logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 15/04/2014 lúc 06:07:08(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Muốn xây dựng lại một đất nước đổ vỡ, phải chấm dứt chế độ Cộng sản. Sự tồn tại của một chế độ kỳ quái như vậy là một hiện tượng bất bình thường trong một quốc gia bất bình thường trong thế kỷ 21. Nhưng khi chế độ kỳ quái đó sụp đổ, có chắc chắn sẽ có tự do dân chủ? Theo văn Nga Svetlana Alexievitch, dân chủ, tự do đã không thực hiện ở Nga sau khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ những năm 1990, vì “chúng tôi, giới trí thức tiến bộ, đã có một thái độ lãng mạn”, trong khi xây dựng dân chủ là một tiến trình lâu dài, phải chuẩn bị. Muốn có dân chủ, phải có tổ chức dân chủ, có người dân chủ (démocrates), văn hóa dân chủ.


Svetlana Alexievitch, tác giả chiếm giải Médicis-Essai 2013, trong một cuộc phỏng vấn dành cho tập san Philosophie, số Đặc biệt (1), nói “chúng tôi tưởng tự do nằm sau cửa sổ, muốn có, chỉ việc dẹp chế độ Cộng Sản. Khi chúng tôi ngồi thảo luận với nhau trong phòng ăn, chúng tôi nhìn sự việc như vậy. Những người Cộng sản đã ra đi dễ dàng một cách đáng ngạc nhiên, không hề chống cự. Chỉ sau này, chúng tôi mới hiểu họ chỉ cần hoạt động ngầm cũng đủ để trở lại nắm quyền.”


Bà Alexievitch, một nhà văn có cái nhìn sắc bén, là tác giả của nhiều cuốn sách về xã hội hậu Cộng sản ở Nga (2) mà những người tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam nên đọc, để tránh khỏi cái bi kịch dã tràng, bao nhiêu hy sinh, tù đầy mà cuối cùng dân chủ vẫn chỉ là một ảo tưởng.


“Chúng tôi đã có ảo tưởng về một dân tộc chống Cộng, khao khát tự do, dân chủ. Điều đó chỉ có trong đầu chúng tôi (giới trí thức). Khi tự do rơi xuống đầu dân tộc đó những năm 1990, họ không đổ xô tìm đọc Soljenitsyne hay tìm hiểu sự thực về goulag như chúng tôi tưởng tượng. Họ muốn, trước hết, sống và tiêu thụ. Một số người, mà chúng tôi không nghĩ tới, đã lợi dụng, bám vào trào lưu này để leo lên cầm quyền, như Loukachenko ở Biélorussie năm 1994 hay Poutine ở Nga năm 2000. Tóm lại, chúng tôi đã hoàn toàn không chuẩn bị cho đời sống thực tế. Bởi vì dân chúng không muốn kinh tế tự do (libéralisme). Hãng xưởng đóng cửa, tình trạng thất nghiệp khiến chúng tôi, những người trí thức tự do, đã rất sớm trở thành thiểu số. Hơn nữa, chúng tôi không có chương trình hành động gì cụ thể, ngoài chuyện đẩy Cộng Sản ra khỏi chính quyền. Chúng tôi nghĩ chỉ việc dẹp CS là một bảo đảm cho tự do. Chúng tôi không có một kinh nghiệm gì trong việc xây dựng một xã hội bình thường; chúng tôi chỉ có kinh nghiệm bạo lực.”


Svetlana Alexievitch giải thích tại sao ngày nay vẫn còn những người Nga tưởng nhớ chế độ Cộng sản: Khi một nhóm chính trị và kinh tài cướp đoạt, vơ vét hết tài nguyên của đất nước, dân chúng trở thành tay trắng, không nghề nghiệp, không tương lai, họ mơ tưởng trở lại chế độ bao cấp của Cộng sản. Nhất là từ những năm 1990, người ta không còn bị gởi đi Goulag, không còn những vụ đàn áp đẫm máu, và đa số dân Nga sống trong xã hội tương đối bình đẳng - tất cả đều nghèo như nhau, lối sống đó thích hợp với nhiều người Nga.


