Vụ CSVN chiếm đất Dương Nội: Dân bị đánh thuốc mê, xúc bằng xe cẩu Các cụ già cầu nguyện với hy vọng nhà nước không lấy đất của họ.
HÀ NỘI – Một lực lượng lên tới cả ngàn công an đã được huy động để cưỡng chế đất tại phường Dương Nội, quận Hà Đông, nhằm thi hành công tác ngăn chặn, xua đuổi dân đi nơi khác để nhà nước có thể thực hiện một dự án xây nhà đô thị. Trong số khoảng một trăm người dân Dương Nội có mặt tại chỗ để giữ đất. Khoảng một chục người đã bị bắt, bị đánh đập và phải vào bệnh viện hôm thứ Sáu.
Theo nguồn tin từ người dân ở Dương Nội cung cấp cho mạng tin Dân Làm Báo, nhà cầm quyền đã huy động một lực lượng lên đến 1,000 công an, mặc thường phục cũng như quân phục. Lực lượng này được lệnh đàn áp nông dân không chịu rời đất của họ.
Từ sáng sớm, toàn bộ tuyến đường Lê Trọng Tấn đi qua khu vực cưỡng chế kéo dài khoảng 500 mét bị công an lập hàng rào ngăn chặn, xe cộ không thể qua lại. Hàng trăm nông dân Dương Nội kiên trì giữ đất trong những khu lều trại tạm bợ bị cô lập hoàn toàn.
Lúc 8g30 sáng, lực lượng cướp đất do công an dẫn đầu mở màn cuộc tấn công nhắm vào khu lều trại của nông dân. Bà con phản ứng bằng cách nổi lửa chống chọi lực lượng cưỡng chế.
Một chiếc xe cứu hỏa liền được công an huy động, nhanh chóng dập tắt đám cháy. Ngay sau đó, một trận càn đàn áp bằng bạo lực đã diễn ra, giữa một bên là lực lượng công an được trang bị vũ khí khắp người và những nông dân đa số là người già, phụ nữ tay không tấc sắt.
Trong lúc xô xát, nhiều nông dân đã bị công an đánh trọng thương phải nhập viện cấp cứu, một số thanh niên cũng bị đánh trọng thương khi đến can thiệp.
Những nỗ lực giữ đất cuối cùng của người dân Dương Nội đã phải chấm dứt bởi bạo lực và máu. Trong đội quân cướp đất sáng ngày 25/4 còn xuất hiện một số người mặc quân phục bộ đội, đeo băng đỏ trên tay.
Có ít nhất 10 nông dân đã bị công an bắt giam, trong đó có bà Cấn Thị Thêu và chồng là ông Trình Bá Khiêm. Bà Thêu là người lớn tiếng phản đối chính sách cướp đất của nhà nước.
Theo lệnh của bí thư phường Dương Nội là Lê Khánh Đồng và chủ tịch phường Lã Quang Thức, lực lượng công an đã được chỉ đạo phải bắt bà Cấn Thị Thêu bằng mọi giá.
Bà Cấn Thị Thêu trước khi bị công an đánh chảy máu và bắt giam.
Theo lời nhân chứng kể lại, bà Cấn Thị Thêu khi đứng trên chòi để ghi lại hình ảnh cưỡng chế thì bị công an trèo lên đánh thuốc mê, đẩy vào xe xúc rồi cẩu xuống đất.
Nhiều người đã quyết liệt ngăn cản khi côn đồ của công an vây bắt bà Thêu, nhưng cuối cùng mọi người cũng phải bất lực trước lực lượng quá đông đảo và hung dữ.
Bà Thêu bị đánh chảy máu đầu, bất tỉnh, sau đó bị đưa về giam giữ tại trại giam số 3, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Những người còn lại, gồm có ông Trần Văn Tuyên và khoảng một chục người khác bị giam giữ tại trụ sở công an quận hồm thứ Sáu.
Toàn bộ khu vực đất đai, hoa màu có diện tích khoảng 32 ha của nông dân Dương Nội sau đó đã bị công an đưa xe ủi tàn phá. Các khu vực xung quanh vẫn đang bị lập hàng rào vây chặn.
Trước đó, trong buổi đàn áp vào sáng ngày 22/4, có bốn nông dân đã bị bắt. Họ bi tạm giam với cáo buộc 'gây rối trật tự công cộng' theo điều 245 bộ luật hình sự. Sau khi bắt
Công an dùng xe và hàng rào để chặn người dân vào đất bị cưỡng chế sáng thứ Sáu.
Bà Thêu gửi di chúc sống trước ngày bị bắt
Vì biết trước mình sẽ bị bắt, và có thể chết trong tù, hôm thứ Năm vừa qua, bà Cấn Thị Thêu đã viết một bản di chúc sống để ủy quyền việc khiếu nại - tố cáo.
Trong bản di chúc sống, bà viết:
“Cuộc đấu tranh của tôi và bà con đến nay đã là hơn sáu năm. Trong 6 năm qua có lúc tôi đã bị đầu độc bằng chất kịch độc phải vào nằm ở khoa cấp cứu chống độc bệnh viện Bạch Mai nhiều ngày. Có lúc tôi bị một nhóm người xưng danh là chính quyền ép tôi lên xe ô tô biển xanh, hình thức như một vụ bắt cóc, có lúc đầu gấu đến tận gia đình nhà tôi đe dọa cấm không cho tôi được cùng với bà con đi khiếu kiện đất đai, nếu không sẽ không để tôi và gia đình tôi được yên. [...]
“Trường hợp nếu tôi bị công an bắt giam thì tôi ủy quyền nhờ tất cả gia đình, người thân và tập thể 356 hộ nông dân mất đất không chuyển đổi được nghề nghiệp ở Dương Nội, cùng toàn thể dân oan trong cả nước, các nhân sỹ, trí thức, các blog đấu tranh dân chủ cho dân tộc Việt Nam, các đài, báo truyền thông trong nước và quốc tế. Xin tất cả hãy lên tiếng giúp tôi để đòi lại công bằng và sự thật cho tôi.”
Bà Thêu cho biết bà viết di chúc trong “tình trạng sức khỏe của tôi rất tốt, tinh thần minh mẫn và tôi không có ý định tự tử,” và bà yêu cầu, “Khi toàn án đem tôi ra xét xử thì tôi yêu cầu tòa án phải xét xử công khai.”
Cho đến đêm thứ Sáu, thân nhân chưa biết rõ tình trạng của bà Thêu như thế nào trong trại giam của công an.
Theo báo Viễn Đông