logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/09/2012 lúc 09:37:01(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Với hàng ngàn người Kampuchia, số phận người thân dưới thời Khmer Đỏ vào thập kỷ 1970 vẫn là một điều bí ẩn. Nhiều người đã dành cả đời tập trung tìm với mong muốn tìm ra lời giải đáp.
UserPostedImage
Ông Reaksa Chuon và bức ảnh người cha (Credit: ABC Licensed) .
Trung tâm Tư liệu Kampuchia (DC-Cam) là một tổ chức chuyên thu thập và nghiên cứu các tư liệu từ thời Khmer Đỏ. Đôi khi, những tài liệu và bức ảnh mới xuất hiện cung cấp thông tin cho người dân về cái chết của bạn bè hay người thân của họ. Một bộ tư liệu mới đây được trao tặng cho DC-Cam đã cung cấp những thông tin này.

Ông Chuon Reaksa mới 8 tuổi khi nhìn thấy cha mình lần cuối vào năm 1976. Trong 36 năm, ông Reaksa đã đi khắp nơi tìm lời giải đáp về những gì đã xảy ra với cha kể từ khi ông biến mất khỏi tỉnh Battambang thuộc Kampuchia dưới thời Khmer Đỏ.

Giờ đây, Reaksa đã tìm thấy bức ảnh của cha mình.

“Họ đưa bố tôi tới Pronet Preah, nơi gần gia đình tôi, và ông chỉ ở đó ba ngày trước khi rời bỏ gia đình. Từ lúc đó chúng tôi không có tin tức gì về cha tôi cho đến khi tôi tìm thấy ông qua bức ảnh gần đây. Tôi rất tiếc,” ông Reaksa kể, cố ngăn những giọt nước mắt trực trào ra.

Bức ảnh đen trắng, cỡ bằng ảnh hộ chiếu, là một trong 1500 bức ảnh mới đây được tặng cho DC-Cam. Kể từ năm 1995, tổ chức này đã thu thập và nghiên cứu tư liệu từ thời Khmer Đỏ.

Ông Youk Chhang, giám đốc DC-Cam, cho biết nguồn tài liệu mới được quyên tặng là bộ sưu tập lớn nhất về nhà tù Tuol Sleng, có ký hiệu là S-21, nơi bị canh giữ an ninh nghiêm ngặt dưới thời Khmer Đỏ. Một cựu nhân viên chính phủ đã lưu giữ những bức ảnh này trong nhà hơn hai mươi năm qua.

“Tôi cho rằng trong suốt thời gian dài, người phụ nữ đó cảm thấy có lỗi. Bà nghĩ rằng nhiều người khác sẽ biết tin từ những bức ảnh bà đang cất giữ bởi bà từng nghe nói mọi người tìm kiếm tên tuổi, bút tích và ảnh của người thân. Chính vì vậy, bà quyết định tặng cho trung tâm nhưng không tiết lộ danh tính,” ông Chhang nói.

Người ta ước tính khoảng 1,7 đến 3 triệu người đã thiệt mạng dưới thời Khmer Đỏ từ năm 1975 đến 1979.

Nhiều người chết vì đói và bệnh tật nhưng cũng rất nhiều người khác bị giết hại dưới bàn tay của triều đại Cộng sản tàn độc và hoang tưởng. Khoảng 14 ngàn người, hầu hết bị kết tội phản quốc, đã bị đầy tới nhà tù Tuol Sleng. Tại đây, họ bị tra tấn tàn bạo, ép cung và giam giữ trong điều kiện khủng khiếp trước khi đưa đi hành quyết ở Cánh đồng Chết.

Khmer Đỏ đã tạo nên những kỷ lục lớn trong suốt thời gian cầm quyền. Tại nhà tù Tuol Sleng, các tù nhân bị chụp ảnh và ép khai tiểu sử của mình.

Chỉ khoảng 5000 trong số những bức ảnh chân dung được biết tồn tại đến nay. Tuy nhiên, ông Chhang Youk cho biết thình thoảng lại có người mang thêm tới cung cấp cho DC-Cam.

“Tôi cho rằng đây là cách nghĩ của người Kampuchia. Khi sống qua thời Khmer Đỏ và nhìn thấy ảnh của những người sống từ thời đó, họ cảm thấy như đó là những người đang sống. Nếu giờ đây ai đó yêu cầu đốt một bức ảnh, họ sẽ không thể làm. Đây là vấn đề văn hóa và kính trọng. Và cũng rất có thể một người trong ảnh là họ hàng của họ. Có lẽ người phụ nữ đó lưu giữ lại những bức ảnh vì lý do này chứ không phải bà biết được tầm quan trọng của chúng. Có lẽ những bức ảnh đã trò chuyện với bà vì họ là người người sống. Họ có thể là những người họ hàng vì sống cùng thế hệ,” ông Chhang Youk nói.

