logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 24/04/2014 lúc 06:01:20(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Một tháng nay Tân như kẻ mất hồn. Anh ra vào căn nhà quạnh quẽ với nỗi hối hận giày vò trong lòng không phút nào nguôi ngoai. Sáu mươi ngày qua Tân sống cô độc trong căn nhà thênh thang, vắng vẻ sau khi Liên bỏ đi với đứa con nhỏ. Tân nhớ lại lần cãi vã cuối cùng, Liên đã bộc lộ sự dữ dằn mà từ trước đến nay anh chưa bao giờ nhìn thấy. Cầm con dao cắt thịt dài và bén với đôi mắt long lanh, đằng đằng sát khí, Liên rít từng chữ giữa hai hàm răng nghiến chặt:
- Nếu anh bước tới, tôi sẽ đâm anh chết ngay.
Thật sự, lúc đó Tân vô cùng kinh ngạc và khủng khiếp vì không ngờ người vợ đầu ấp, tay gối của mình suốt mười ba năm bỗng hôm nay trở nên hung dữ như thế. Tân cảm thấy bao yêu thương dành cho vợ từ trước đến giờ như tắt lịm ngay sau câu nói đó. Hôm sau, khi Tân trở về thì Liên đã đem con đi và để lại một mảnh giấy ngắn gọn trên bàn ăn.
“Tôi quyết định mang con đi, anh đừng tìm kiếm vô ích. Tất cả tài sản, nhà cửa, tiệm quán, anh cứ tự tiện bán đi hoặc giữ lại. Tôi chỉ lấy một nửa số tiền trong ngân hàng để sinh sống trong vài tháng sắp tới khi chưa có việc làm ổn định”.
Những dòng chữ như nhảy múa trước mặt Tân, anh thẫn thờ bước vào phòng của đứa con thân yêu. Bầu không khí vắng lặng với những món đồ chơi còn bày ngổn ngang trên sàn nhà làm trái tim anh đau buốt. Nhưng Tân nghĩ, anh đâu có lỗi gì, chính Liên đã cầm dao đe dọa anh mà. “Muốn đi đâu thì đi, ta sống một mình không thoải mái hơn sao?”. Ý nghĩ đó làm Tân cảm thấy lòng mình hình như nhẹ nhàng đôi chút. Tân thầm thì với chính mình mà như đang nói với ai đó “từ bây giờ sẽ không còn những bữa cơm không lành, canh không ngọt nữa!”.
Trên đây là lời tâm sự của Tân, người bạn thân thiết của tôi. Chúng tôi rất ít liên lạc với nhau từ ngày anh lập gia đình và dọn về New Orleans đến nay. Tôi hỏi:
- Đã nghĩ như thế sao bây giờ Tân lại đau khổ?
Không trả lời, Tân bước đến kệ sách, lấy một phong thư có đóng dấu “return to sender” vì sai địa chỉ, đưa cho tôi. Trong thư, chị Liên tâm sự với người bạn rằng, anh chị đã có hơn mười năm hạnh phúc và công việc làm ăn tương đối ổn định với một cửa hàng “fast food” bắt đầu khấm khá để có đủ tiền mướn thêm người phụ giúp, không còn cực nhọc như lúc mới bắt đầu. Nhưng hai năm gần đây, Tân bắt đầu đổ tiền về Việt Nam để lo việc bảo lãnh cho hai đứa cháu theo diện kết hôn mất gần ba mươi ngàn đô. Dù phải chi một số tiền lớn, Liên vẫn vui vẻ ủng hộ chồng. Nhưng hai đứa cháu qua đây chẳng lo học hành và phụ giúp gì cho anh chị, dù được trả lương sòng phẳng. Đã vậy, còn sinh bao điều khó khăn, rắc rối qua những lần theo bè bạn đi chơi, uống rượu gây tai nạn xe cộ nhiều lần, đến nỗi không hãng bảo hiểm nào chịu bán. Vậy mà hễ Liên rầy la nó thì Tân lại bênh chằm chặp. Thế là, vợ chồng bất đồng ý kiến và cãi vã liên tục.
Mới tháng rồi, Tân còn định làm hồ sơ lãnh thêm một đứa cháu nữa theo yêu cầu của mẹ anh. Trong thời buổi kinh tế xuống dốc, cửa hàng ế ẩm, số tiền hai mươi ngàn đô đâu phải là ít, trong khi Liên phải đứng suốt ngày, một mình gánh vác mọi công việc mới đủ trang trải chi phí thì làm sao có được chừng ấy tiền. Từ trước đến nay, Liên luôn tiện tặn, ngay cả lúc tiền bạc dư dã. Chưa bao giờ anh chị được đi du lịch dù đó là niềm mơ ước bấy lâu nay. Biết Liên không đồng ý, bà mẹ chồng nặng nhẹ đủ điều. Có lần không dằn được sự bất mãn, Liên cãi lại và bị chồng tặng cho một cái tát nên thân. Sau khi sự việc xảy ra, Tân biết mình sai nên chân thành hối lỗi. Vì thương chồng và hiểu nỗi khổ tâm của anh khi bị cha mẹ, chị em thúc bách nên Liên bỏ qua. Nhưng sau đó, tình trạng vẫn y như cũ. Liên kể với bạn rằng, đã nhiều lần ý định tự tử đến với chị vì những đau khổ do chồng gây ra. Liên công nhận Tân là người đàn ông tốt, yêu vợ, thương con nhưng lại nóng tính và mỗi khi giận dữ anh không tự kềm chế được nên luôn có những hành động và lời nói làm tổn thương đến chị.