Theo Alievitch, vài năm sau khi chế độ CS bị lật đổ, người Cộng Sản có thể trở lại cầm quyền nếu họ muốn. Trong cuộc bầu cử 1996, bà tin rằng đã có thỏa hiệp giữa Eltsine với những người Cộng Sản. CS có thể thắng cử nếu họ muốn, vì họ vẫn chiếm đa số cử tri. Nhưng họ không muốn công khai nắm chính quyền một lần nữa, họ lựa chọn đứng đằng sau đẻ giật dây và trên thực tế vẫn nắm vận mệnh nước Nga. Đó là một chế độ Công sản “giả dạng thường dân” communisme de seconde main, đề tài của cuốn sách La fin de l’homme rouge (3) của Alievtch. Người Cộng sản không mặc áo đỏ nữa, nhưng vẫn nắm quyền.


Thực trạng nước Nga cho thấy những quan sát của Svetlana Alievitch không sai sự thực. Quyền lực nằm trong tay Poutine, một cựu trùm KGB. Tất cả sinh hoạt chính trị, kinh tế đều nằm trong tay những tay cựu KGB đồng lõa với Poutine. Dân chủ Nga chỉ là dân chủ giả hiệu. Tham nhũng cao độ, bất công xã hội cùng cực, kinh tế thị trường man rợ. Những người lợi dụng được chế độ lao đầu vào phong trào tiêu thụ, những người bị gạt ra ngoài xã hội ngồi hối tiếc một xã hội Công sản trong đó không có thất nghiệp và những nhu cầu tối thiểu được nhà nước bao cấp. Trong bối cảnh đó, xây dựng một xã hội dân chủ, tự do là một ảo tưởng, một tiếng kêu giữa sa mạc.


Đó là hiện tượng chung ở những nước hậu cộng sản nghèo, dân trí thấp, như những quốc gia trước đây thuộc liên bang Xô Viết. Hiện tượng đó không có ở Đức hay Ba Lan.


Hiện tượng đó không xảy ra ở Đức bởi vì Đông Đức được Tây Đức gồng mình xây dựng lại theo mô hình Tây Đức, một quốc gia tiến bộ và thịnh vượng nhất Âu Châu. Nhất là một văn hóa dân chủ cao, cao hơn nhiều nước Âu Châu khác, bởi vì họ còn ám ảnh bởi những kỷ niệm đen tối, ghê rợn của những năm độc tài Phát xít, ý thức rằng dân chủ là con đường sống duy nhất. Dân tộc Đức đã đạt một thành quả vĩ đại: đưa một nửa quốc gia từ xã hội độc tài, nghèo đói tới một xã hội dân chủ đích thực.


Hiện tượng đó không xảy ra ở Ba Lan bởi vì Ba Lan, với trợ cấp khổng lồ của Cộng Đồng Âu Châu, đã xây dựng một nền kinh tế lành mạnh và có khả năng phát triển. Adam Michnik, một trí thức đấu tranh cho dân chủ Ba Lan: "nếu bạn ghé thăm Ba Lan, sẽ thấy ít có chuyện hồi tưởng chế độ CS. Không có ai muốn quay lại với quá khứ" (1).


Chính mô hình Ba Lan hậu Cộng Sản đã khiến những người tranh đấu ở Ukraine nổi loạn.


Những gì xảy ra ở Nga có thể lập lại ở Việt Nam. Chế độ CS đổ nhưng vẫn không có dân chủ và người CS vẫn nắm quyền, mặc dầu không mặc áo đỏ nữa. VN có đầy đủ những yếu tố của xã hội Nga: một giai cấp trí thức lãng mạn, (cộng thêm cái thói chia rẽ khủng khiếp, bệnh hoạn độc quyền của dân tộc ta), không chuẩn bị, không tổ chức, một văn hóa dân chủ mơ hồ trong quần chúng, một hàng ngũ Cộng Sản có tổ chức, dư tiền bạc để lũng đoạn các sinh hoạt chính trị.


