logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/04/2014 lúc 08:20:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
'Khó có chuyện ông Hà Vũ được trở về'
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ sẽ khó có thể được xét quay trở lại Việt Nam sau khi đã ra nước ngoài 'chữa bệnh', trong lúc các nỗ lực đòi phóng thích các tù chính trị khác đang được thu xếp với sự tác động của Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Úc và cộng đồng quốc tế, theo luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài.

Bình luận với BBC về việc ông Hà Vũ vừa được nhà chức trách Việt Nam cho ra tù và sang Hoa Kỳ 'định cư, chữa bệnh', ông Đài cho rằng đây là một 'nỗi buồn' và một thiệt thòi cho cuộc đấu tranh vì dân chủ, tự do và nhân quyền ở trong nước.

Luật sư Đài cho rằng khả năng ông Hà Vũ trở lại Việt Nam trong ngắn hạn là rất khó, ông nói:

"Theo kinh nghiệm những trường hợp đã được đi theo như vậy chữa bệnh, hoặc đi định cư hẳn, khả năng quay trở lại Việt Nam rất khó, gần như là không thể, thế nhưng tình hình chính trị Việt Nam trong vòng một vài năm tới tôi cho rằng có thể thay đổi,

"Và khi đó thì tôi tin anh Cù Huy Hà Vũ sẽ có thể có cơ hội quay trở lại Việt Nam với một vị thế khác so với vị thế hiện nay."

Ông Đài nói ông không ngạc nhiên về thông tin ông Hà Vũ được thu xếp qua Mỹ, vì ông và một số 'bạn bè' của ông đã được luật sư Dương Hà, vợ của Tiến sỹ Hà Vũ, cho biết "từ hơn một tháng rưỡi" về trước về khả năng này.

Theo luật sư Đài, việc ông Hà Vũ được cho ra tù đã được các bên dàn xếp trong suốt một thời gian dài, và các ông Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân và blogger Điếu Cày (tức Nguyễn Văn Hải) là ba trong số các trường hợp được Hoa Kỳ và phương Tây, cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm và liên tục 'hối thúc' chính quyền Việt Nam trả tự do.

Theo luật sư Đài, nhà nước đang có thay đổi trong một số chính sách ứng phó với giới bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động nhân quyền, dân chủ và tự do ở trong nước.

'Thay đổi chiến lược'
Luật sư bất đồng cho hay hiện chính quyền đã giảm sử dụng các điều 79, 88 của Bộ luật Hình sự để đối phó, nhưng đang chuyển sang ngày một nhiều hơn việc sử dụng điều 258, điều luật cùng Bộ luật, liên quan tới cái gọi là "lợi dụng các quyền tự do dân chủ" để hoạt động chống chính quyền.

Ông Đài nói mới đây, ông được biết chính quyền đang đặt vấn đề để ông "Hải Điếu Cày" đồng ý ra nước ngoài, cũng như đã đang làm điều tương tự với nhiều nhân vật khác trong đó có luật sư Lê Quốc Quân, bà Bùi Thị Minh Hằng và chính bản thân ông Đài.

Luật sư Đài thuật lại cho hay theo gia đình luật sư Quân, ông Quân đã thẳng thắn từ chối lời đề nghị của chính quyền và khăng khăng khẳng định ông vô tội và yêu cầu chính quyền thả tự do ngay lập tức cho ông, hoặc nếu không, ông Quân sẽ ở tù hết thời gian bản án.

Về phần của bà Bùi Hằng, luật sư Đài phỏng đoán 'với bản lĩnh và phong cách' như đã thể hiện, rất khó có chuyện nhà hoạt động này chịu nghe lời chính quyền và ra nước ngoài.

Luật sư Đài cũng cho rằng hiện còn khoảng 120 tù chính trị và lương tâm, ngoài ra có từ 40-50 người H'mong ngồi tù, 100 tù nhân khác nữa cũng những người "dân tộc thiểu số" bị cầm tù.
Theo BBC
song  
#2 Đã gửi : 09/04/2014 lúc 08:22:10(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chuyện gì sau việc phóng thích Cù Huy Hà Vũ?
Còn nhớ trước ngày 4/4/2011, ngày toà sơ thẩm xét xử Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, tôi đã viết bài về anh và trên facebook kêu gọi mọi người tới tham dự phiên toà.

