logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/04/2014 lúc 06:09:28(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tuần này xin chia sẻ với bạn một câu chuyện về một mối tình vượt biên giới, lẽ đương nhiên của người khác, không phải của tôi, vì sao, vì tình của tôi đã nằm gọn gàng trong một ranh giới của tuổi tác, chẳng muốn vượt qua vượt lại làm chi cho thêm sầu não, u đầu sứt trán.

Chuyện tình của anh Michael Guhle và cô Nguyễn An Thi đang trong giai đoạn hạnh phúc, ấm áp nhất trong trái tim của hai người, chẳng có chi là phiền não so với những gì mà họ đã trải qua. Thế nhưng trước khi được chung sống với nhau ở Đức, họ đã phải vượt qua một thử thách mà có lẽ chỉ ở Đức mới có, một bản tin quốc tế cho biết như vậy. Bản tin này được viết để trình bày sự rắc rối trong luật di trú ở Đức, không có nhiều chi tiết (cụp lạc) về mối tình giữa Michael và Thi. Tuy vậy, qua đó bạn cũng thấy hai người này thương nhau như thế nào, mà nhất là tình yêu của Michael dành cho Thi. Họ đang sống với nhau trong một căn chung cư khiêm tốn ở quận Weissensee thuộc thủ đô Bá Linh (Berlin cho bạn nào quen đọc chữ nguyên gốc).

Michael Guhle đã gặp người yêu của đời mình trong một chuyến du lịch Việt Nam mấy năm trước. Họ thấy nhau lần đầu ở Dốc Lết (hay còn gọi là Dốc Lếch), thuộc phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa. Vùng chài lưới này nằm dài bên bãi cát trắng với hàng dương ngăn cách đất liền với biển, được xem là nơi khá hấp dẫn cho du khách ngoại quốc khi đến tỉnh Khánh Hòa.

Thi là cô gái bán hàng rong, mời khách mua chem chép luộc và trái cây tươi. Mặc dù hôm ấy (chắc) không có mưa, hai người bị đánh bởi tiếng sét của tình yêu và rồi bị lôi cuốn vào một cơn giông tố gây ra bởi sự phức tạp của luật lệ Đức. Sau ngay gặp nàng, Michael trở về Bá Linh, gắng dành dụm tất cả tiền bạc và ngày nghỉ vacation để có thể trở lại Dốc Lết gặp Thi. Anh làm việc trong một viện dưỡng lão, lương khiêm tốn.

Theo lẽ thường thì hôn nhân sẽ đưa họ về sống chung dưới một mái nhà. Thế nhưng ngày cưới chỉ là khởi đầu cho một chặng đường đầy gập ghềnh. Chính phủ Đức không cho Thi được đến Bá Linh vì cô đã thi trượt bài thi trắc nghiệm khả năng hiểu tiếng Đức. Luật Đức bắt buộc di dân phải thi đậu tiếng Đức để được nhập cảnh cho dù họ đã là chồng hoặc vợ của công dân Đức.

“Tôi tưởng kết hôn với người mình yêu và được sống với nhau là một quyền căn bản của con người,” Michael nói với phóng viên hãng AP trong căn chung cư hai phòng ngủ nằm ở ngoại ô Bá Linh. “Thế ra điều đó không được tôn trọng tại Đức.”

Kể từ năm 2007, Đức ban luật bắt buộc di dân phải hiểu tiếng Đức nếu muốn đến nơi đây. Hầu hết các quốc gia khác tại Tây Âu, kể cả Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Thụy Điển đều không bắt buộc phối ngẫu phải thi đậu trắc nghiệm tiếng Đức trước khi được sống với chồng hoặc vợ ở quốc gia này. Các nước như Áo, Anh và Hòa Lan cũng bắt buộc phối ngẫu phải thi trắc nghiệm sinh ngữ trước khi được nhập cảnh, thế nhưng các chuyên gia nói rằng bài thi của Đức là khó nhất.

