Ông Trương Đình Tuyển (góc phải) trong buổi ký kết với WTO năm 2006Cựu Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói nên thừa nhận xã hội dân sự và coi đó là sản phẩm của sự phát triển dân chủ.
Bình luận của ông được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai với nội dung chính là bàn thảo về cải cách thể chế trong khuôn khổ một diễn đàn về kinh tế tại Hạ Long.
“Tôi nghĩ, đã đến lúc thừa nhận xã hội dân sự. Bản chất của nhà nước mang tính quan liêu, và để khắc phục quan liêu thì cần phát huy vai trò của xã hội dân sự”.
Ông Tuyển, người được biết đến nhiều với vai trò nhà đàm phán chính của Việt Nam khi gia nhập WTO, được Thời báo Kinh tế Việt Nam (Bấm Vneconomy) trích dẫn nhắc lại thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong đó “ông Dũng cũng đã đề cập dân chủ là xu thế khách quan trong sự phát triển của loài người”.
“Mà đã thừa nhận là xu thế khách quan thì phải mở rộng dân chủ và đương nhiên phải tôn trọng vai trò của xã hội dân sự”, ông Tuyển nói trong bài phát biểu được mô tả là ngắn gọn nhưng nhận được nhiều tiếng vỗ tay hưởng ứng.
“Đã đến lúc phải thấy xã hội dân sự là sản phẩm của sự phát triển dân chủ, mà sự phát triển dân chủ có tính quy luật”, ông Tuyển nói thêm.
Luật sư Lê Công ĐịnhTheo VnEconomy, một số ý kiến cũng bày tỏ đồng tình với quan điểm của ông Trương Đình Tuyển tuy cũng có ý kiến cho rằng, một xã hội kém phát triển như Việt Nam thì sự tham gia của xã hội dân sự vào cải cách thể chế là chưa thực sự phù hợp.
'Tránh hiểu lầm'Trong bài viết Bấm 'VN cần cộng đồng dân sự', luật sư Lê Công Định cho rằng việc “chuyển ngữ cụm từ 'civil society' thành 'xã hội dân sự' vừa không chính xác, vừa khiến chính quyền hiện tại phải lo ngại và đề phòng không cần thiết” và “để tránh hiểu lầm và lo ngại, không nên gọi là tổ chức xã hội dân sự, mà chỉ giản dị là tổ chức hay hội đoàn dân sự.
“Khi bầu không khí chính trị-xã hội dần thông thoáng, các nhóm dân sự nhỏ hình thành để bảo vệ lợi ích chung và giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong những vấn đề mà họ không được chính quyền giúp đỡ.
“Các hội dân sự như vậy không đối trọng với quyền lực nhà nước, do vậy không nên sử dụng hoặc nhìn chúng như những công cụ đối kháng với nhà nước.
“Ngược lại, chúng chính là những 'van' xả áp lực, giúp xoa dịu sự bất bình của người dân đối với nhà nước và chế độ”, luật sư Lê Công Định, người đang bị quản chế sau khi ra tù, nhận định.
Trả lời Bấm phỏng vấn với BBC, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia và nhà Việt Nam học từ Đại học Maine Hoa Kỳ, mô tả điều ông gọi là “Nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay đang rất quan ngại các phong trào vận động cải cách xã hội ôn hòa, mà đặc biệt là phong trào của các tổ chức dân sự”.
Giáo sư Long cho rằng việc có thực tế này là "vì chính quyền sợ rằng thiết chế chính trị - xã hội này sẽ 'tranh giành quần chúng' và 'ảnh hưởng' của Đảng".
“Để chuẩn bị cho quá trình thay đổi thì ngay bây giờ phải bắt đầu nuôi dưỡng một xã hội dân sự, qua đó các thành phần trong xã hội có thời gian và điều kiện tranh đấu và bảo vệ quyền lợi của họ vì lợi ích chung của dân tộc và đất nước", Giáo sư Long nói.
Trong khi đó nhà báo tự do Phạm Chí Dũng từ Tp HCM trong bài viết Bấm 'Thách thức của xã hội dân sự VN' bình luận rằng “Thực ra, những tiền lệ trứng nước về hội nhóm dân sự độc lập đã hình thành từ năm 2009 với sự ra đời của trang mạng Bauxite Vietnam”.
Theo ông Dũng, người đang bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh, thì đến năm 2013, nhóm Kiến nghị 72 là một bước chuyển tiếp chưa từng thấy về những đề nghị cải cách Hiến pháp và chế độ một đảng - hiện tượng có thể so sánh với phong trào Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc năm 1977 và phong trào dân chủ đối lập của Viện sĩ Sakharov ở Liên Xô vào năm 1986.
Tuy thế, trên thế giới hiện có nhiều cách giải thích 'xã hội dân sự'.
Theo Bách khoa Toàn thư Anh, Britannica, thì “xã hội dân sự là một mạng lưới các nhóm, cộng đồng và quan hệ kết nối nằm giữa một bên là cá nhân và một bên là Nhà nước hiện đại...giúp chữa trị các căn bệnh xã hội từ tính cá nhân ích kỷ, nạn tội phạm, làn sóng tiêu dùng và sự suy thoái của cộng đồng”.
Theo BBC