Những người tới toà hôm ấy khá đông, có nhiều anh chị em từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược. Công an, an ninh dày đặc đã ngăn cản và bắt giữ nhiều người, trong đó có bác sĩ Phạm Hồng Sơn và luật sư Lê Quốc Quân.

Phiên toà diễn ra nhanh chóng, cẩu thả, được xử theo phương án bỏ túi và tuyên án Cù Huy Hà Vũ 7 năm tù và 3 năm quản chế.

Phiên toà đã bị dư luận trong nước và quốc tế chỉ trích mạnh mẽ. Đài truyền hình VTV cũng làm một phóng sự bêu xấu anh, nhưng ngay sau đó đã bị dư luận vạch trần là bôi bác, dối trá, lừa bịp.

Nhà giáo Phạm Toàn nói “đó là một phiên tòa lưu manh, ô nhục”. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa cho rằng, “Một phiên tòa làm mất thể diện quốc gia”. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi thì nhận định “Đã có quá nhiều lời chê trách, bực bội, thậm chí chửi bới đốp chát về một phiên tòa gọi bằng công khai mà chẳng ra công khai, gọi bằng dân chủ mà chẳng ra dân chủ, được trình diễn ngay giữa một Thủ đô bắt buộc phải có cách ứng xử văn hóa thế mà rõ là thiếu văn hóa thậm tệ”.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh “nghe các đài và bản tin điện tử của rất nhiều nước chỉ trích Việt Nam mạnh quá” đã “cảm thấy xấu hổ!”. Còn Giáo sư Ngô Bảo Châu phải chua chát nói rằng, “Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này”.

Thế nhưng phiên toà phúc thẩm ngày 2/08/2011, đúng như dự đoán, vẫn giữ y án.

Đã có thư kiến nghị được ký kết bởi hàng ngàn trí thức, đồng bào trong và ngoài nước gửi các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản và nhà nước CHXHCN Việt Nam, đòi trả tự do cho anh. Bản kiến nghị là một minh chứng rõ ràng rằng, Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ không có tội.

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã được Tổ chức Ân xá Quốc tế công nhận là tù nhân lương tâm. Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã liên tiếng kêu gọi Việt Nam trả tự do cho anh vì cho rằng việc bắt và kết án anh là trái với Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị mà Việt Nam đã ký kết.

Việc kiện Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, một việc làm chưa có tiền lệ, đã cho thấy sự đúng đắn và chính xác. Dự án Bauxite Tây Nguyên càng ngày càng bộc lộ sự vội vã, bê bối, chạy theo lợi ích nhóm, thiếu sự tinh toán kỹ lưỡng, lâu dài, mức lỗ có thể tới năm 2020, chưa kể tác hại tới môi sinh và nguy cơ về an ninh quốc phòng.

Kể từ lúc anh bị bắt ngày 5/11/2010 tại khách sạn với một lý do khôi hài và lố bịch vì “hai bao cao su đã qua sử dụng” đến ngày anh được trả tự do, ngày 6 tháng 4 năm 2014, là gần ba năm rưỡi, có nghĩa rằng anh được ra trước thời hạn một nửa thời gian, không phải do đặc xá mà đi Mỹ chữa bệnh.

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ được trả tự do và ngay lập tức bị phóng thích qua Mỹ, không là ngoại lệ. Trong giai đoạn gần đây đã có các trường hợp tương tự như ông Đoàn Viết Hoạt hay bà Trần Khải Thanh Thuỷ.

Ông Đoàn Viết Hoạt, sau 5 năm thi hành án phạt tù, đã đệ đơn lên Chính phủ Việt Nam xin ra tù trước thời hạn để xuất cảnh đi Mỹ đoàn tụ gia đình và tự nguyện cam kết từ bỏ mọi hoạt động chống phá nhà nước Việt Nam. Được nhà cầm quyền chấp nhận, ông được đặc xá tha tù trước thời hạn và qua Mỹ ngày 01/09/1998. Tuy nhiên khi đã định cư ở Mỹ, ông Hoạt đã hành động khác.

