi kết nghĩa với một thành phố trong một quốc gia độc tài, đó là điều tôi không chấp nhận,” ông Phương khẳng định.

Bà April Nguyễn, cư dân Irvine, cho biết: “Chúng tôi ghét Việt Cộng, chúng tôi ghét cộng sản. Họ nói là họ nói, nhưng thật sự không phải như vậy.”

“Tôi chống cộng sản 100%, ở đâu có cộng sản ở đó không có tự do, dân chủ và nhân quyền,” bà Ngân Nguyễn, cư dân Garden Grove, nói. “Mặc dù nhà tôi đang có tang, tôi cũng phải đến đây hôm nay.”

Họp Hội Ðồng Thành Phố

Ðúng 5 giờ, Thị Trưởng Steven Choi khai mạc cuộc họp Hội Ðồng Thành Phố Irvine.

Theo trong nghị trình cuộc họp, đề nghị kết nghĩa giữa Irvine và Nha Trang, Baoji và Karachi mang số 5.1.

Tuy nhiên, Thị Trưởng Choi quyết định cho thảo luận vấn đề này trước, vì số người phát biểu lên đến hơn 100 người, trong đó gần 20 người là dân cử, cần nói trước để về họp tại các địa phương của họ.

Thư ký của thành phố có nói rằng, tên Nha Trang đã được Nghị Viên Larry Agran đề nghị lấy ra.

Tuy nhiên, vị thị trưởng nói rằng, “nếu muốn lấy ra thì phải bỏ phiếu.”

“Quan trọng hơn nữa, hôm nay tôi thấy xe buýt chở rất nhiều người đến đây. Ðây là một hiện tượng chưa bao giờ xảy ra. Chúng ta phải để mọi người thực hiện quyền tự do phát biểu,” Thị Trưởng Steven Choi nói.

Trong khi đó, phòng họp không còn một chỗ trống, cả hai hàng ghế, và cả khoảng trống phía sau.

Nhân viên thành phố phải đóng cửa phòng họp từ rất sớm và đặt thêm hàng trăm ghế bên ngoài để mọi người có thể theo dõi qua màn hình TV.

Tuy vậy, số người đứng bên ngoài phòng họp vẫn đông, làm nhân viên phải lấy dây giăng lại, không cho ai vào thêm nữa.

Bên ngoài tòa thị chính, hàng trăm người cầm cờ và biểu ngữ ngồi tại sân, kiên nhẫn nghe diễn tiến buổi họp qua hai cái loa lớn.

Bên trong phòng họp, Giám Sát Viên Janet Nguyễn là người đầu tiên được phát biểu.

“Tôi trân trọng kêu gọi quý vị không ủng hộ đề nghị này. Nha Trang có quá nhiều tình trạng tồi tệ về nhân quyền, buôn bán phụ nữ, đàn áp blogger. Tôi vô cùng thất vọng. Ðây là một sự vi phạm trực tiếp vào cộng đồng Việt Nam, đồng thời vi phạm giá trị đạo đức của Hoa Kỳ,” Giám Sát Viên Janet Nguyễn nói.

“Ông không cảm thấy xấu hổ à, Nghị Viên Larry Agran?” Vị nữ dân cử gốc Việt nói và chỉ tay vào mặt người đề nghị kết nghĩa giữa Irvine và Nha Trang.

“Ðề nghị không những liên quan đến người Việt Nam, mà còn liên quan đến người Mỹ,” Thượng Nghị Sĩ Lou Correa phát biểu. “Hãy nhìn lá cờ vàng kia. Hãy nhớ Sài Gòn thất thủ cách đây gần 40 năm. Hãy nhớ 58,000 người Mỹ và hàng triệu người Việt Nam thiệt mạng trong chiến tranh. Tôi xin mời tất cả quý vị đến dự lễ tưởng niệm Tháng Tư Ðen tại Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ ở Westminster năm nay, để quý vị hiểu thêm.”

Ðứng cạnh hai nghị viên Diana Carey và Sergio Contreras, Thị Trưởng Trí Tạ của Westminster, nói: “Chúng tôi mạnh mẽ phản đối đề nghị này. Cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn còn vi phạm nhân quyền, và người Việt hải ngoại vẫn còn đấu tranh cho đất nước của họ. Quý vị phải hiểu vấn đề này.”

