Quang cảnh buổi hội thảo Hướng tới một nền báo chí độc lập tại Việt Nam tại RFA ngày 1 tháng 5, 2014Bên cạnh nhiều tổ chức cổ vũ cho nhân quyền thúc đẩy quyền bày tỏ ý kiến và tự do ngôn luận, còn có nhiều công ty
khác thông qua các hoạt động kỹ thuật như chống kiểm duyệt internet, tăng cường khả năng sử dụng kỹ thuật số…
để thúc đẩy tự do báo chí. Hai trong số này là Google và Access, để tìm hiểu về vai trò của họ đối với tự do báo chí
ở Việt Nam, Vũ Hoàng có bài tường trình sau đây.
Liên lạc thông tin giữa con người ở thời kỳ hiện đạiTrong cuộc hội thảo mang tên “Hướng tới một nền báo chí độc lập tại Việt Nam” được tổ chức tại trụ sở của đài
RFA hôm 1/5, ngoài sự góp mặt của các bloggers đến từ Việt Nam còn có sự xuất hiện của công ty Google và tổ
chức Access. Họ là đại diện cho những công ty hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật và thúc đẩy quyền tiếp cận tự do
thông tin và internet, để qua đó góp phần đẩy mạnh hoạt động tự do báo chí và truyền thông ở Việt Nam.
Thông điệp chính mà 2 tổ chức Google và Access mang đến cho cử tọa trong cuộc hội thảo là quyền tự do bày tỏ ý
kiến, một phần cấu thành trong nhân quyền phải được thúc đẩy ở Việt Nam; thông qua những biện pháp hỗ trợ về
mặt kỹ thuật sẵn có của họ, hai công ty Google và Access mong muốn người dân Việt Nam được tiếp cận với một
nền báo chí độc lập và không bị kiểm soát. Bà Meredeth Whittaker của Google cho biết:
Bà Meredeth Whittaker thuộc GoogleThông điệp mà tôi mang đến cuộc hội thảo ngày hôm nay rất đơn giản thôi, tự do bày tỏ ý kiến là vấn đề trung tâm
của thông tin liên lạc toàn cầu, cũng như của Việt Nam hay ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Tôi nghĩ rằng ngày càng có
nhiều mối liên lạc thông tin giữa con người đang tồn tại nhờ vào công nghệ thông tin, tồn tại trên mạng, thông qua
các blog cá nhân, email hay các đoạn chat ngắn, và cũng nhờ đó mà nghề báo chí ngày càng hướng đến sử dụng
các phương tiện qua mạng nhiều hơn. Vì thế, để hiểu được nhu cầu mà con người cần tới công nghệ thông tin, để
hỗ trợ cho quyền bày tỏ ý kiến là điều rất quan trọng.
Trong khi đó, ông Jon Fox thì nhấn mạnh rằng nhiều vấn đề liên quan đến nhân quyền tại Việt Nam vẫn chưa được
đảm bảo, đặc biệt là những hoạt động trên mạng internet, vì thế, việc các công ty kỹ thuật có mặt trong buổi hội thảo
là để lắng nghe những ý kiến từ trong nước cũng như muốn tìm ra một giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa quyền tự do
thông tin ở Việt Nam.
Thông điệp mà chúng ta thấy là: nhân quyền có tầm quan trọng trên phạm vi toàn cầu. Tại Việt Nam, quyền bày tỏ ý
kiến, hội họp, thờ phụng và nhất là nhân quyền lại không được tôn trọng. Mấy năm gần đây, chúng ta thấy là việc vi
phạm này đã xuất hiện nhiều trên mạng. Vì vậy, hôm nay trong cuộc hội thảo này, chúng ta có được các tiếng nói từ
trong nước, họ chia sẻ những gì xảy ra với người dân Việt Nam và với chính họ, để từ đó, chúng ta sẽ tìm ra những
giải pháp nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Yếu tố quan trọng cho sự tồn tại của một xã hội hiện đạiCũng giống với nhận định của ông Jon Fox đến từ Access, người đại diện của Google cho rằng được gặp gỡ các
đại diện bloggers đến từ trong nước là cơ hội rất tốt để nắm được tình hình tự do internet thực tế trong nước và bà
Whittaker cũng không quên ủng hộ quyền bày tỏ ý kiến ở Việt Nam và xem đó là quyền hết sức quan trọng tồn tại
trong một xã hội hiện đại, bà nói:
Ông Jon Fox đến từ AccessTôi hoàn toàn tin tưởng rằng quyền tự do bày tỏ, nêu lên ý kiến của cá nhân cũng như một nền báo chí độc lập là
việc rất nên làm. Do vậy, với tôi, cuộc hội thảo hôm nay được gặp gỡ những blogger Việt Nam là một vinh dự lớn,
những người đã dám đối mặt với những nguy hiểm, thậm chí là họ phải hi sinh quyền lợi của gia đình cá nhân họ và
kể cả mạng sống để cho công luận thấy sự thực, và điều này tôi hiểu là có thể khiến Chính phủ VN nổi giận. Tôi
muốn nhắc lại rằng tôi ủng hộ quyền bày tỏ ý kiến ở Việt Nam và quyền đó là quyền hết sức quan trọng tồn tại trong
một xã hội của con người.