Bà Trần Khải Thanh Thuỷ là thành viên của Đảng Việt Tân, được Việt Tân bảo lãnh và sang tới San Fransisco tại phi trường đuợc đón tiếp nồng nhiệt.

Có nhiều thứ khó lý giải. Lý do đưa ra, được dư luận và truyền thông nói tới là đi chữa bệnh, cũng không thuyết phục. Bởi vì Cù Huy Hà Vũ có vấn đề về tim và huyết áp cao nhưng thực sự chưa ở mức nghiêm trọng bằng những tù nhân lương tâm khác như linh mục Nguyễn Văn Lý, Tạ Phong Tần hay Đỗ Thị Minh Hạnh.

Phóng thích vào ban đêm (chủ nhật 6 tháng Tư) rồi đẩy ngay lập tức qua Mỹ, không một lời tạm biệt nơi cố hương, lặng lẽ, là thể hiện một hành động thiếu minh bạch, mờ ám. Thông tin Cù Huy Hà Vũ được trả tự do và tới Mỹ cũng được đưa ra từ dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ.

Một điều khác thường là không một thân hữu, bạn bè nào ra đón ở phi trường tại Washington DC, còn các cơ quan truyền thông như RFA hay VOA cũng chỉ nghe xác nhận qua giới thẩm quyền.

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ tới Mỹ cũng lặng yên như việc phóng thích. Chưa gặp bất kỳ ai, chưa gặp các cơ quan báo chí truyền thông, một điều hiếm hoi, trong khi được biết Cù Huy Hà Vũ chuẩn bị gặp mặt Bộ Ngoại giao và các nhà hành pháp Mỹ. Lý do phong thích thật sự đều bị tiết kiệm tối đa, từ phía Mỹ cũng như phía Việt Nam.

Rõ ràng, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, một nhà bất đồng chinh kiến nổi tiếng, với nhân thân đặc biệt của mình, rất có thể đã được Mỹ chọn làm con bài trong toàn cuộc chơi.

Hiệp ước Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP? Rất có thể. Dự luật về Nhân quyền chế tài các nhân vật cộng sản Việt Nam của dân biểu Ed Royce? Rất có thể!

Trong tất cả sự thể nêu trên cho thấy cuộc ra đi của Cù Huy Hà Vũ là một sự thoả thuận, hay đúng hơn là một sự mặc cả, một bên là nhà cầm quyền Việt Nam, một bên là gia đình Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, một bên thứ ba là chính phủ Mỹ.

Lý do đi chữa bệnh chẳng qua là để cứu vãn sự sĩ diện và làm mát mặt cho nhà cầm quyền Việt Nam, chẳng hề có chủ nghĩa nhân đạo gì ở đây. Thực chất, nhà cầm quyền trả tự do cho anh là đã thừa nhận anh vô tội.

Nếu mà chỉ đi chữa bệnh thì bệnh khỏi thì phải trở về Việt Nam (cơ hội này rất khó), nên có thể còn có sự cam kết khác của gia đình Cù Huy Hà Vũ – đó là là sự im lặng. Nhưng liệu một người như Tiến sĩ Vũ có thể im lặng mãi?

Cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ủng hộ những tiếng nói và việc làm của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhưng khó có thể giang vòng tay ấm áp cho một người vẫn ngưỡng mộ ông Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Giáp. Do đó, đất Mỹ không phải là nơi mà Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ có thể phát huy được con đường tranh đấu của mình.

Dù sao thì Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã vì lên tiếng nói cho công bằng, lẽ phải của xã hội mà đã phải chịu hoàn cảnh tù ngục ba năm rưỡi. Kể cả việc anh chấp nhận đi chữa bệnh, từ bỏ cuộc tranh đấu, thì cũng không có gì đáng trách. Mỗi một giai đoạn, con người đóng góp một việc trong sức lực của mình. Cám ơn anh những điều anh đã làm. Chúc anh an lành trong những ngày điều trị bệnh trên đất Mỹ.

