Lâu nay, nhưng người lên tiếng cho hoạt động dân chủ và sự tiến bộ của xã hội trong nước qua các bài viết thể hiện quan điểm bất đồng chính kiến một cách ôn hòa đều bị gây khó khăn, cản trở hoặc bỏ tù như Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào,… thậm chí bỏ tù rồi còn bị ngược đãi, hành hạ, và bỏ độc cho đến gần chết rồi “đặc xá” như trường hợp Thầy giáo Đinh Đăng Định; đã để lại bao tiếc thương cho một người Thầy chân chính và dấy lên lòng căm phẫn của người dân đối với một chế độ quá nhiễu nhương Dư luận viên và tàn độc này.
Thế nhưng ít ai biết được đội ngũ “Dư luận viên” của chế độ này, nghiễm nhiên được “CHỬI BỚI, XÚC PHẠM, NHỤC MẠ” dân tộc Chăm, vi phạm nhân quyền và luật pháp một cách trắng trợn, vậy mà không chỉ không bị ở tù hay nhận lấy hình phạt nào mà còn được nhận lương hàng tháng từ tiền ngân sách là mồ hôi, nước mắt người dân.
Bài viết này phân tích một thủ đoạn hết sức nguy hiểm mà bọn “Dư luận viên” vận dụng để tàn phá dân tộc Chăm, hủy hoại văn hóa Chăm đồng thời đe dọa những trí thức Chăm đang cố gắng bảo tồn những giá trị Văn hóa còn sót lại của dân tộc này sau những cuộc chiến tương tàn.
Thủ đoạn thâm hiểm của bọn chúng là: “cố gắng lấy lòng” một vài người Chăm, thường là háo danh, ban cho vài “thành tích” để trở thành “người uy tín”, sau đó dùng những người uy tín này thực hiện những chiến lược phá hoại theo mưu đồ của chúng. Trí thức Chăm chân chính, hay những Sư Cả, Chức sắc trong làng lên tiếng, thì lập tức bọn “Dư luận viên” cùng lên đồng chửi mắng, vu khống, nhục mạ không thương tiếc. Có khi bọn chúng còn lợi dụng mượn người Chăm đứng tên bài viết để kích động lẫn nhau nhằm chia rẽ, ly tán trong cộng đồng Chăm, nhưng khi có người tìm hỏi đến thì “tác giả” không biết gì cả, và cũng không dám lên tiếng vì sợ bị “rắc rối”.
Một ví dụ gần đây là, bọn chúng đã lợi dụng “Nguyễn Văn Tỷ” và “Inrasara” trong việc chủ trương “Cải biến chữ viết truyền thống Chăm” vào năm 1978 và bắt con em người Chăm học chữ cải biến này trong chương trình Tiểu học. Các trí thức Chăm chân chính đã nhận ra thủ đoạn bọn chúng nhằm phá hoại văn hóa Chăm, đồng thời muốn xóa đi lịch sử khi không còn ai biết đọc văn bản Chăm cổ hiện vẫn đang lưu trữ ở trong làng và các viện nghiên cứu. Vì vậy trí thức Chăm đã lên tiếng phản đối chủ trương cải biên, cũng như phân tích những sai lầm của ban Biên soạn nhằm yêu cầu Nhà nước Việt Nam phải trả lại chữ viết truyền thống cho dân tộc Chăm.
Một trường hợp nữa là bọn chúng lợi dụng “Thành Đài” - người Chăm đang ở nước ngoài để lập các “dự án ma” như “Vương Quốc Champa lưu vong” nhằm “giăng bẫy” người Chăm nào tham gia là bị an ninh “khoanh tên” ngay lập tức, và chúng lấy cớ đó để siết chặt an ninh trong làng Chăm. Khi bị những trí thức Chăm lên tiếng cảnh báo cho bà con thì lập tức bọn “Dư luận viên” lên đồng nhục mạ trí thức Chăm nhưng lại bênh vực cho Thành Đài, Nguyễn Văn Tỷ và Inrasara.
