logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 14/04/2014 lúc 10:52:13(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Trong hoàn cảnh nghiệt ngã của ngục tù, đời sống tâm linh của các tù nhân lương tâm là không thể thiếu đặc biết các TNLT là người Công giáo.


Cảm nghiệm được nổi niềm đó, Các cựu tù nhân lương tâm - các thanh niên công giáo vừa mới trở về từ ngục tù đã làm bản kiến nghị gửi các lên Hội Đồng Giám Mục VN, Ủy Ban Công Lý - Hòa Bình, các chức sắc Tôn Giáo ... "Đòi được hưởng quyền TỰ DO TÔN GIÁO trong nhà tù VN" cho những tù nhân lương tâm đang còn bị giam cầm.

Nội dung bản kiến nghị như sau:

UserPostedImage

UserPostedImage

Thanh Niên Công Giáo
xuong  
#2 Đã gửi : 17/04/2014 lúc 08:22:14(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Kêu gọi Tự do Tôn giáo trong tù
UserPostedImage
Thư Kêu gọi Ký Tên Ủng Hộ Bản Kiến Nghị Đòi Được Hưởng Quyền Tự Do tôn Giáo Trong Nhà tù
Nhóm bốn cựu tù nhân tại Vinh vào ngày 16 tháng tư đưa lên mạng Internet lá thư kêu gọi ký tên Ủng hộ Bản Kiến nghị Đòi Được Hưởng Quyền Tự Do Tôn giáo Trong Nhà Tù.

Hình ảnh cũ

Nhiều người tại Việt nam khi xem các vở kịch hay phim do các xưởng phim trong nước nói về những nhân vật anh hùng thời chống Pháp hay chống Mỹ; mỗi khi bị đưa ra pháp trường như cảnh anh Nguyễn Văn Trỗi trước khi bị hành quyết, thường có cảnh một vị linh mục mặc áo chùng đen, tay cầm Thánh Giá, thậm chí thêm Cuốn Kinh Thánh đến với người tử tù kêu gọi ăn năn thú tội lần cuối. Nhân vật anh hùng đó đều thẳng thừng từ chối.

Người xem đều hiểu ý đồ của đạo diễn cho thấy người anh hùng là vô tội.

Tuy nhiên, người xem còn có thể suy luận nhà tù thực dân hay đế quốc, dù có tiếng là hà khắc, nhưng người mà phần xác sắp bị kết liễu vẫn được lo lắng về ‘.phần hồn’.

Tình trạng hiện nay
Gần đây, thân nhân của những người đang bị giam giữ ở các nhà tù Việt Nam hiện tại, cho biết yêu cầu được gửi những vật phẩm phục vụ sinh hoạt tâm linh, tôn giáo như Kinh Thánh đối với người trong thời gian bị giam như luật sư Lê Quốc Quân, không được đáp ứng. Ngoài ra yêu cầu được gặp linh mục của vị luật sư Công giáo này cũng không được thỏa mãn. Tất cả khiến ông này phải tiến hành tuyệt thực để đòi hỏi nhu cầu tâm linh - tôn giáo đó được thỏa mãn.

Điều tương tự đã xảy ra với bốn cựu tù nhân Công giáo ở Vinh, những người ký tên gồm Anton-PhanxicoXavier Chu Mạnh Sơn, Phê rô Nguyễn Xuân Anh, Phê rô Hồ Văn Oanh và Giuse Nguyễn Văn Thanh. Trong Thư Kêu gọi họ nêu rõ: “Trong thời gian ở tù, chúng con và những người tù khác không được quyền tiếp xúc với các linh mục để lãnh nhận các bí tích. Chúng con cũng không được quyền nhận Sách Kinh Thánh và các sách giáo lý.’
UserPostedImage
Anh Chu Mạnh Sơn, tù nhân lương tâm trong lần đồng hành tuyệt thực với LS Lê Quốc Quân để đòi quyền tự do Tôn giá trong tù, ảnh chụp tháng 2 năm 2014. Courtesy VRNs
Cựu tù nhân Chu Mạnh Sơn, một trong bốn người ký tên vào Thư Kêu gọi cho biết trải nghiệm thực tế của bản thân như sau:

“Khi tôi mới bước chân vào nhà tù, vấn đề đầu tiên mà tôi nghĩ đến là niềm tin tôn giáo. Điều đầu tiên mà tôi khát khao nhất là sự hiện diện của Thánh Thể Tình Yêu, sự hiện diện của Lời Chúa. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng tôi mà khi lên trại lớn tôi gặp một số anh em khác có cùng chung niềm tin tôn giáo, thì tất cả cùng có khát khao đầu tiên là niềm tin tôn giáo chứ không phải cơm ăn, áo mặc. Đó là nguồn động viên tinh thần cho dù phía trước còn nhiều đau khổ gian nan, nhưng mình vẫn bước đi. Còn nếu không có niềm tin tôn giáo, tôi có thể tìm đến những con đường quẫn. Cũng có người tìm đến con đường quẫn, tự kết liễu đời mình. Tôi nghĩ trong giai đoạn đầu nếu không có niềm tin tôn giáo, thì nhiều người rất dễ sa ngã và bỏ cuộc giữa chừng.