Ủy Viên Âu Châu đã chỉ trích luật Đức, nói rằng luật này có thể vi phạm các hiệp ước từng được ký ở Âu Châu. Trong tháng Tư này, Tòa Công Lý Âu Châu đã nghe về một đơn kiện luật Đức. Tòa chưa có phán quyết. Trong thời gian chờ đợi, những cặp vợ chồng khác quốc gia như Michael và Thi phải chịu tốn kém rất nhiều và cần vượt qua những trở ngại đầy chông gai.

Chính phủ Đức nói rằng luật di trú giúp ngăn chặn những trường hợp hôn nhân bị ép buộc, giả tạo, và sẽ giúp di dân được hội nhập dễ dàng hơn. Những người chê trách luật này thì cho rằng luật đã kỳ thị người nghèo và người thiếu học. Họ nói rằng hầu hết di dân cần phải học tiếng Đức, đó là điều đương nhiên, thế nhưng phương pháp thi trắc nghiệm cần được thực hiện một cách mau chóng, ít tốn kém và dễ dàng hơn tại Đức thay vì ở một nước khác như trong trường hợp của Thi và Michael.

“Những người có học lực cao sẽ không gặp trở ngại trong việc ghi danh học để hội đủ điều kiện một cách nhanh chóng, thế nhưng cũng có những người không được như vậy,” bà Hiltrud Stoecker-Zafari cho biết. Bà là chủ tịch Hội Vợ Chồng Và Bạn Đời Nhị Quốc. “Luật này đưa ra một thông điệp rằng những người thiếu khả năng tài chánh và không hội đủ tiêu chuẩn thì không được đến nước này.”

Luật di trú về phối ngẫu ngoại quốc còn gây thêm tranh cãi vì có thêm một điều khoản về khả năng sinh ngữ: Người có bằng cấp đại học và người thành lập công ty thì được miễn thi tiếng Đức.

Rồi còn một điều kỳ lạ nữa: Nếu là người Âu Châu nhưng không là người Đức đang sống tại Đức thì người đó, nếu muốn, có thể mang phối ngẫu không nói tiếng Đức đến quốc gia này mà không gặp một trở ngại nào hết. Điều này có nghĩa là một người Pháp sống ở Đức có thể mang vợ người Việt Nam đến Đức ngay lập tức mà không cần thi cử chi hết. Vì lẽ đó anh Michael Guhle đã buồn bực vì trường hợp nan giải của anh với cô Thi.

“Chúng tôi chỉ muốn sống với nhau,” anh nói. Michael, 43 tuổi, có râu quai hàm, giọng nói nhẹ, trầm ấm, phù hợp với đôi mắt màu xanh dịu. “Làm sao một người có thể học tiếng Đức nếu người đó nghèo, thiếu học và sống ở một làng chài lưới hẻo lánh ở Việt Nam.”

Chính quyền nói rằng phối ngẫu ngoại quốc chỉ cần biết những điều căn bản, như biết đàm thoại, viết, đọc một chút ít.

“Một người không cần phải bắt đầu từ số không nhưng nếu đã biết giao thiệp thì người ấy sẽ có động lực để cố gắng hội nhập sau khi được cấp chiếu khán,” một phát ngôn viên Bộ Nội Vụ bênh vực luật di trú.
Chưa có thống kê cho thấy có bao nhiêu cặp vợ chồng bị chia lìa bởi luật này. Con số mới nhất mà chính quyền có thể cung cấp là khoảng 40,000 người đã thi tiếng Đức tại trường học của Viện Goethe trên khắp thế giới trong năm 2012. Trong số này thì có 14,000 người đã thi trượt và không thể lấy visa.

