logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 16/04/2014 lúc 10:15:51(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
- Bây giờ mày không chở mẹ đi phải không? Hu hu!!! Cực khổ nuôi mày mấy chục năm, giờ có chuyện nhờ cậy thì mày giả điếc, làm ngơ. Đồ con bất hiếu, vong ơn. Hu hu!!! tao không cần ai hết, tao lết bộ cũng được mà. Mày muốn theo phe thằng cha già dịch đó phải không?
Mai không biết nói sao, chỉ đưa mắt nhìn ba cầu cứu. Ông già nhìn thấy, nhưng cứ lờ đi như tự nãy giờ vờ dán mắt vào màn hình TV, không nghe, không thấy những gì đang xảy ra trước mắt. Mai muốn bỏ vào phòng, nhưng không dám, sợ mẹ lại đập vỡ cái màn hình TV như lần trước.
Không hiểu sao dạo này ba mẹ cãi nhau ngày một nhiều. Hồi còn trẻ, mẹ cũng thường dằn mâm, xán chén, ba cũng thường đá ghế, đập bàn. Nhưng Mai nghĩ, có lẽ ba mẹ còn trẻ nên nóng nảy, tự ái, sau này khi lớn tuổi chắc hai ông bà sẽ trầm tính lại và gia đình sẽ êm ấm hơn. Chẳng ngờ, càng về già mức độ chiến tranh càng gia tăng. Nhiều khi chuyện chẳng có gì, chỉ là bất đồng ý kiến về một vấn đề nhỏ nhặt không đáng kể, nhưng hai bên cứ lời qua tiếng lại, nên chẳng mấy chốc trở nên khốc liệt khi cả hai mỗi lúc càng nặng lời với nhau, rồi thì cha mẹ, anh chị em bên nội, bên ngoại đều được đưa lên bàn tranh luận, mổ xẻ tận tình.
Mới hôm qua, lúc nửa khuya, mẹ đùng đùng dọn đồ đạc, bảo Mai chở sang nhà anh Hai. Trời đất! Anh chị Hai sáng còn phải đi làm sớm nữa mà. Tưởng chuyện gì ghê gớm, hóa ra chỉ là cái khăn tắm ướt nhem mà ai đem vào phòng, thảy lên giường, rồi ông đổ cho bà, bà đổ cho ông. Vậy là cuộc chiến bùng nổ. Vậy là bao nhiêu uất ức ấp ủ trong lòng suốt mấy mươi năm mẹ tuôn ra như thác đổ làm ba đỡ không kịp.
Hơn nửa đời người, ba quen được mẹ hầu hạ, phục vụ và ông hưởng thụ “diễm phúc” đó một cách thản nhiên. Thản nhiên đến độ vô tình. Bây giờ, khi có dịp tiếp xúc với những người đàn bà khác -những người may mắn hơn mẹ, được chồng tỏ lòng biết ơn mỗi khi nhận được sự chăm sóc, thương yêu từ người vợ tấm mẵn- mẹ chợt nhận ra những gì mình tận tụy lo lắng cho chồng bằng tất cả tấm lòng đã không được trân trọng. Và khi mẹ bộc lộ ý nghĩ so sánh đó, ba bĩu môi cười khinh khỉnh:
“Hứ! Học đòi theo lối sống của Mỹ từ hồi nào vậy? Bộ bà quên câu ‘tam tòng tứ đức’ của bà ngoại mấy đứa nhỏ dạy dỗ hồi đó rồi sao! Mấy chục năm nay có nghe bà than thở gì đâu, sao bây giờ bày đặt”.
Nhẹ nhàng góp ý không xong, mẹ bèn chơi chiến thuật mới là gọi bạn bè khắp nơi nói xấu ba. Khi chuyện tới tai anh em Mai, bị con cái trách móc, mẹ trợn mắt sừng sộ:
“Tao không nói xấu ai hết mà chỉ nói sự thật”.
Rồi mẹ bốc điện thoại tập họp dâu rể, cháu nội cháu ngoại, tuyên bố:
“Tao sẽ ly dị ba tụi bây”.
Mấy chục con mắt như đứng tròng. Chuyện gì vậy trời? Vợ chồng sống với nhau mấy chục năm, không có được một ngày hạnh phúc ngoài những cãi vã, cắn đắng xảy ra như cơm bữa thì chuyện chia tay đôi khi đành phải chấp nhận. Nhưng đó là lúc còn trẻ, chứ bây giờ, đầu hai thứ tóc mà kéo nhau ra tòa ly dị thì thiệt là… tội nghiệp cho con cháu.