Trên trang Facebook chị Phuong Dang Bich viết một status rằng, không phải Tổ quốc và nhân dân đã xoá án cho Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, như anh tuyên bố sau phiên toà, mà chính phủ Mỹ là người xoá án cho anh!

Một cái gì đó có vẻ xót xa, nhưng có lẽ là như vậy!

Lê Diễn Đức


song  
#3 Đã gửi : 09/04/2014 lúc 11:22:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ - từ "ô nhục" đến "tự do"
Trước hết như bao người khác tôi xin chúc mừng Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ (CHHV) đến bến bờ tự do để tỵ nạn dưới danh nghĩa "đi chữa bệnh". Dù sao thì tính mạng của một con người bao giờ cũng là vô giá. Người Việt Nam mình vốn nhân đạo và tử tế, đã trót yêu ai thì cũng cam chịu cho dù bị bội tình bạc nghĩa. Có nhiều điểm "tích cực" cũng như "tiêu cực" từ chuyện ra đi âm thầm lặng lẽ của ông CHHV.


Điểm "tích cực" đầu tiên là nhà cầm quyền CSVN chứng minh cho thế giới biết là luật của họ là luật rừng, muốn bắt ai hay thả ai cũng có thể thực hiện một cách tùy tiện. Ở một góc nhìn nào đó thì rõ ràng sức ép của dư luận cũng có kết quả với một nhà nước độc tài. Và cũng chẳng cần nói ai cũng biết là một ai dấn thân cho chính nghĩa thì không bao giờ bị lãng quên hay bỏ rơi. Niềm tin về công lý chính nghĩa sẽ thêm sức mạnh cho những người dám dấn thân và chấp nhận hi sinh, chịu tù đày lao khổ.


Ông CHHV đã có được "tự do". Nhưng tự do không do ông lựa chọn mà là sự dàn xếp của 3 bên: Mỹ- CSVN và gia đình ông. Cho đến bây giờ người ta cũng không biết là ông muốn đến Mỹ hay trở về căn nhà số 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội.


Bà luật sư Dương Hà, vợ ông CHHV đã từng đến Mỹ khi ông còn trong tù. Không như giới truyền thông mong đợi, bà im lặng khi đi lẫn như lúc về. Tất cả chỉ là im lặng không lên tiếng như khi ông CHHV tuyệt thực trong tù. Sự lên tiếng hay im lặng là quyền tự do của mỗi cá nhân. Nhưng khi mình có chuyện thì kêu gọi, vận động sự hỗ trợ khắp nơi và khi muốn dàn xếp bắt tay thì im lặng - đúng như một câu tục ngữ của Miền Bắc: "Xong xôi thì rồi việc ".


Lần này thì dường như phía Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thuộc bài hơn khi muốn dàn xếp với CSVN. Khi gia đình ông CHHV ngồi vào máy bay thì họ mới lộ tin ra ngoài. Không như trường hợp luật sư Lê Công Định, phía Mỹ vội vàng thông báo để bây giờ CSVN còn làm khó làm dễ anh LCĐ.


Tuy nhiên, ông CHHV cũng nên biết là con đường mà ông đến được tự do cá nhân ông thì nhiều người cũng ít nhiều trả giá. Khỏi nói ai cũng biết là trong 2 phiên xử ông CHHV thì nhiều người bị bắt, bị đánh vì muốn tham dự "phiên tòa công khai".


Gia đình ông CHHV ra đi thì có người thông cảm và cũng có người hụt hẫng. Việc ông CHHV đi tỵ nạn thẳng từ nhà tù cộng sản đến xứ Mỹ tự do không phải là trường hợp đầu tiên và sẽ không phải là trường hợp cuối cùng vì CSVN hay dùng chiêu xuất khẩu tù chính trị, mà tù chính trị ở VN hiện nay còn nhiều lắm. Nhưng trường hợp của ông CHHV thì cần quan tâm hơn.


