logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 02/09/2012 lúc 07:55:07(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Tạp chí Văn học nghệ thuật tuần này Mặc Lâm mời quý vị cùng với các nhà thơ Phạm Xuân Nguyên, Bùi Văn Bồng và Huỳnh Thúy Kiều ra thăm quần đảo Trường Sa của chúng ta qua các bài thơ viết về nơi mà hầu hết người Việt chưa từng đặt chân tới

UserPostedImage
AFP PHOTO. Đảo Thitu, thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây Philippines vào ngày 20 tháng 7 năm 2011Những sáng tác của họ phát xuất từ các chuyến thăm đảo và chính những hình ảnh đập vào con tim đã bật tung ra những lời thơ chân thành tuy thiếu hẳn nét hào nhoáng, mỹ lệ của những tác phẩm kinh điển viết về Trường Sa nhưng người đọc sẽ thấy trong những bài thơ mà chúng ta sắp nghe Trường Sa sẽ rõ hơn, sống động hơn trên từng doi cát, từng cánh lá mỏng manh và nhất là từng con người âm thầm nhưng kiên cường với sóng gió, với giặc thù.

Chúng tôi tin rằng với cảm nhận trực tiếp từ mảnh đất lắm phong ba ấy những bài thơ sẽ truyền thêm niềm yêu mến quê hương để từ đó Trường Sa trở thành cuống rốn của mỗi người Việt. Những hình ảnh mà nhiều người trong chúng ta chưa bao giờ chứng kiến sẽ trở nên thân yêu qua lời kể của những người từng ra ăn nằm với những hòn đảo này, trước tiên Nhà phê bình Văn học Phạm Xuân Nguyên kể về Trường Sa như sau:

“Đời sống ở đó nó có hai loại đảo và ba dạng: dạng đảo chìm, dạng đảo nổi, và dạng các nhà giàn. Có thể nói dạng nhà giàn như những tổ chim trên biển, tức là đóng bốn cọc xuống lòng biển rồi làm thành một cái nhà giàn ở lưng chừng trời. Nhìn xuống là biển, ngẩng lên là trời, Bộ đội hải quân sống trong không gian như vậy. Còn những đảo chìm có nghĩa là trước đây những đảo chìm vào những lúc thủy triều lên, khi thủy triều rút thì nó nhô ra. Hiện nay chúng ta đổ bê tông cho vững chắc và cao hơn mặt nước biển và đồng thời xây nhà cho bộ đội chốt giữ ở những đảo ấy.


Ở những đảo này cứ bước xuống khỏi nhà là chạm nước biển rồi. Còn đảo nổi thì vốn đã ở giữa đại dương có đá, có đất, và thường những đảo nổi thì diện tích lớn hơn và chúng ta xây được nhiều loại nhà có sân bóng, trường học, nhà ở rộng rãi. Có thể nói điều kiện hiện nay tương đối khá, hàng năm từ tháng 3 tới tháng 6 có chừng hai chục chuyến tàu từ đất liền tiếp tế cho các đảo.”
UserPostedImage
Đảo Phan Vinh thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam. Ảnh chụp năm 2011.
Tiếng nói Việt Nam ở Trường Sa
Nhà thơ, nhà báo Bùi Văn Bồng, cảm nhận Trường Sa qua các sinh hoạt của những người giữ đảo mà trong đó mắt họ long lanh niềm tự hào và thách thức với những khắc nghiệt mà thiên nhiên lẫn kẻ thù sẵn sàng mang tới. Trong bài “Tiếng nói Việt Nam ở Trường Sa” ông viết:

“Đây là Tiếng nói Việt Nam…”
Biết mấy tự hào âm thanh ấy
Nắng Trường Sa, gió cát Trường Sa
Nỗi nhớ quê nhà xôn xao sóng vỗ

Loa phóng thanh trên cành phong ba
Đài bán dẫn đặt bên công sự
Bình yên đảo xa chiều lộng gió
Lính trẻ quây quần nghe Tiếng nói Việt Nam...

Ôi! Tiếng của quê hương, Tổ quốc
Bốn ngàn năm vang đến cõi bờ xa
Tiếng gươm giáo thuở nào đi giữ nước
Tiếng gió đồng dào dạt khúc dân ca

Nghe xạc xào bờ lau bãi sậy
Tiếng võng trưa kẽo kẹt dưới tre làng
Tiếng thoi đưa nhịp nhàng trong xưởng máy
Tiếng trống trường mỗi sáng mặt trời lên

Nghe tha thiết tiếng suối rừng cuộn chảy
Sáo diều ru mướt gió chiều hè
Tiếng ve ngân dìu dặt hàng me
Nhịp hò khoan xóm chài trăng bát ngát…

Nơi Trường Sa đêm ngày sóng hát
Cứ ngân vang Tiếng nói Việt Nam…
Thao thức đồng quê mùa gieo hạt
Cành san hô đảo đá bỗng xanh mầm