* * *

Thấy Phúc nhìn mãi chiếc điện thoại đang reo inh ỏi trên tay, Quyên sốt ruột hỏi:
- Ai vậy?
Bỏ máy vào chiếc xách tay sau khi bấm nút tắt, Phúc ngập ngừng một lúc rồi nói:
- Má tôi.
Quyên trợn mắt ngạc nhiên:
- Sao không trả lời. Lỡ nhà có chuyện gì thì sao?
Vuốt nhẹ lọn tóc vừa rơi xuống che khuất vầng trán thấp, Phúc thở dài:
- Có gì… ngoài chuyện má bắt tôi chở đến văn phòng luật sư để nhờ làm thủ tục ly dị.
- Cái gì? Đúng là tin sét đánh ngang mày. Bộ… ông già có bồ nhí hả?
Quyên nhổm người, nôn nóng nói tiếp:
- Trời! Ông già sáu mấy rồi mà. Cầu trời cho điều này đừng xảy ra.
Sau tiếng thở dài thườn thượt, Phúc lắc đầu:
- Nếu điều đó xảy đến thì ít ra cũng có lý do chính đáng. Còn đây chỉ là chuyện…
- Nên nhớ, chuyện gì cũng vậy, dù nhỏ cách mấy nhưng nếu cứ tiếp diễn từ năm này qua năm kia thì nó sẽ trở thành đại họa.
- Có lẽ vậy!
Ba của Phúc quen kiểu gia chủ nên lúc nào cũng lên giọng dạy đời. Chẳng những thế, ông còn xem thường vợ ra mặt. Nhớ lúc hai ông bà cùng đi thi quốc tịch, với dáng vẻ đầy tự tin ông chơi ngay một câu xanh dờn:
“Cỡ tui thì may ra, chứ bà làm sao mà đậu nổi. Thôi đừng đi… mất công”.
Nhưng đúng là lù khù có ông cù độ mạng. Má Phúc không biết tiếng Anh nhiều, nên chăm chỉ học thuộc làu một trăm câu theo bài học được thu băng sẵn. Bà thi đậu quốc tịch Mỹ mà còn bán tín, bán nghi, có thiệt không bây? Còn ông già, cái vẻ hí hửng, tự tin lúc bước ra xe để lên đường “ứng thí” biến mất khi ông trở về nhà với bộ mặt thảm não của người “hỏng thi”. Mấy đứa con rù rì đoán mò:
“Chắc ba nghĩ mình giỏi tiếng Mỹ nên vô đó ‘nổ’ cho ông Mỹ trắng kỳ thị điếc con ráy. Ông ta bèn chơi sát ván bằng cách hỏi cho bí để phết dấu ‘fail’ cho bõ ghét chứ gì!!!”.
Từ đó, má Phúc bắt đầu có cốt cách của người mang quốc tịch Mỹ. Bà phản pháo tối đa mỗi khi bị ông cao giọng bắt bẻ, chê bai chứ không còn thở dài cam chịu như thuở nào. Uy tín bị xuống thấp, ông già hận đời đen bạc nên trở thành người lạnh lùng, khó tính. Cái tính đã khó từ ngày trước bây giờ được nhân lên gấp đôi khiến má Phúc thẳng thừng tuyên bố:
“Thời bây giờ nam nữ bình quyền nên tôi không có bổn phận chiều chuộng ai nữa. Thích thì ở, không thích thì đi chỗ khác chơi”.
Câu nói khiêu khích đó vừa chấm dứt thì má Phúc lãnh trọn cái tát tai như trời giáng. Cái thời “ráng nhịn ổng cho yên nhà, yên cửa” đã qua, bà không nói một lời mà giơ tay bốc điện thoại gọi cảnh sát. Thằng em trai của Phúc hoảng hồn, kéo ông già nhanh chân ra xe rời khỏi nhà trước khi cảnh sát đến. Từ hôm ấy, ngày nào má Phúc cũng rỉ rả kể tội chồng. Tội tình suốt mươi mấy năm dù có mười xe cam nhông chở cũng không hết. Anh em Phúc mỗi người tự tìm chỗ lánh nạn trong nỗi lo âu thấp thỏm “mình phải làm sao nếu chuyện ly dị xảy ra?”