Dân chủ là một tiến trình lâu dài, đòi hỏi những điều kiện khách quan. Một trong những nguyên tắc căn bản: muốn có dân chủ (démocratie), phải có người dân chủ (démocrates). Hàng ngũ những người dân chủ phải đông đảo để bảo vệ khi dân chủ đang thành hình, để những người tranh đấu cho dân chủ không bị cô đơn, những lực lượng phản dân chủ không thể lộng hành.


Muốn có một hàng ngũ những người dân chủ, phải có một giai cấp trung lưu. Bởi vì giai cấp thượng lưu thường thường đồng loã với chính quyền đẻ bảo vệ quyền lợi. Giai cấp bình dân chỉ nghĩ đến nhu cầu thực tiễn trước mắt là lo ăn, kiếm sống. Giai cấp trung lưu có ý thức, có nhu cầu tự do dân chủ, là giường cột cho bất cứ một xã hội dân chủ nào. Huấn luyện, đào tạo một văn hoá dân chủ trong giai cấp trung lưu là chuyện cần thiết, lâu dài và cấp bách. Vừa lâu dài vưà cấp bách. Cấp bách vì nước đã đến chân, nếu không muốn nói đã tới cổ. Lâu dài vì nếu La Mã không được xây trong một ngày, xây dựng văn hóa dân chủ còn nhiều đường đất hơn nữa. Một thí dụ: những người cổ võ cho dân chủ không thể chỉ thoả mãn với những lời hô hào suông, những khẩu hiệu rỗng tuyếch đã nhắc đi nhắc lại ngàn lần. Phải có những bài, những sách mổ xẻ cụ thể dân chủ là gì, cần những điều kiện khách quan nào, phải tránh những cạm bẫy nào, tại sao không thể xây dưng lại đất nước nếu không có dân chủ...


Đó là chỉ là một thí dụ nhỏ trên mặt lý thuyết, chưa nói đến vấn đề tổ chức vốn là yếu điểm của người Việt. Nhưng lý thuyết không phải là chuyện vô bổ. Trái lại, đó là nền tảng cho việc xây dựng sau này. Làm thế nào đẻ biến hàng ngũ trung lưu càng ngày càng đông đảo trở thành nền móng của một xã hội dân chủ sơ khai, trước khi họ trở thành những cái máy tiêu thụ.


Những nhận xét rất thực tế của những người trong cuộc như Svetlana Alexievitch khiến người Việt phải suy nghĩ. Nếu không muốn đi vào bánh xe đổ. Công sản đổ, chưa chắc đã có ngay dân chủ nếu không chuẩn bi, không có tổ chức, không có ý thức chính trị đứng đắn. Con đường sẽ còn nhiều chông gai.


Đó là một cái nhìn thực tiễn, không phải một cái nhìn bi quan. Dân chủ không ở trên trời rơi xuống, nhưng mặc dù dân chủ chưa thành hình, mặc dù những người cựu CS sẽ còn lộng hành, điều chắc chắn là chủ nghĩa CS đã chết. Svetlana Alexievitch trích dẫn một câu của sử gia Nga Serguei Averintsev: chế độ CS “đã xây dựng những cái cầu trên một con sông của ngu dốt, nhưng dòng sông ngày nay đã hoàn toàn là dòng sông khác.”