Khi Michael đến tòa thị chánh Bá Linh vào mùa thu năm 2006 để tìm hiểu về điều kiện mà anh cần đáp ứng để làm đám cưới với Thi tại Đức, không một lời giải thích, một viên chức nói với Michael rằng điều đó không thể nào xảy ra được. Thế nên cặp tình nhân đã quyết định làm đám cưới theo truyền thống Việt Nam tại làng Dốc Lết. Khoảng 300 người dự tiệc cưới vào mùa hè năm 2007, và sau đó họ có ý định về Đức chung sống mà không hay biết đúng thời điểm đó thì luật di trú hôn nhân ngoại kiều bắt đầu có hiệu lực.

Thế nên từ ngày làm đám cưới, hôn nhân của họ trở thành những ngày dài cô đơn với mỗi người sống một nơi, cộng thêm sự tốn kém hàng ngàn đồng euros mà anh Michael phải gánh chịu.

Việc của anh là trợ tá với đồng lương thấp. Anh đã làm thêm việc thứ nhì bằng cách lau chùi xe điện vào ban đêm để có đủ tiền gởi về Việt Nam cho cô Thi được đi học tiếng Đức. Từ Ninh Hòa, Thi phải vào Nha Trang vì đó là nơi gần nhất có lớp dạy tiếng Đức. Michael phải trả tiền sống ở nhà trọ suốt chín tháng của Thi trong thời gian cô học ngôn ngữ của anh, và anh cũng đài thọ chi phí cho cô vào Sài Gòn để thi trắc nghiệm.

“Những lớp học tiếng Đức này quá khó cho những người mù chữ hoặc sống ở miền quê,” bà Sevim Dagdelen nói. Bà là một trong các nhà lập pháp đang tìm cách xóa bỏ luật di trú hôn nhân. “Có rất nhiều cặp vợ chồng đã bị tan rã vì những gánh nặng này,” bà cho biết.

Cô Thi đã trượt cuộc thi và không được cấp Visa. Cô cố gắng tiếp tục học nhưng không thể nào đủ để thi đậu. Tệ hơn nữa, chính phủ Đức từ chối cấp visa du lịch cho cô đến thăm chồng ở Bá Linh.

“Cuộc đời tôi lúc ấy chỉ có đi làm suốt ngày đêm và chờ đến ngày nghỉ vacation để đến Việt Nam thăm vợ. Mỗi buổi sáng và buổi tối tôi đều gọi Thi,” Michael nói. “Cuộc sống của Thi cũng không dễ thở hơn tôi là bao nhiêu. Người trong làng đàm tiếu với nhau rằng tại sao một người đàn ông từ một nước giàu như Đức lại không đến và mang vợ về quê hương.”

Cặp vợ chồng phải mang trường hợp của họ đến tòa án. Michael phải chứng minh rằng Thi đã cố gắng học và thi tiếng Đức trong hơn một năm, và cuối cùng tòa cho phép Thi được di cư qua Bá Linh.

Phụ nữ 27 tuổi này đã đến Đức vào tháng Chín năm 2013.

Ngồi trong căn chung cư của họ khi nói chuyện với ký giả, hai người đã nắm tay nhau và nói với nhau bằng một thứ tạp ngữ hỗn loạn giữa tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Việt Nam. Thế nhưng họ luôn luôn gọi nhau là “honey” theo tiếng Anh.

“Tôi thấy nhẹ nhõm khi cuối cùng mình cũng được đến Đức với chồng,” Thi nói. Cô được mô tả là e thẹn, có mái tóc đen dài. Thi đã ghi danh học một lớp tiếng Đức cấp cao và đang hy vọng tìm được việc làm ở một nhà hàng Việt Nam.

“Hôn nhân nào cũng có lúc hạnh phúc và lúc khó khăn,” Michael nhận xét. “Tôi thấy hôn nhân của chúng tôi đã bắt đầu với sự khó khăn.”

Mong rằng đó là giai đoạn vất vả nhất trong hôn nhân của họ. Cầu cho từ đây về sau, Michael và Thi sẽ được sống hạnh phúc, trọn vẹn trong tình thương dành cho nhau.
Phúc Quỳnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.071 giây.