Khi lên trại lớn, tôi cùng các anh em Nguyễn Văn Thanh, Hồ Văn Oanh, Trần Minh Nhật, Trần Hữu Đức cũng có làm một đơn yêu cầu Trại, Bộ Công An và các ban ngành giải quyết vấn đề này nhưng chưa giải quyết.

Họ biết mình có niềm tin tôn giáo thì thứ nhất họ không cho mình thực hành niềm tin tôn giáo. Có một ngày anh Trần Hữu Đức và Trần Minh Nhật đang ngồi cầu nguyện thì cán bộ bắt gặp và đòi lập biên bản vi phạm nội qui. Họ đưa biên bản lập ra cho mấy anh em ký nhưng anh em không ký. Rồi họ không cho đưa sách Kinh Thánh, cũng như các ấn phẩm tôn giáo vào buồng giam.”

Trải nghiệm này cũng được mục sư Nguyễn Trung Tôn chia sẻ như sau:

“Đầu tiên hết phải khẳng định rằng tại Việt Nam chưa có tự do tôn giáo theo đúng nghĩa của nó. Không phải trong nhà tù mà ngoài xã hội, vấn đề tự do tôn giáo là vấn đề mà người dân đang đòi hỏi. Nhiều hội thánh, nhiều tổ chức tôn giáo vẫn đang đòi hỏi ngay ở ngoài xã hội, cho nên việc ở trong tù không có tự do tôn giáo là điều đương nhiên trong một xã hội như vậy.

Đối với tôi là một người hầu việc Chúa, một người đã từng là mục sư quản nhiệm một hội thánh, nhưng suốt thời gian tạm giam một năm rưỡi tôi không được đọc Kinh Thánh mặc dù nhiều lần tôi đã làm đơn yêu cầu nhưng họ vẫn không cho. Khi đến Trại Hà Nam thì họ cho đọc nhưng chỉ được đọc một mình, không được ngồi với ai. Việc bốn công dân vừa mới ra tù có thư yêu cầu tự do tôn giáo trong nhà tù là một việc làm cần thiết vì trong môi trường nhà tù họ có thể bị giam giữ về mặt thân xác nhưng không thể giam giữ tinh thần họ. Họ theo tôn giáo, tín ngưỡng nào thì phải cho họ quyền tự do thờ phượng.

Qua đây tôi cũng muốn nói đến trường hợp của mục sư Nguyễn Công Chính. Ông này trong tù bị cán bộ trại giam đánh đập chỉ vì ngồi cầu nguyện. Cũng như trường hợp chị Hồ Thị Bích Khương, người theo đạo Tin Lành, và chúng tôi gửi Kinh Thánh vào nhưng trại giam cũng không cho nhận.”

Kêu gọi ký tên
Thư Kêu gọi do bốn cựu tù nhân Công giáo tại Vinh gửi cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy ban Công Lý và Hòa Bình, Quý vị chức sắc Tôn Giáo và những người yêu chuộng Công lý- Hòa bình, Sự Thật.

Mục sư Nguyễn Trung Tôn cho rằng đáp ứng cho kiến nghị được hưởng quyền tự do tôn giáo trong tù là một điều chính đáng mà chính quyền phải tôn trọng. Ông nói:

“Nguyện vọng của bốn thanh niên Công giáo đòi tự do tôn giáo trong nhà giam là chính đáng. Nhưng phải khẳng định không riêng gì trong nhà giam mà ở ngoài xã hội thì tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn chưa có.”

Lâu nay những người đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Việt Nam đều chứng minh rằng thực tế tự do tôn giáo với các quyền hành đạo, truyền đạo thực sự ở Việt Nam hầu như không có. Tương tự như những quyền khác, nếu thuận theo sự chỉ đạo của chính quyền thì được thực hành, còn nếu không chấp nhận thì bị bách hại. Đó là ngoài đời, còn trong tù thì sự kiểm soát còn chặt chẽ, gắt gao gấp bội phần và khó có thể nói đến quyền của người bị giam giữ.

Thư kêu gọi của bốn cựu tù nhân Công giáo vừa được công khai có thể nói là sự lên tiếng đòi hỏi tập thể đầu tiên cho quyền tự do tôn giáo trong Nhà tù mà những người không may bị rơi vào vòng lao lý hoàn toàn được hưởng.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.059 giây.