* * *

- Mẹ em thì không đòi ly dị, nhưng quyết không ở chung nhà với “kẻ thù”. Bà ở với chị Hai. Ông ở với em. Mỗi lần chạm mặt nhau trong các ngày lễ giỗ bà nội hay ông ngoại thì mỗi người quay một hướng, đôi khi còn kèm theo tiếng hứ chất chứa căm hờn, nhìn thấy mà phát ớn.
- Nguyên do?
- Nguyên do thật lãng xẹt. Cách đây khoảng hai năm, tự nhiên ba em “muốn” mẹ phải diện đầm mỗi khi đi dự tiệc tùng cùng với ông. Mẹ em lắc đầu từ chối vì không thích. Nói đúng hơn là không dám, vì mẹ mặc cảm mình quê mùa, vóc dáng thô kệch chứ không sang trọng quý phái như người ta, nên chỉ thích hợp với áo dài. Mẹ thường nói:
“Cho dù mặc áo dài có xấu mấy cũng không ai cười, vì đó là quốc phục của mình. Còn bày đặt đầm với đìa, lỡ người ta nhìn mình rồi phán “đồ ra đồ, người ra người” thì không biết giấu mặt ở đâu cho đỡ mắc cở”.
Vậy mà lần đó không biết ba thuyết phục cách nào mà mẹ lại bằng lòng mặc chiếc áo dạ hội do chính ba chọn mua. Thấy ba dìu mẹ ra xe, em thật sự ái ngại khi nhìn cái tướng mẹ khập khễnh trên đôi giày cao gót. Không đầy hai tiếng sau mẹ trở về nhà, một tay cầm giày, một tay kéo lê vạt áo. Chẳng thèm trả lời câu hỏi của em.
“Ủa! mẹ sao vậy? còn ba đâu?”
Mẹ đi thẳng vào phòng đóng cửa cái rầm. Còn ba thì suốt đêm đó không trở về nhà.
Ba mẹ không gây gổ tiếng nào nên em chẳng biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng vài ngày sau thì mỗi người đi một hướng. Cũng phải cả năm em mới biết, hôm đó mẹ té chổng gọng khi vừa bước lên cầu thang để đi vào phòng tiệc. Có lẽ chuyện xảy ra quá bất ngờ, ngoài dự đoán khiến ba bối rối đến nỗi không biết phải làm gì, nên thay vì đỡ mẹ đứng dậy, ba lại xấu hổ bước lui ra cửa khi nghe những tiếng khúc khích từ phía sau lưng với câu nói đùa đầy ác ý:
“Già rồi, đi không vững mà diện chi dữ vậy Ngoại?”.
Quyên không giấu được nụ cười:
- Chắc bây giờ ông già đã nhìn thấy cái “muốn” tai hại của ổng rồi phải không?
- Em không biết vì ba rất kín đáo, nhất là đối với con cái. Nhưng dù sao em cũng rất yêu thương và nể phục ba, vì ba không tìm cái ba “muốn” nơi người đàn bà khác.
Những câu chuyện trao đổi giữa ba cô gái -đang tuổi mơ ước một mối tình thơ mộng- được chấm dứt sau khi Quyên đặt câu hỏi với vẻ tư lự:
“Chẳng lẽ… khi người ta bước vào tuổi già thì tình yêu cũng tàn dần trong buổi hoàng hôn của cuộc đời hay sao?”
Quay sang hai người bạn ngồi bên cạnh, Quyên đặt thêm một câu hỏi. Có thể đó cũng là nỗi băn khoăn của những người con đang sống trong một gia đình thiếu hạnh phúc:
- Không chừng… sống độc thân sướng hơn phải không bạn?

Ngân Bình

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.