logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 23/04/2014 lúc 07:55:51(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Nguyên chủ tịch công ty hàng hải quốc doanh Vinalines Dương Chí Dũng.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao hôm nay đề nghị y án tử hình đối với ông Dương Chí Dũng vì cho rằng ‘không có căn cứ xác định ông bị oan trong cáo buộc tham ô 10 tỷ đồng’ cũng như không giảm án dù gia đình bị cáo đã ‘khắc phục một phần hậu quả’.

Ngoài ra, ông Mai Văn Phúc cũng bị đề nghị y án tử hình như theo phán quyết của tòa sơ thẩm.

Công tố viên cho rằng các bị cáo đã làm trái quy định của nhà nước, gây thiệt hại hơn 366 tỷ đồng từ việc mua ụ nổi cũ nát của Nga.

Theo đại diện này, liên quan tới tội tham ô, 4 bị cáo đã chia nhau 1,66 triệu USD (khoảng 28 tỷ đồng) tiền ‘lại quả’ từ bên bán.
Sau ngày thứ 2 xử phúc thẩm, luật sư Trần Đình Triển, một trong 3 luật sư bào chữa cho bị cáo Dũng cho VOA Việt Ngữ biết rằng ‘Viện Kiểm sát không căn cứ vào những lời khai, những chứng cứ có trong hồ sơ và những chứng cứ sát thực để bổ xung cho lời khai để đánh giá’.

Luật sư này cũng cho biết về phản ứng của ông Dũng trước tòa:

“Trước hết thì ông Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc có thái độ rất bình tĩnh, khiêm nhường và cũng rất đúng đắn, thể hiện một cái sự rất bình tĩnh thôi bởi vì bản thân họ thừa nhận có những việc đứng đầu cơ quan và dẫn tới sự việc mua cái ụ nổi như vậy, gây thất thoát cho nhà nước thì có trách nhiệm của mình. Cái tội cố ý làm trái, thiếu tinh thần trách nhiệm thì các anh như anh Dũng không kháng cáo. Nhưng tội tham ô thì anh trước sau khẳng định là anh không có liên quan đến việc thương thảo gì đến phía nước ngoài, và cũng không liên quan gì tới 1,66 triệu đôla và không có nhận bất cứ một xu nào chứ đừng nói là 10 tỷ từ chỗ Trần Hải Sơn”.

Hồi cuối năm ngoái, tòa sơ thẩm đã tuyên án tử hình đối với ông Dũng, nguyên chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines), nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải về tội tham ô, 28 năm tù về tội ‘cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’ Một lãnh đạo khác của Vinalines, ông Mai Văn Phúc, nguyên tổng giám đốc, bị tuyên án tử hình về tội tham ô, 18 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước.

Tại phiên tòa này, ông Trần Hải Sơn, người khai việc đưa và chia tiền cho hai ông Dũng và Phúc bị tuyên án 22 năm tù cho tội tham ô và cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Phiên xử phúc thẩm sẽ tiếp tục diễn ra vào ngày mai, và luật sư Triển nhận định như sau về diễn biến tiếp theo của phiên tòa:

“Tôi tin chắc rằng với một sự tôn trọng pháp luật và tôn trọng chứng cứ để tránh làm oan người không có tội mà trước hết ở đây là hai mạng sống của con người, với những tài liệu mới mà tôi cung cấp tại phiên tòa, với những lời khai mâu thuẫn mà có dấu hiệu vu khống của ông Trần Hải Sơn cho ông Dương Chí Dũng và ông Mai Văn Phúc thì tôi tin rằng với một nền pháp lý chuẩn xác thì phải hủy án để trả hồ sơ điều tra lại và đặc biệt phải chờ kết quả tương trợ tư pháp từ phía Nga”.

Theo báo chí trong nước, trước phiên phúc thẩm, gia đình ông Dũng đã nộp cho Cục Thi hành án dân sự TP. Hà Nội 4,7 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả cho vụ án Vinalines, và gia đình ông Phúc cũng đã nộp 3,5 tỷ đồng.

Các hãng thông tấn nước ngoài từng đưa tin về vụ xử nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải đều cho rằng bản án nghiêm khắc đối với ông Dũng và ông Phúc nhằm minh chứng cho quyết tâm chống tham nhũng của Việt Nam.
Theo VOA
song  
#2 Đã gửi : 24/04/2014 lúc 08:32:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,273

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Dương Chí Dũng và những triệu đôla
UserPostedImage
Ông Dương Chí Dũng khai đưa hối lộ 1,5 triệu đô la

Trong những ngày xét xử phúc thẩm ông Dương Chí Dũng và 'đồng phạm', người ta không thấy tin tức gì về vụ xử khi vào trang nhà của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Đây cũng không phải là điều gì khó hiểu khi Vinalines đang muốn quên đi những vụ việc do các lãnh đạo cũ gây ra trong quá trình "vươn ra biển lớn".