Thiêng liêng tiếng quê hương, Tổ quốc
Hải đảo thân yêu như ngõ xóm đường làng
Mỗi buổi sáng lại vang lên thân thuộc
“Đây là Tiếng nói Việt Nam…”


Nơi nào có con người thì dĩ nhiên nơi ấy xuất hiện tình yêu. Những mẫu chuyện yêu đương của người lính đóng trên các đảo của Trường Sa ngoài sự cách ngăn của không gian, sức ép của năm tháng cộng với niềm quạnh hiu của cảnh trí đã tạo ra những thao thức, nhớ nhung của những kẻ yêu nhau. Thiếu thốn phương tiện đi lại làm cho cách trở ấy dài thêm, bây giờ nỗi thèm muốn đơn sơ đến độ không ai ngờ tới đó chỉ là những con tem nhỏ nhoi để nối liền mạch sống:

Tình yêu lính đảo
Lính đảo nói rằng lính đảo yêu
Lòng nhớ nôn nao sóng thủy triều
Nay đã xa nhà ra gác đảo
Vấn vương một dáng nét yêu kiều

Lính đảo nói rằng lính đảo thương
Một cô bạn học buổi tan trường
Mắt như tiên nữ sa trần thế
Mái tóc vương mềm thơm thoảng hương

Lính đảo nói rằng lính đảo say
Mơ gặp người thương để giãi bày
Khung trời tuổi mộng năm nao ấy
Ai đã rụt rè cho nắm tay…

Bây giờ da dẻ hồng tươi nắng
Nhớ nón nghiêng che một chiều xa
Nhìn cây bàng nhớ xưa hò hẹn
Tán lá xanh êm đến thật thà

Nỗi nhớ đất liền bao vấn vương
Yêu lá thư hồng của hậu phương
Yêu thơ, mê hát, yêu con sóng
Thềm đảo chao nghiêng buổi triều cường

Và say, lính đảo thường say đắm
Ngắm cánh hải âu sáng chân trời
Như cánh cò xưa trên đồng biếc
Yêu những vầng mây giữa trùng khơi

Lính đảo yêu thế, thương là thế
Ai gửi tâm tình hẹn nhớ thương
Không mạng, chẳng game và đừng chat
Xin một con tem với thư thường


Huỳnh Thúy Kiều, một tác giả khác từ Cà Mau chia sẻ điều gì với những trăn trở nhớ mong của người lính trẻ ấy? Hãy nghe bài thơ mộc mạc nhưng đắng lòng có tên “Em sẽ cùng mẹ ra thăm anh….” Thế nhưng buồn lắm, “Anh” không phải của hôm nay mà “anh” đã nằm xuống, đã đổ máu vì đảo vì nước vì em và mẹ…

Em sẽ cùng Mẹ ra thăm Anh...
Giữa muôn trùng nắng gió Hoàng Sa
Anh ở đâu trong đội hình bảy mươi bốn chàng trai
hy sinh năm đó?
Mẹ còng lưng lặng thầm chờ con qua hoàng hôn đời người
khóc sưng mắt đỏ
Biển cồn cào hắt vị mặn lên môi…
Thổn thức vỡ òa trên gương mặt bao đứa trẻ mồ côi
Tiếng gọi cha chỉ còn âm ba…
đồng vọng…
Sóng Trường Sa ru sáu mươi bốn trái tim Việt Nam
dưới đáy đại dương đang say giấc mộng
Con lớn lên rồi cũng sẽ cầm súng giữ biển đảo quê hương
Em sẽ cùng mẹ ra thăm anh nơi đảo đá biên cương
Gạc Ma - nơi các anh đã nằm xuống
Bài học đầu tiên trong lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước
Thịt da này vì Tổ quốc dấn thân
Những hồng cầu rỏ xuống từ máu ngư dân
Nhắm hướng trùng khơi rẽ sóng
Nước mắt đất liền khóc ngày biển động
Các anh vì Hoàng Sa - Trường Sa. Mẹ hạnh phúc đến nghẹn lòng…
Em sẽ cùng mẹ ra thăm anh trong những ngày ngơi bão giông
Và em cũng sẽ mang về cho con những mảnh thân tàu bị đắm
Biển Việt Nam dài và rộng lắm
Vóc dáng, hình hài từ sóng khắc thành tên…


Những mẫu chuyện tình yêu mặn chát, những người con đất nước vĩnh viễn cấy thân xác vào nơi linh thiêng ấy được con mắt biển đông thâu đêm làm chứng. Con mắt ấy cũng là bạn thân của những dũng sĩ ngày đêm gác giặc nơi đầu sóng ngọn gió. Giặc càng mạnh thì con mắt biển ấy càng sáng. Nhà thơ Bùi văn Bồng cho chúng ta cảm nhận về chiếc đèn biển mong manh nhưng rắn rỏi ấy:

Tầm nhìn cây đèn biển
Đèn thức thâu đêm
Đêm đầy trời trăng sao
Đêm mịt mùng bão tố
Đêm mưa giông xối xả
Vẫn hướng ra biển cả
Mắt của đất liền
Cây đèn biển

Chớp sáng
Bền bỉ như kim đồng hồ
Không nghỉ
Ánh sao tỏa ra đại dương mênh mông
Những đoàn tàu khơi xa dõi trông

Cây đèn nhận ra sức dẻo dai ngư phủ
Mùa tiếp vụ
Cá đầy khoang
Hơi thở phả lên gió mặn vội vàng
Hơi thở dồn vào mắt lưới
Cây đèn bền lòng thức đợi
Con tàu về bến bình yên

Cây đèn biển soi đường biên
Đường biên trên biển không cột mốc
Lãnh hải không vẽ ngang kẻ dọc
Nhưng rất thiêng liêng
Chủ quyền

Cây đèn biển nhận ra loài cướp biển
Chúng cướp của và xâm chiếm tài nguyên
Cái “lưỡi bò” của lòng tham liếm những lớp sóng hiền
Rồi nhả ra bão giông và sấm chớp
Cái “lưỡi bò” của lòng tham chực chờ đớp
như con cá mập đói săn mồi
Ôi, thói đời
Lòng tham thường nhân đôi

Tầm nhìn cây đèn biển khắp trùng khơi
Trông đợi
Những con tàu về bến
Neo bình yên bên thềm cát quê nhà.

UserPostedImage
Đảo Ba Bình là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Photo courtesy of travelerparadise.blogspot.com.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên có kỷ niệm đáng nhớ về chuyến thăm Trường Sa mới nhất của ông. Đó là tiếng chuông chùa tại đảo Sinh Tồn nơi ông ngủ qua đêm đã góp phần làm cho ông yêu thêm mảnh đất vô cùng lẻ loi này.

“Chuyến đi vừa rồi tôi có cảm hứng về những ngôi chùa trên đảo. Trên quần đảo Trường sa hiện giờ có ba ngôi chùa trên các đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn và Trường Sa Lớn. Riêng chỗ tôi ngủ tại đảo Sinh Tồn thì ngay cạnh một cái chùa và cứ mỗi buổi hoàng hôn thì nghe tiếng chuông chùa. Mỗi sáng cũng vậy. Trong thinh không như thế lại nghe tiếng chuông chùa nó làm cho cả một vùng biển đó phút chốc hóa ra như một ngôi làng trên đất Việt. Nó gây một cảm giác rất thanh bình rất hiền hòa và từ đó cho tôi cảm xúc để viết lên bài Chuông chùa Trường Sa”:

Chuông Chùa Trường Sa
Tiếng chuông trên đảo Sinh Tồn
Mang mang cõi Phật muôn muôn cõi người
Mênh mông biển bao la trời
Mái chùa thân thuộc ngàn đời hiện ra
Trường Sa bỗng hóa quê nhà
Câu kinh tiếng mõ gần xa sớm chiều
Lẫn trong tiếng trẻ hò reo
Đảo xa dường bớt quạnh hiu tháng ngày
Nhớ thương khuất nẻo chân mây
Tâm linh gửi bóng sư thầy vào ra

Chuông vang khắp đảo Trường Sa
Biển Đông lãnh thổ nước nhà là đây
Chuông vang nam bắc đông tây
Trời kia biển đó đảo này của ta
Chuông Trường Sa vọng Hoàng Sa
Vọng vang biển đảo sơn hà Việt Nam
Chuông kêu khấn nguyện bình an
Mẹ cha ở cuối thôn làng ngóng con
Chuông kêu chờ đợi sắt son
Người đi nhớ vợ thương con chập chùng
Chuông kêu bảy sắc cầu vồng
Những người lính trẻ dõi trông lên bờ
Chuông kêu rình rập kẻ thù
Máu đào còn nguyện thắm cờ vàng sao

Vượt lên mọi tiếng gầm gào
Đất liền hải đảo nối vào tiếng chuông.


Hàng trăm năm qua Hòang Sa, Trường Sa vẫn còn đó mặc dù bây giờ Hoàng Sa đã mất vào tay giặc và Trường Sa chưa bao giờ ngừng bị lăm le cướp phá. Việt Nam muôn đời vẫn nằm trong vòng vây của nước lớn và sự tồn tại đáng xem là phép lạ phát sinh từ lòng yêu nước dũng mãnh của cả dân tộc. Phép lạ ấy vẫn xuất hiện tại Trường Sa khi con người cùng với sinh vật ngày ngày chống chọi với thiên nhiên với tai mắt kẻ lạ để bồi đắp cho những trang sử thi giữ nước.

Những bài thơ viết về Trường Sa hôm nay nằm trong tinh thần đó.
Source: RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.210 giây.