Sau đó, ông mời tất cả cư dân Irvine ngồi trong phòng họp cùng đứng lên bày tỏ sự phản đối đề nghị của Nghị Viên Agran.

“Sau khi biết đề nghị, chúng tôi đã lập ra một trang mạng để lấy chữ ký phản đối. Chỉ từ hôm Thứ Bảy tới nay, chúng tôi đã có được 3,000 thỉnh nguyện thư,” ông Tyler Diệp, ủy viên Ðặc Khu Vệ Sinh Midway City, nói. “Tôi biết Nghị Viên Larry Agran muốn rút đề nghị này lại hôm Thứ Hai, nhưng tôi vẫn đến hôm nay, để gởi một thông điệp, đừng kết nghĩa với Nha Trang khi Việt Nam chưa có nhân quyền.”
Sau đó, ông đưa cho thư ký thành phố 3,000 thỉnh nguyện thư chống đối việc kết nghĩa.

Kế đến là phần phát biểu của Phó Thị Trưởng Garden Grove Dina Nguyễn, Thị Trưởng Fountain Valley Michael Võ, cựu Dân Biểu Trần Thái Văn, Bác Sĩ Võ Ðình Hữu, đại diện của Dân Biểu Don Wagner, Giám Sát Viên Orange County Todd Spitzer, cựu Ủy Viên Quy Hoạch Garden Grove Phát Bùi, Ủy Viên Học Khu Garden Grove Nguyễn Quốc Lân, Nghị Viên Huntington Beach Joe Carchio, và nhiều người khác, tất cả đều phản đối đề nghị của ông Larry Agran.

Sau khi các vị dân cử ra về, Thị Trưởng Steven Choi tạm ngưng thảo luận về đề nghị 5.1, để Hội Ðồng Thành Phố giải quyết một số việc.

Ðến 7 giờ, vị thị trưởng trở lại với đề nghị của Nghị Viên Larry Agran.

Trong lá thư đề ngày 1 Tháng Tư, Nghị Viên Larry Agran yêu cầu bỏ chuyện kết nghĩa này vào nghị trình cuộc họp vào ngày 8 Tháng Tư để Hội Ðồng Thành Phố và nhân viên thảo luận.

Ngoài Nha Trang, Irvine cũng muốn kết nghĩa với hai thành phố Baoji của Trung Quốc và Karachi của Pakistan.

“Hy vọng của tôi là sự kết nghĩa với ba thành phố này sẽ được Hội Ðồng Thành Phố chuẩn thuận và ký Hiệp Ước Kết Nghĩa, và đây chỉ là đợt đầu tiên cho nhiều hiệp ước kết nghĩa với các thành phố khác sau này,” Nghị Viên Larry Agran viết. “Là một cộng đồng 'giao điểm quốc tế,' việc kết nghĩa sẽ là một tấm thảm nhiều màu sắc văn hóa làm cho Irvine trở thành một thành phố đa dạng đặc biệt.”

Trước buổi họp một ngày, Nghị Viên Larry Agran gởi thư cho thị trưởng và các đồng viện của mình xin rút lại ý định này.

Trở lại buổi họp hôm Thứ Ba, Thị Trưởng Steven Choi cho cuộc họp tiếp tục.

“Chúng ta còn khoảng 80 người nữa muốn phát biểu về đề tài này. Tôi sẽ kêu tên từng người,” ông Steven Choi tuyên bố.

Quan điểm của các thành viên Hội Ðồng Thành Phố

Nghị Viên Larry Agran phát biểu: “Tôi từng về Việt Nam và từng giúp một số người sang đây. Tôi cũng đã thấy những gì xảy ra tại Việt Nam. Tôi có gặp một số người Việt Nam ở đây, và nghĩ rằng, kết nghĩa với Nha Trang là điều nên làm. Không ngờ, hôm nay, tôi bị nhiều người chỉ trích.”

Trong số những người phát biểu, hầu hết đều phản đối kết nghĩa với cả ba thành phố, nhưng nhiều nhất vẫn là đồng hương Việt Nam phản đối Irvine kết nghĩa với Nha Trang.

Ðến 9 giờ tối, mặc dù xe buýt đã ra về, nhiều người vẫn ở lại phát biểu chống đề nghị kết nghĩa cho đến phút chót.