Nhưng di chứng vẫn có thể thấy đâu đó ngay cả trong sự hiện diện ảo của công ty trên Internet.

Một ô quảng cáo phía bên tay phải sẽ dẫn người ta tới 'Bấm đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về tham nhũng' vốn có vẻ chỉ hoạt động trong giờ hành chính.

Gọi tới số 84 949 791 688 sau giờ làm việc người ta sẽ chỉ nghe thấy trọn quảng cáo của một công ty điện thoại với khẩu hiệu "cùng nhau cuộc sống thêm ý nghĩa".

Đường dây được lập ra từ mùa hè năm ngoái này gợi ý cho người ta đôi điều về cố gắng chống tham nhũng của Vinalines nói riêng và Việt Nam nói chung nhân vụ việc liên quan tới ông Dương Chí Dũng.

Thứ nhất, người ta thậm chí không chọn một số điện thoại dễ nhớ giống như số 84 973 306 306 của Bộ Y tế, một bộ vốn cũng không được đánh giá cao.

Thứ hai, dường như đường dây không được trực 24/24 và cũng không có thông tin qua hộp thoại nào để người ta liên hệ khi không ai trực máy.

Thứ ba, Bấm trang web không nói gì về chuyện thông tin sẽ được bảo mật ra sao, sẽ được chuyển tới đâu và việc bảo vệ danh tính của những người cung cấp thông tin như thế nào.

Nó có mọi chỉ dấu của một việc làm cho qua và thiếu quyết tâm của những người khó có thể nói là thiết tha với việc chống tham nhũng dù đây từng được coi là "giặc nội xâm".

Đồng đô la và sự bình đẳngVà những gì người ta thấy qua quá trình xét xử ông Dương Chí Dũng cùng những người khác về tội tham ô và bỏ trốn cũng đưa ra những chỉ dấu tương tự.

UserPostedImage
Ông Dũng khai đã đưa hối lộ cho ba người tổng cộng hơn 1,5 triệu đô la


Thứ nhất, mượn ý của George Orwell, nhà văn và nhà báo người Anh, mọi đồng đôla đều bình đẳng nhưng có những đồng đôla bình đẳng hơn những đồng đôla khác trong những vụ xét xử liên quan tới ông Dũng và người em, Dương Tự Trọng.

Ông Dũng bị buộc tội tham ô 10 tỷ đồng, một phần của khoản 1,6 triệu đôla nhưng trong phiên xử ông Trọng, vị cựu lãnh đạo Vinalines cũng lại đề cập tới 30 tỷ khác có trị giá chừng 1,5 triệu đôla.

Đó là khoản nửa triệu đôla mà ông khai tại tòa là đã đưa cho cố Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ để nhờ ông Ngọ giúp đỡ nhằm thoát khỏi các bê bối liên quan tới Vinalines.

Và khoản 20 tỷ ông Dũng nói ông đưa hộ cho một người khác và để chạy cho một vụ việc khác nhưng người nhận cũng là ông Ngọ.

Cho tới nay khoản 30 tỷ này cũng như những khoản hàng chục ngàn đôla mà ông Dũng khai đưa cho một vài quan chức công an khác đều không được công khai điều tra.

Thứ hai, vẫn mượn ý của Orwell, mọi lời khai đều bình đẳng nhưng có những lời khai bình đẳng hơn những lời khai khác.

Trong những ngày xét xử phúc thẩm ông Dương Chí Dũng và 'đồng phạm', người ta không thấy tin tức gì về vụ xử khi vào trang nhà của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Đây cũng không phải là điều gì khó hiểu khi Vinalines đang muốn quên đi những vụ việc do các lãnh đạo cũ gây ra trong quá trình "vươn ra biển lớn".

Nhưng di chứng vẫn có thể thấy đâu đó ngay cả trong sự hiện diện ảo của công ty trên Internet.

Một ô quảng cáo phía bên tay phải sẽ dẫn người ta tới 'Bấm đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về tham nhũng' vốn có vẻ chỉ hoạt động trong giờ hành chính.

Gọi tới số 84 949 791 688 sau giờ làm việc người ta sẽ chỉ nghe thấy trọn quảng cáo của một công ty điện thoại với khẩu hiệu "cùng nhau cuộc sống thêm ý nghĩa".

Đường dây được lập ra từ mùa hè năm ngoái này gợi ý cho người ta đôi điều về cố gắng chống tham nhũng của Vinalines nói riêng và Việt Nam nói chung nhân vụ việc liên quan tới ông Dương Chí Dũng.

Thứ nhất, người ta thậm chí không chọn một số điện thoại dễ nhớ giống như số 84 973 306 306 của Bộ Y tế, một bộ vốn cũng không được đánh giá cao.

Thứ hai, dường như đường dây không được trực 24/24 và cũng không có thông tin qua hộp thoại nào để người ta liên hệ khi không ai trực máy.

