logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 29/08/2012 lúc 05:09:07(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tự Do Báo Chí Tại Việt Nam
Trước đòi hỏi của người dân, trước áp lực của sự hòa nhập vào cộng đồng thế giới văn minh, nhà cầm quyền Việt Nam không thể ngăn cấm triệt để quyền tự do ngôn luận của người dân. Không kể đến những trang web từ bên ngoài, từ vài năm trở lại đây, hàng loạt trang web và blog cá nhân với những quan điểm chính trị khác biệt và khác với quan điểm được định hướng của nhà cầm quyền đã ra đời và tồn tại.

Ban đầu nhà cầm quyền cũng có những nỗ lực ngăn cấm, dẹp bỏ những trang web nầy bằng rất nhiều cách(dĩ nhiên là rất vi hiến) như tạo cớ bắt bớ các blogger, dùng tường lửa để ngăn chận hoặc dùng biện pháp rất bẩn là sử dụng hacker để đánh sập. Một vị tướng công an lại không hiểu luật pháp đã ngây ngô khoe thành tích rằng đã dùng hacker đánh sập 300 trang mạng.

Những nỗ lực ấy không những không mang lại kết quả như mong muốn mà gây ra những tác dụng ngược lại. Trang mạng nầy bị đánh, hàng loạt trang mạng khác ra đời và càng đón nhận sự ủng hộ nhiều hơn của người đọc. Trước đây 5 năm hiếm có trang nào có lượt người vào trên 10 ngàn một ngày nhưng hiện nay số trang có lượt người vào trên dưới 100 ngàn khá phổ biến.

Từ dạo bắt blogger Tạ Phong Tần vào năm ngoái đến nay hầu như chưa có blogger nào bị bắt tiếp. Và vụ án câu lạc bộ báo chí tự do gồm các blogger Điếu Cày, Anh Ba Sài Gòn và Tạ Phong Tần đang gây ra lúng túng cho nhà cầm quyền nên dù đã giam giữ trái phép họ quá lâu nhưng vẫn cứ dời đi dời lại nhiều lần ngày đưa ra xét xử.

Những trang mạng tư nhân càng lúc càng phát triển đông đúc và hình thành nên một loại báo gọi là báo lề dân để phân biệt với hàng trăm cơ quan tuyên truyền của nhà cầm quyền gọi là báo lề đảng.

Báo lề dân với cái nhìn đa diện đã mang đến cho người dân những thông tin đa chiều và nhờ vậy, sự thật được tiếp cận.

Không có báo lề dân, hàng loạt vụ án chính trị bị bưng bít hoặc bị đưa tin sai lệch, hàng loạt vụ bắt bớ mờ ám không được công khai đưa ra dư luận, bao nhiêu nỗi oan khiên bị nhấn chìm vĩnh viễn vào bóng tối…Báo lề dân đã mang lại danh dự cho bao nhiêu số phận từng bị báo lề đảng vu khống bôi nhọ theo chỉ đạo.

Không có báo lề dân làm sao mọi người biết được câu nói của giám mục Ngô Quang Kiệt bị cắt xén, xuyên tạc ra sao bởi hệ thống báo lề đảng và danh dự bị xúc phạm của vị giám mục ấy làm sao được rửa sạch.

Không có báo lề dân làm sao mọi người biết được mặt trái của vụ bắt bớ và xét xử vi hiến TS Cù Huy Hà Vũ.

Không có báo lề dân làm sao mọi người biết được đài truyền hình Hà Nội đã nhiều lần xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ những người biểu tình yêu nước chống Trung cộng xâm lược.

Không có báo lề dân làm sao người dân biết được những âm mưu nham hiểm của Trung cộng trong chiến lược từng bước xâm chiếm VN bằng bạo lực quân sự lẫn diễn biến hòa bình thông qua quan hệ bất bình thường giữa cái gọi là hai đảng anh em.

Không có báo lề dân thì âm mưu thâu tóm ngân hàng và lũng đoạn tài chánh của các nhóm đặc quyền làm sao được phơi bày ra trước công luận.

Báo lề dân cũng góp phần vào việc vạch trần tội ác và sai trái của bọn cường hào ác bá mới đang ra sức thâu tóm đất đai, đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng.

Sự xuất hiện của báo lề dân đã làm cho hệ thống báo lề đảng kiêng dè, bớt đưa tin sai trái, bớt dựng chuyện vu khống bôi nhọ những người ngay, những người đấu tranh cho tự do nhân quyền. Âm mưu bôi nhọ TS Cù Huy Hà Vũ, chị Bùi Hằng và nhiều người yêu nước khác của một báo đài lề đảng bị vô hiệu hóa.

Người dân ngày nay đã bớt sợ hãi. Họ biết rằng quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận là quyền hợp pháp được ghi vào hiến pháp. Họ mạnh dạn nêu ý kiến, mạnh dạn khiếu kiện, mạnh dạn vào các trang web để tìm những thông tin mà hệ thống báo đảng bị định hướng không đưa đến được cho họ. Bị chặn tường lửa, họ mạnh dạn tìm cách vượt tường, mạnh dạn truyền cho nhau kinh nghiệm vượt tường, mạnh dạn truyền nhau những đường link đến các blog hay, mạnh dạn ghi ý kiến của mình vào các blog hoặc vào các trang mạng xã hội…

Nhân dân VN chưa được hưởng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí hoàn toàn như Miến Điện mới đây, nhưng nhờ vào sự tiên tiến của công nghệ thông tin, nhờ vào những đấu tranh không mệt mỏi và kiên cường của nhiều nhà hoạt động dân chủ, của các blogger tiên phong… một phần nào các quyền tự do ấy cũng được giành lại trong thời gian qua.