Tuy nhiên, với vai trò là một nhà nghiên cứu, chủ yếu hỗ trợ những công cụ kỹ thuật và các biện pháp chống kiểm
duyệt internet, đại diện Google cho biết thêm quan điểm của bà về thúc đẩy việc truyền bá tin tức một cách tự do:
Tôi muốn nói thêm rằng việc hỗ trợ công nghệ thông tin cho những người muốn truyền bá tin tức nhìn chung là còn
khá mới mẻ, chúng tôi nhận thức được điều đó và vì thế trong cơ hội này, chúng tôi muốn để cho mọi người biết là
google cũng quan tâm đến việc thúc đẩy sử dụng công nghệ thông tin như thế.
Trong phần diễn thuyết của Access tại cuộc hội thảo, ông Jon Fox nhắc nhiều đến vai trò của tự do thông tin, chống
kiểm duyệt tin tức online thông qua các hỗ trợ về mặt kỹ thuật mà Access đã và đang cung cấp cho nhiều nhà hoạt
động nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi đặt câu hỏi với ông về mối quan hệ giữa vấn đề nhân quyền và tự
do báo chí và được ông cho biết như sau:
Có một mối quan hệ trực tiếp giữa khả năng bày tỏ chính kiến và khả năng bảo vệ nhân quyền của mỗi chúng ta. Tôi
muốn nói rằng nếu như chúng ta không thể chia sẻ quan điểm hay bày tỏ lập trường thì làm sao có thể tồn tại một xã
hội đúng nghĩa. Và trường hợp này cũng đúng với những trao đổi trên mạng. Một thí dụ là ở Việt Nam có khoảng trên
22% người dân đang sử dụng facebook, nếu những người này chỉ chia sẻ những hình ảnh như bữa ăn trưa, hay
những buổi tiệc thì thật là nông cạn và đó thực sự không phải là những giao tiếp. Chúng ta cần phải có những người
thực sự kết nối và làm những việc làm có ý nghĩa, tôi hiểu con đường đó có thể chông gai và khó khăn nhưng rõ
ràng đó là điều có lợi cho xã hội.
Vậy vai trò của các công ty kỹ thuật thúc đẩy tự do thông tin hiện nay ra sao và những đóng góp tiếp theo của họ cho
các nhà hoạt động trong nước như thế nào trong thời gian tới, ông Jon Fox nhận xét tiếp:
Tổ chức của chúng tôi làm việc với khắp nơi trên thế giới, mỗi một quốc gia lại có vấn đề riêng của họ. Chúng tôi hỗ
trợ cho các nhà hoạt động bất kể họ đang ở đâu, cụ thể là ở Việt Nam, chúng tôi cung cấp cho họ các công cụ để họ
tiếp tục hoạt động, để họ tự bảo vệ mình cũng như cộng đồng mà họ đang làm việc chung. Chúng tôi có thể cung
cấp cho những nhà hoạt động môi trường, những người làm công tác truyền thông hay thậm chí là những nhà hoạt
động nhân quyền các trợ giúp về kỹ thuật, đào tạo kỹ năng, nói chung là những gì mà họ cần để tiếp tục công việc
của họ.
Có thể nhận thấy, thông qua cuộc hội thảo Hướng đến một nền báo chí độc lập tại Việt Nam, các công ty kỹ thuật
như Google và Access đã cho thấy họ luôn sẵn lòng ủng hộ cho các nhà hoạt động tại Việt Nam, trợ giúp về mặt kỹ
thuật, đào tạo sử dụng công nghệ cao để những người dám nói lên sự thật cảm thấy yên tâm vì đứng sau họ là cả
một cộng đồng quốc tế giúp sức.
Xin được nhắc lại, Google là tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ chuyên về các dịch vụ và sản phẩm liên quan đến
internet trong đó nổi bật là các hoạt động tìm kiếm thông tin; trong khi đó tôn chỉ hoạt động của Access là bảo vệ và
mở rộng các quyền kỹ thuật số của người sử dụng có thể gặp nguy hiểm trên thế giới. Bằng cách kết hợp chính
sách sáng tạo, tham gia sử dụng và hỗ trợ kỹ thuật, Access đấu tranh cho một nền thông tin liên lạc mở và an toàn
cho tất cả mọi người.
Theo VOA