Thứ ba, Bấm trang web không nói gì về chuyện thông tin sẽ được bảo mật ra sao, sẽ được chuyển tới đâu và việc bảo vệ danh tính của những người cung cấp thông tin như thế nào.

Nó có mọi chỉ dấu của một việc làm cho qua và thiếu quyết tâm của những người khó có thể nói là thiết tha với việc chống tham nhũng dù đây từng được coi là "giặc nội xâm".

Đồng đô la và sự bình đẳng
Và những gì người ta thấy qua quá trình xét xử ông Dương Chí Dũng cùng những người khác về tội tham ô và bỏ trốn cũng đưa ra những chỉ dấu tương tự.


Ông Dũng khai đã đưa hối lộ cho ba người tổng cộng hơn 1,5 triệu đô la


Thứ nhất, mượn ý của George Orwell, nhà văn và nhà báo người Anh, mọi đồng đôla đều bình đẳng nhưng có những đồng đôla bình đẳng hơn những đồng đôla khác trong những vụ xét xử liên quan tới ông Dũng và người em, Dương Tự Trọng.

Ông Dũng bị buộc tội tham ô 10 tỷ đồng, một phần của khoản 1,6 triệu đôla nhưng trong phiên xử ông Trọng, vị cựu lãnh đạo Vinalines cũng lại đề cập tới 30 tỷ khác có trị giá chừng 1,5 triệu đôla.

Đó là khoản nửa triệu đôla mà ông khai tại tòa là đã đưa cho cố Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ để nhờ ông Ngọ giúp đỡ nhằm thoát khỏi các bê bối liên quan tới Vinalines.

Và khoản 20 tỷ ông Dũng nói ông đưa hộ cho một người khác và để chạy cho một vụ việc khác nhưng người nhận cũng là ông Ngọ.

Cho tới nay khoản 30 tỷ này cũng như những khoản hàng chục ngàn đôla mà ông Dũng khai đưa cho một vài quan chức công an khác đều không được công khai điều tra.

Thứ hai, vẫn mượn ý của Orwell, mọi lời khai đều bình đẳng nhưng có những lời khai bình đẳng hơn những lời khai khác.


Ông Dũng bị kết án tử hình tại phiên sơ thẩm chủ yếu dựa vào lời khai của một cựu thuộc cấp nhưng một số lời khai của ông về những nhân vật ở Bộ Công an đã gần như bị bỏ qua, ít nhất cho tới thời điểm này.

Ông Dũng khai đã nhận của bà Lan (chủ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, TP.HCM) 20 tỷ đồng để chuyển cho Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an.

Theo ông Dũng, người đưa tiền của bà Lan cho ông tên là Tiệp. Các nguồn tin nói đây là ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp, trợ lý Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

Trong phiên xử ông Trọng hồi đầu năm nay, ông Dũng khai:

"Việc 20 tỷ tôi đưa cho anh Ngọ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Mà chị Lan chuyển qua một người. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: "Sẽ có một người ở Hà Nội chuyển cho anh, người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này để đưa cho ai làm gì. Đấy, chị còn dặn vậy. Và cái anh Tiệp là người đưa cho tôi. Thì là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình tôi.

"Anh Tiệp có nói là "Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa".

"Thì sau đó ít ngày, sau một thời gian tôi không nhớ bao nhiêu ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Và ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là "Anh Ngọ có giới thiệu công ty như thế..."

"Anh Quang bảo chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả."

Ngoài ra ông Dũng cũng khai đã đưa tổng cộng 30.000 đôla cho hai sỹ quan công an của Cục C48.

Chưa có bất kỳ tuyên bố nào về chuyện lời khai của ông Dũng có được điều tra không và kết quả điều tra ra sao.

Cuộc chiến hay trận đánh?
Một số nhân vật bị khai tên đã bác bỏ chuyện họ nhận hối lộ.

Nhưng không thể có kết luận rõ ràng nào nếu không có cuộc điều tra và xét xử hoàn toàn độc lập.

Người ta đều nhớ khi Tổng thống Bill Clinton Hoa Kỳ bị dính vào bê bối tình dục với cô thực tập sinh Monica Lewinsky khi ông còn tại nhiệm, người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ nói rằng ông "không có quan hệ tình dục nào" với cô cả.

Nhưng kết quả điều tra của công tố viên đặc biệt lại chứng minh điều ngược lại và ông đã bị Quốc hội luận tội.

Thật khó tưởng tượng một nhân vật tầm cỡ như Bill Clinton ở Việt Nam có thể trở thành mục tiêu của bất kỳ cuộc điều tra độc lập nào và bị Quốc hội luận tội sau đó.

Và khi những đồng đôla đen khác nhau còn được đối xử khác nhau ở Việt Nam thì cuộc chiến chống tham nhũng sẽ chỉ còn là những trận đánh rời rạc và có giới hạn.


Theo BBC

Sửa bởi người viết 24/04/2014 lúc 08:33:59(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.116 giây.