Sự sợ hãi bị đẩy lùi dần không những đối với người dân mà còn đối với nhà cầm quyền.

Qua thực tiễn vài năm trở lại đây, nhà cầm quyền thấy rằng tự do báo chí, dĩ nhiên là mới một nửa, cũng không có gì ghê gướm lắm, không bùng phát lên để đưa đến sụp đổ chính quyền. Những trang mạng quá khích, vô trách nhiệm, không có nguồn gốc rõ ràng, đưa tin sai sự thật…tự nó bị mất uy tín, bị người đọc xa lánh hoặc bị đón nhận sự chỉ trích của các trang mạng khác.

Tuy nhiên vì chưa hoàn toàn được tự do báo chí nên một số trang cá nhân tự phát cũng xuất hiện không ít sự lệch lạc, quá trớn và vô trách nhiệm. Những trang đó thường ẩn danh và đăng những thông tin như một dạng tin đồn, hoàn toàn thiếu kiểm chứng. Tuy vậy những tin đồn loại đó như là các tin đồn về những chuyện mờ ám cấp cao, về bí mật cung đình, về đấu đá nội bộ cấp cao, về sự lũng đoạn của các nhóm đặc quyền…thường thu hút sự tò mò của công chúng. Đó là hệ quả tất yếu của một xã hội bất minh, sự thật bị che dấu, sự dối trá lên ngôi và quyền được thông tin của người dân không được tôn trọng.

Chưa có một nền báo chí tự do đúng nghĩa, chưa có một xã hội dân sự minh bạch thì chính sách ngu dân để trị vẫn còn tiếp diễn. Đó là tội ác lớn với nhân dân.

Tác giả: Huỳnh Ngọc Chênh

Sửa bởi người viết 02/09/2012 lúc 11:31:23(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

xuong  
#2 Đã gửi : 29/08/2012 lúc 05:13:34(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Miến Điện có thể cho phép ra báo tư nhân từ đầu năm 2013
Bộ trưởng Thông tin Miến Điện tuyên bố kể từ đầu năm tới, 2013, chính quyền có thể cấp giấy phép hoạt động cho các nhật báo tư nhân.Bộ trưởng Aung Kyi khẳng định luật báo chí năm 1962 sẽ bị xóa bỏ. Các nhà báo nước ngoài có thể được cấp visa và đến làm việc tự do tại Miến Điện.
Trả lời phỏng vấn tuần báo Myanmar Times, ông Aung Kyi, bộ trưởng Thông tin Miến Điện nói : « Tôi thành thật nghĩ rằng các nhật báo tư nhân có vai trò chủ chốt trong một đất nước dân chủ ». Ông Aung Kyi vừa được chỉ định làm bộ trưởng Thông tin thay cho ông Kyaw Hsan, một nhân vật được coi là cực kỳ bảo thủ.
UserPostedImage
Một sạp báo tại Rangoon. Ảnh chụp ngày 03/02/2011. REUTERS
Theo tân bộ trưởng Thông tin Miến Điện, việc mở của thị trường thông tin đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý và một bộ luật ứng xử. Sự xuất hiện báo chí tư nhân còn tùy thuộc vào thời điểm Miến Điện có được những văn bản pháp lý nói trên. Cuối tháng Tám vừa qua, Miến Điện đã chính thức hủy bỏ chế độ kiểm duyệt đối với các báo thuộc lĩnh vực chính trị và tôn giáo.

Một dự luật về báo chí đang được soạn thảo. Bộ trưởng Thông tin Miến Điện nói rằng, dự thảo này cần phải được đưa ra tham khảo ý kiến các cơ quan báo chí trước khi hoàn chỉnh và trình lên Nghị viện. Ông nhấn mạnh : « Tôi thành thực quyết tâm có được một đạo luật về các phương tiện truyền thông, đáp ứng các chuẩn mực quốc tế ».

Cho đến nay, tổ chức Phóng viên Không biên giới vẫn xếp Miến Điện ở hạng 169 trong tổng số 179 quốc gia, trong bảng xếp hạng về tự do báo chí. Tuy nhiên, kể từ khi chính phủ dân sự được thành lập vào tháng Ba năm ngoái, Miến Điện đang thực hiện nhiều cải cách dân chủ, trả tự do cho nhiều nhà báo và các tù chính trị.

Bộ trưởng Aung Kyi khẳng định là luật báo chí năm 1962 sẽ bị xóa. Sự tồn tại của văn bản này gây nghi ngờ về thực tâm của chính quyền trong việc thúc đẩy quyền tự do báo chí. Liên quan đến hoạt động của các nhà báo nước ngoài, ông Aung Kyi cho rằng họ có thể được cấp visa và đến làm việc tự do tại Miến Điện.

Trong tuần, chính quyền Nayipydaw đã xóa tên nhiều người Miến Điện lưu vong, trong đó có các nhà báo, trong danh sách đen.
Source: RFI

Sửa bởi người viết 02/09/2012 lúc 11:35:39(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.087 giây.