(Paris, tháng 4.2014)

Từ Thức
________
Chú thích:


(1) PHILOSOPHIE Magazine. HORS SERIE Avril 2014. Paris. La philosophie et le communisme


(2) Svetlana ALEXIEVITCH: La guerre n’a pas un visage de femme (Ed. La Renaissance. Paris), La fin de l’homme rouge (Ed. Actes Sud, Paris), Les Cercueils de zinc (Ed. Christian Bourgeois), La Supplication. Tchernobyl,chroniques du monde après l’apocalypse (Ed. Lattès. Paris


(3) La fin de l’homme rouge (Actes Sud. Paris)
song  
#2 Đã gửi : 20/04/2014 lúc 09:10:35(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,167

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sau Cộng Sản, sẽ có tự do dân chủ? (Phần 2)

Bài "Sau Cộng Sản, sẽ có tự do dân chủ" của tôi đã được đăng trên nhiều websites và blogs, trong nước cũng như ngoài nước, và đã khiến một số đông đảo độc giả phản ứng, tham luận. Tôi thấy có bổn phận phải trả lời chung và làm sáng tỏ vài điểm:


1. Bài báo đưa ra những khó khăn có thể sẽ xẩy ra sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ. Sự sụp đổ của một chế độ là một biến chuyển. Xây dựng dân chủ là một tiến trình lâu dài, phải chuẩn bị và tổ chức. Nếu không chuẩn bị, giai đoạn hậu CS sẽ là một giai đoạn cực kỳ xáo trộn.


2. Nói như vậy, không có nghĩa là nên buông tay, chấp nhận chế độ kỳ quái hiện tại. Cái lập luận cho rằng dân chủ, nhân quyền là một khái niệm Tây Phương, người Á Đông không có những nhu cầu đó, là một lý luận ngây ngô, ngày nay không thuyết phục được ai nữa. Nhân quyền là khát vọng của bất cứ người nào muốn còn là người. Da vàng hay da xanh.


3. Bài báo đề cập đến kinh nghiệm Nga. Xã hội VN có nhiều điểm khác với Nga: tất cả dân Nga bị nhồi sọ, tẩy não dưới thời Cộng Sản, trong khi VN, trước 75, có miền Nam và miền Bắc. Những người đã sống ở miền Nam tuyệt đại đa số chống Cộng, một thiểu số mơ tưởng CS ngày nay đã vỡ mộng, thức tỉnh. Với dân chúng miền Nam, càng tuyên truyền láo khoét người ta càng chán ghét. Năm 75, dân miền Nam đã biểu quyết bằng chân. Sau 40 năm Xếp Hàng Cả Ngày, nếu có bầu cử thật, sự chối bỏ CS sẽ mãnh liệt hơn nữa


4. Phong trào tranh đấu cho dân chủ ở VN những năm gần đây có những tiến triển đáng kể, với những hội đoàn dân sự, những tổ chức bloggers, cựu tù nhân chính trị, với những khuôn mặt trẻ, đặc biệt là phụ nữ. Giới trẻ và phụ nhữ đã đóng một vai trò quyết định trong cách mạng Ả Rập. Ở Tunisie, nhờ thái độ quyết liệt của họ, những nhóm Hồi giáo đã phải bỏ ý định ban hành một hiến pháp sặc mùi Hồi giáo quá khích. VN có cả một đội ngũ phụ nữ tranh đấu khả ái, khả kính phải được tích cực ủng hộ.


5. Như đã viết trong bài báo, VN, nhờ Internet, nhờ du lịch và du học, đã có một tầng lớp trung lưu đông đảo có thể làm nền móng cho việc xây dựng dân chủ. Với điều kiện những nhà tranh đấu nghĩ tới việc truyền thông, giáo dục để họ có một hành lý vững chắc về dân chủ. Truyền thông tân tiến không phải là lải nhải nhắc lại những khẩu hiệu. Thay vì lặp đi, nhắc lại những ý niệm trừu tượng về dân chủ, phải cho thấy những lợi ích cụ thể của dân chủ. Thí dụ không có dân chủ không thể nào chống tham nhũng, vì không thể chống tham nhũng nếu những người có nhiệm vụ kiểm soát lại được bổ nhiệm bởi những thủ phạm tham nhũng. Dưới chế độ dân chủ, toà án, các tổ chức kiểm soát cũng như quốc hội hoàn toàn độc lập với chính quyền. Tóm lại, thay vì nói với nhau, phải nói với dân, về những cái cụ thể, bằng ngôn ngữ của dân. Một cuốn cẩm nang nhỏ, giải thích dân chủ là gì, tại sao phải dân chủ, những yêu điểm và khuyềt điểm của một xã hội dân chủ, không phải là chuyện vô ích.