Trong phần kết, Phó Thị Trưởng Jeff Lalloway nói: “Tôi nghĩ chúng ta không thể kết nghĩa với Nha Trang cho tới khi nào Việt Nam có nhân quyền. Tôi nghĩ đề nghị của Nghị Viên Larry Agran là không nên. Tôi ước gì ông có thể nói lời xin lỗi hôm nay.”

Nghị Viên Christina Shea nói: “Chúng ta nên tôn trọng cộng đồng Việt Nam và phải hiểu những gì xảy ra đối với họ liên quan đến nhân quyền, tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Tôi không đồng ý với đề nghị này. Tôi đề nghị chúng ta phải bỏ 5.1 vì không thể kết nghĩa với Nha Trang.”

Nghị Viên Beth Krom phát biểu: “Buổi họp tối nay hào hứng, nhưng cũng 'nóng bỏng.' Tôi cũng cảm thấy khó chịu với đề nghị của Nghị Viên Agran, nhưng tôi không đồng ý với một số người lợi dụng chuyện này để có lợi cá nhân. Khi Nghị Viên Agran muốn rút đề nghị này ra, tại sao chúng ta không để ông rút, mà lại để nhiều người đến phát biểu như hôm nay. Tôi thấy có một số người dùng lời lẽ mang tính tấn công ông. Hơn nữa, tôi nghĩ một số người đã lợi dụng chuyện này để gây chia rẽ trong một thành phố đang sống hòa thuận. Tôi không hài lòng chuyện này.”
Thị Trưởng Steven Choi nói: “Cái này giống như giội gáo nước lạnh vào mặt ai đó! Sau khi nghe Nghị Viên Krom nói, tôi có cảm tưởng như bà tìm cách bênh vực cho Nghị Viên Larry Agran. Thành phố chúng ta tối nay phải trải qua một ngày mệt nhọc, nhưng tôi rất hài lòng, và cảm ơn tất cả mọi người đến tham dự.”

Nghị Viên Larry Agran phát biểu: “Tôi sẽ bỏ phiếu chống lại chuyện hủy bỏ đề nghị 5.1, vì như vậy sẽ chấm dứt hy vọng kết nghĩa với Baoji và Karachi. Trong buổi gặp tổng lãnh sự Việt Nam, có sự hiện diện của Thị Trưởng Choi nữa. Nhưng lúc đó, tôi không nói rõ sẽ kết nghĩa với thành phố nào. Chỉ sau này, họ mới đề nghị là Nha Trang.”

“Tôi đã nghe tất cả, tôi chấp nhận. Nhưng tôi đã muốn rút Nha Trang ra, và vẫn muốn kết nghĩa với hai thành phố kia. Tôi cũng muốn cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, và tôi đã biết thêm một số điều,” Nghị Viên Agran nói. “Tôi nhớ Thượng Nghị Sĩ John McCain, từng bị tù và tra tấn tại Việt Nam, nhưng ông đã trở lại đất nước đó, và hai quốc gia đã bình thường hóa quan hệ. Như vậy có phải ông McCain bị lừa?”

Nghị Viên Christina Shea bất ngờ nói: “Nghị Viên Agran, bộ ông ngồi đây lợi dụng thời gian và cứ nói hoài hả?”

Một số người trong phòng họp vỗ tay.

Nghị Viên Larry Agran sau đó xin hoàn tất phát biểu của mình, như bị Thị Trưởng Choi từ chối.

Ông gõ búa xuống bàn và nói: “Tôi là chủ tọa buổi họp. Ông phải tôn trọng.”

Một số người vỗ tay nữa.

Trước khi bỏ phiếu, Thị Trưởng Steven Choi nói một cách mỉa mai với Nghị Viên Larry Agran: “Ông muốn làm bạn với một nơi vi phạm nhân quyền để giúp họ cải thiện nhân quyền? Tôi không nghĩ ông làm được đâu, Nghị Viên Agran!”

Kết quả bỏ phiếu, Thị Trưởng Choi, Phó Thị Trưởng Lalloway, và Nghị Viên Shea đồng ý hủy bỏ đề nghị 5.1, trong khi Nghị Viên Krom và Nghị Viên Agran bỏ phiếu chống.

Ðỗ Dzũng/Người Việt
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.206 giây.