Từ đó cho đến nay, bọn “Dư luận viên” đã lên đồng tập thể với những email vô cùng dơ bẩn và mất văn hóa nhằm gây hoang mang dư luận, hoài nghi lẫn nhau và ly tán chia rẽ sâu sắc trong cộng đồng Chăm. Bên cạnh đó, “Dư luận viên” gây áp lực, còn đe dọa những trí thức Chăm khác trong và ngoài nước. Theo thống kê chưa đầy đủ của một trang mạng về văn hóa Chăm, chỉ trong vòng hơn một năm nay, bọn “Dư luận viên” đã viết đến gần 200 thư nặc danh từ vài cổng email mang tên như: Po Tao; Thúy Diễm,… Nhiều người cho rằng bọn “Dư luận viên” này chắc không làm gì khác ngoài việc hàng ngày viết email chửi bới, nhục mạ cộng đồng và trí thức Chăm. Và tự cảm thấy dân tộc Chăm bị xúc phạm khi mỗi sáng mở email hoặc lướt qua một số trạng mạng do bọn chúng đăng tải với những “quả bom thư” nặc mùi “kinh tởm”.
Tòa án của chính quyền CS Việt Nam thì bỏ tù các nhà bất đồng chính kiến vì dám lên tiếng cho những bất công xã hội. Phiên tòa nào dành cho những “Dư luận viên” ngang nhiên và “lì lợm” nhục mạ một dân tộc trong suốt một thời gian dài. Trong khi các chủ trương và chính sách của CSVN đều nói đến “ Đoàn kết dân tộc” và ưu tiên cho người dân tộc thiểu số. Dân tộc Chăm đặt câu hỏi: Ai đã chỉ đạo ngầm, và bật đèn xanh cho bọn “Dư luận viên” làm việc xấu xa, dơ bẩn và kinh tởm” này.
Được biết Dân tộc Chăm giờ đây chỉ còn hơn một trăm ngàn người ở Việt Nam sau những cuộc chinh chiến tương tàn trong quá khứ. Mặc dù vậy, nhưng với đạo luật nhân nghĩa dành cho tộc người bản địa có công khai hoang lập đất, từ thời vua Thiệu Trị đã dành cho những dân tộc thiểu số những quyền tự trị riêng và những chính sách đặc biệt cho đến thời Việt Nam Cộng Hòa.
Chỉ đến khi chế độ CSVN thiết lập vào năm 1975, thì đất đai của người Chăm bị thu hồi, mồ mả người Chăm bị xâm phạm, lấn chiếm hay đào bới như trường hợp ở Tánh Linh, Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, và một số làng ở Ninh Thuận. Những quyền cơ bản để bảo tồn đền tháp, tôn giáo, luật tục... bị mất hoàn toàn, xã hội Chăm bị đảo lộn những giá trị văn hóa một cách khốc liệt. Ngược lại, CSVN chủ trương xây dựng chùa chiếm không gian di tích lịch sử ở các đất tháp như Tháp Po Shah Anaih ở Phan Thiết, Tháp Nhạn ở Tuy Hòa,... và xây miếu ông CU LONG trên đất làng Chăm, và gần đây nhất Chính quyền Bình Thuận lại chủ trương xây dựng Đàn Tiên Nông (cúng tế thần nông của người Việt) ở giữa làng Chăm ở Phan hòa Bình Thuận, cũng như cho xây dựng tượng Bồ Tát trong nghĩa địa người Chăm ở Palei Baoh Dana ở Ninh Thuận.
Hiện tượng xúc phạm, và tàn phá văn hóa Chăm trong chế độ này như mô tả qua các bài viết gần đây thật kinh khủng và bất chấp luân thường đạo lý; cùng với những “trận bom thư internet ” của lũ “Dư luận viên” hàng ngày dội vào Group email của hàng ngàn người Chăm trong và ngoài nước như một thứ rác rưởi, ủ chứa đầy mầm bệnh.
Mong rằng những ai đọc bài viết này hãy cùng lên tiếng để góp phần bảo tồn văn hóa Chăm, bảo vệ nhân quyền cho người Chăm ở trong và ngoài nước.
9/4/2014
Glang Anak (Danlambao)