6. Một độc giả viết: "Sau CS là cái gì chưa biết, nhưng ít nhất không còn CS nữa, như vậy là tốt rồi". Điều đó hoàn toàn đúng, vì thực tế đã chứng tỏ không gì tệ hại hơn chủ nghĩa CS, nhưng nếu chúng ta chịu khó rút tỉa kinh nghiệm của những nước khác, đã đi trước, đã trả với giá đắt, chúng ta có thể tránh được nhiều tai hoạ, đổ vỡ. VN hiện nay là một con bệnh đang ngấp ngoái, nếu tiết kiệm được vài năm, vài chục năm xáo trộn hậu CS là điều những người có trách nhiệm nên làm. Phải làm.


7. Muốn có dân chủ, phải có người dân chủ. Điều đó có nghĩa là phải vận động để hàng ngũ dân chủ càng ngày càng đông đảo. Điều đó cũng có nghĩa là mỗi người trong chúng ta phải tập sống như một người dân chủ. Nghĩa là tôn trọng người khác, tôn trọng những ý kiến khác với ý kiến của mình. Tự do không có nghĩa là hỗn loạn. Trong một xứ độc tài, tất cả những gì luật lệ không cho phép đều bị cấm; trong một xứ dân chủ, người ta có quyền làm bất cứ điều gì luật lệ không cấm. Nhưng tự do của tôi ngưng lại khi đụng chạm đến tự do của người khác


8. Dân nào cũng có tính tốt, thói xấu. Nhưng dân Việt Nam có một thói xấu kinh hoàng và kinh niên là cái thói chia rẽ. Đó là cái trở ngại lớn nhất cho việc xây dựng dân chủ ở VN. Khi nào người VN, nhất là những người đã hy sinh và anh dũng tranh đấu cho dân chủ, hiểu rằng kẻ thù của mình là độc tài, không phải là những người cũng là nạn nhân như mình nhưng thuộc một nhóm khác, một tổ chức khác, không phải là ngưòi trong nước hay hải ngoại, lúc đó phong trào dân chủ sẽ tiến như đi hia bẩy dặm, không có lực lượng nào cản nổi.


9. Chủ nghĩa Cộng Sản đã chết. Không ai bảo vệ chủ nghĩa nữa. Bằng chứng là ở VN không còn ai đi tù vì chỉ trích chủ nghĩa. Đảng đã biến thành một MAFIA, bênh vực quyền lợi của một nhóm Mafia, với những thủ đoạn, đòn phép Mafia. Muốn chống lại Mafia, phải tìm hiểu phương pháp sinh hoạt của Mafia. Poutine chưa làm dữ ở Ukraine, mặc dù thái độ thụ động của Tây Phương, bởi vì mafia Nga rất sợ Tây phương sẽ tịch thu tất cả tài sản và ngân khoản của Mafia đỏ ở hải ngoại, cấm ngoại thương khiến kinh tế Nga suy sụp. Một trong những lý do mà ít ngươi noí tới, khiến giới tướng lãnh cầm quyền ở Miến Điện nhượng bộ, bên cạnh những lý do khác, là các tướng lãnh rất sợ đe dọa của Hoa kỳ sẽ cấm nhập cảnh và cấm con cháu các lãnh tụ quân phiệt được du học ở Mỹ.


Từ Thức
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.103 giây.