Đọc thư xong tôi thật ngỡ ngàng. Từ trước đến giờ, ai cũng ngỡ anh chị hạnh phúc lắm, chứ có ngờ đâu lại rơi vào tình cảnh trớ trêu. Nhận lại lá thư từ tay tôi, Tân thở dài buồn bã:
- Tất cả là lỗi của tôi. Vì sợ mẹ buồn nên cứ ép vợ phải chịu thiệt. Đúng ra, tôi cũng thấy mình có phần quá đáng, nên lần này tôi kiếm cớ khất lần việc bảo lãnh. Mẹ tôi nghĩ là Liên ngăn cản nên sang đây mắng nhiếc thậm tệ. Không kềm được sự bất mãn, bực tức, Liên hỗn với mẹ tôi. Bà lồng lộn, quay sang mắng tôi là “thằng thờ vợ”. Ba tiếng ấy làm tôi nóng mặt, quay lại tát cho Liên một tát tai. Cô ấy vừa khóc, vừa gào lên “anh là thằng đàn ông vũ phu, thằng chồng vô trách nhiệm, nhu nhược…” Tôi nổi điên, ném cái điện thoại vào mặt Liên. Liên né kịp, nhưng không may nó lại trúng vào trán thằng con đang đứng phía sau Liên. Thằng bé bị tét da đầu, chảy máu. Tôi chạy đến để đỡ con lên, nhưng Liên tưởng tôi định đánh cô ấy, nên chụp lấy con dao trên bàn ăn… Giận Liên, tôi sang nhà mẹ ở bên đó đến trưa ngày hôm sau trở về thì Liên đã bỏ đi. Khi đọc được lá thư này, tôi cảm thấy hối hận vô cùng. Chính tôi đã nhiều lần đẩy Liên vào chân tường nên mới xảy ra cớ sự. Bây giờ tôi phải làm sao đây?

* * *

Bạn thân mến,
Có biết bao gia đình phải mất đi hạnh phúc vì sự can thiệp không công bằng của bậc cha me. Dù đang ở xứ tự do, vào thế kỷ hai mươi mốt, nhưng mẹ của Tân đã xử sự độc đoán như một bà mẹ chồng khắc nghiệt của thời xa xưa. Và mẫu người như Tân có rất nhiều – đâu đó trong những người quen biết với chúng ta. Một người mẹ độc tài. Một đứa con hiếu thảo đến độ mù quáng đã tạo ra thảm cảnh.
Nhưng điều đáng nói ở đây chính là những hành động nóng nảy của Tân đã đưa đến hậu quả mà anh không lường trước được. Nếu như Tân biết tự kềm chế thì có lẽ giờ đây anh không phải tự đặt cho mình một câu hỏi không lời giải đáp: “Bây giờ tôi phải làm sao?”.
Có thể nhiều người sẽ nói rằng: “Đã nóng thì làm sao tự kềm chế được”. Có đúng vậy không? Hãy thử suy nghĩ xem, có khi nào ta dám đấm vào mặt cảnh sát bởi vì ông ấy chận ta lại và nói oan cho ta “chạy xe quá tốc độ” không? Vậy mà đôi khi ta sẵn sàng tát một người nào đó làm chung sở vì họ làm hư sản phẩm mà đổ lỗi cho ta. Đối với cảnh sát, ta cũng nóng giận nhưng tự chế được, bởi vì sợ bị ông ta còng tay. Còn đối với người khác, ta lại tuôn đổ hết cơn nóng giận mà không sợ một hậu quả nào sẽ xảy ra?
Cách đây không lâu, ở xóm tôi đã xảy ra câu chuyện thật đau lòng. Một người cha không kềm được cơn nóng giận đã ném nguyên cái ghế sắt vào đứa con lớn vì nó lớn tiếng cãi lại ông. Cậu ta xoay người tránh khỏi, nhưng cái ghế lại đập vào đầu của đứa em nhỏ bảy tuổi đang từ phía sau chạy tới. Em nhỏ nứt sọ, ảnh hưởng đến bộ óc. Mười năm nay nó khờ khờ, khạo khạo, trí óc không thể phát triển như người bình thường được. Người cha phải làm gì để đền bù sự tổn thương của con mình, và chắc chắn hậu quả của cơn nóng giận sẽ dằn vặt người cha cho đến ngày nhắm mắt.
Xin mượn một đoạn trong bài “Hậu quả của những cơn bốc lửa” mà tôi đã đọc được trên internet khá lâu để thay cho phần kết: “Tôi đã làm gì trong lần giận trước? Hậu quả ra sao? Bây giờ tôi sắp làm gì và tổn hại cho ai? Hỏi và tiếp tục hỏi mãi… chắc chắn cơn nóng giận của bạn sẽ dần dần hạ lửa”.
Trần Yên Hạ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.055 giây.