1. Ông CHHV luôn dùng luật pháp VN để chống lại nhà nước độc tài với các vụ kiện về Bô Xít về môi sinh. Nhưng trường hợp của ông là 2 cái bao cao su ô nhục thì chưa được giải quyết tại VN. Nghĩa là vẫn còn đó nỗi ê chề chưa được chính thức minh bạch hóa. Ngay cả nỗi oan của chính mình mà ông còn chưa giải quyết xong thì làm sao giải quyết những bất công của xã hội. Qua Mỹ viết hồi ký để giải oan à? Còn lâu nhé! 1 triệu ngôn từ của ông khi ở nước ngoài cũng không có trọng lượng bằng 1 lời nói của ông ngay tại VN.


2. Cách ra đi âm thầm lặng lẽ cũng không có gì hay ho. Gia đình ông CHHV dư sức áp lực để ông nán lại Hà Nội một thời gian với nhiều lý do: đốt cho tổ tiên một cây nhang, thăm người thân đang yếu, thăm bạn bè mà không biết bao giờ gặp lại. Trước ông CHHV cũng có nhiều người bị trục xuất ngay trong tù nhưng họ yêu cầu lưu lại VN một thời gian trước khi ra đi lén lút như giáo sư Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Gia Kiểng, mục sư Hồ Hiếu Hạ...


3. Lý do về sức khỏe đi nước ngoài chữa bệnh được đưa ra không thỏa đáng vì còn nhiều tù chính trị khác họ bệnh tật còn nặng hơn ông CHHV nhiều lần như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Đỗ Thị Minh Hạnh, Tạ Phong Tần, Hồ Thị Bích Khương.


4. Quy chụp cho dàn xếp của 3 bên 4 bề nào đó cũng chỉ là cách nói cho qua việc chứ bản thân ông CHHV không muốn đi thì có ai bắt được ông phải đi. Nhiều người từng được các nước tự do mời đi tỵ nạn ngay trong tù mà họ thẳng thừng từ chối. Án tù 7 năm, 10 năm thậm chí 37 năm như ông Nguyễn Hữu Cầu cũng có ngày về. Ra đi với ân huệ "đặc xá khoan hồng" thì còn hơn cả chấp nhận án tù oan khiên.


Có chi tiết này mọi người cũng lưu ý: Mỹ có là thiên đường cho người dấn thân cho dân chủ VN qua tỵ nạn không? Hãy xem trường hợp của luật sư khiếm thị Trần Quang Thành của Tàu thì rõ. Qua Mỹ coi như là đặt dấu chấm hết cho việc đấu tranh của mình nhưng nếu được bù đắp về vật chất thì cũng đỡ. Thực sự thì cuộc sống tỵ nạn của người mới qua nó thê lương hơn ở trong nước. Như trường hợp của chị Trần Khải Thanh Thuỷ, anh Nguyễn Ngọc Quang, ông Nguyễn Chính Kết hay gần đây nhất có nhiều người đi tỵ nạn Mỹ sau khi ra đi từ Bangkok. Mỹ chỉ cấp từ 300 USD cho đến 800 USD cho một gia đình trong một tháng. Nhưng Mỹ nó chỉ nuôi trong 6 tháng thôi, sau đó ăn trợ cấp nếu chưa tìm việc làm. Cho dù có 1000 USD thì tiền thuê một chung cư nhỏ tại Mỹ tối thiểu là 600 USD, tiền điện, nước, điện thoại, TV, internet cũng trên 1000 USD cho một gia đình tại Mỹ rồi. Qua Mỹ từ khi nhận thẻ xanh cho đến khi vô quốc tịch Mỹ là 5 năm nhưng phải thi vào. Rất nhiều trở ngại khi chọn ra nước ngoài làm người đi tỵ nạn.


Mỗi người hiểu rõ về hoàn cảnh của mình hơn ai hết và ranh giới của cá nhân và tập thể, giữa cái chung và cái riêng nó tùy trường hợp. Tôi chưa kỳ vọng vào tiến sĩ CHHV nên không có thất vọng nào cho sự ra đi của ông. Chỉ buồn cho cách chấp nhận sự dàn xếp của gia đình ông làm nhiều người thất vọng.


Nhưng thôi, hãy quên đi những hụt hẫng cá nhân. Tin rằng Việt Nam dù có hay không có CHHV thì sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ có tự do dân chủ và quyền làm người được tôn trọng.


Huỳnh Bá Hải
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.111 giây.