Ông Youk Chhang cho biết lần giao nộp tư liệu mới nhất có 1427 bức chân dung tù nhân nhà tù Tuol Sleng, trong đó có cả quan chức Khmer Đỏ, lính Việt Nam, hai người tây phương chưa xác định danh tính và hơn 1000 người Kampuchia.

“Tôi biết rất nhiều người trong bức ảnh. Tôi thấy một vài người Việt Nam, nhân viên Liên Hợp Quốc hay USAID, cựu tổng biên tập một tờ báo, họ hàng thông gia của người quen, giáo viên, nhà ngoại giao, những người trở về từ Paris để hỗ trợ xây dựng đất nước,” ông Chhang Youk liệt kê.

Ông cho rằng những bức ảnh đã bộc lộ mức độ hoang tưởng và tàn độc của chế độ Khmer Đỏ.

“Hãy nhìn người phụ nữ này – họ gọi bà ấy là ‘bà’ mà vẫn giết hại bà ấy. Dưới bức ảnh là dòng chữ ‘bà Som’. Khmer Đỏ gọi bà ấy là bà mà họ vẫn giết bà mình. Thật khủng khiếp. Nếu tôi là cháu bà mà nhìn thấy bức ảnh này, tôi sẽ rất xúc động. Làm sao bà có thể là một điệp viên của CIA? Bà ấy 78 tuổi,” ông Chhang Youk nói.

Hàng trăm trẻ em và người già cũng như giới trí thức và chuyên môn bị giam giữ tại nhà tùTuol Sleng, trong đó có cha của Chuon Reaksa, một bác sĩ thời bấy giờ.

“Tôi rất tiếc cho bố. Thật không công bằng với ông. Ông là một bác sĩ, chẳng liên quan gì tới chính trị. Tại sao ông bị giết? Tôi thực sự thất vọng về thời kỳ Pol Pot,” ông Chuon Reaksa nói.

Ông Chuon Reaksa không biết điều gì đã xảy đến với cha mình cho đến hồi đầu năm nay khi một người bạn cũ của gia đình cho biết cha ông đã bị đưa tới nhà tù Tuol Sleng.

Tuy nhiên, Reaksa không dò được tin tức vì tên cha ông bị ghi sai trong danh sách nhà tù. Ông chỉ lý giải được phần nào khi phát hiện được bức ảnh cha mình trong tư liệu mới được tìm thấy.

Thông tin viết tay ở phía sau bức ảnh cho thấy ông Chuon Heng, cha của ông Reaksa, bị bắt vào ngày 21/2/1976 và bị giết ngày 22/5 cùng năm này, lúc ông 37 tuổi.

“Tôi rất tiếc và cảm thấy vui mừng khi nhìn thấy bức ảnh của cha. Gia đình tôi chẳng có ảnh của ông. Tôi chỉ có một bức ảnh nhỏ, trong đó cha tôi trẻ hơn tôi,” Reaksa nói.

Ông Youk Chhang nhận định những bức ảnh sẽ giải đáp phần nào cho hàng ngàn người Kampuchia liên lạc thường xuyên với DC-Cam để tìm kiếm thông tin về người thân của họ.

“Chúng tôi cảm thấy rất nản vì hầu hết những bức ảnh không ghi tên và chúng tôi không xác định được danh tính. Khi nhiều người, nhất là những người ở nông thôn, cho biết tên người thân, chúng tôi không nhận dạng được người trong ảnh. Những bức ảnh là sự hỗ trợ rất lớn, ít nhất hàng ngàn con cháu của những người đã khuất sẽ quên đi quá khứ và tiếp tục cuộc sống riêng. Những bức ảnh đã mang lại cuộc sống mới cho những người tìm kiếm thông tin về người thân bị giết hại trong hơn 30 năm qua,” ông Chhang nói.

Với Chuon Reaksa, công cuộc tìm kiếm cả đời ông giờ đã kết thúc.

“Cuối cùng, tôi rất vui khi nhận được bức ảnh.Tôi cảm thấy vui vì thông tin đã được sáng tỏ, điều bí mật tôi giữ chặt trong lòng không ai biết nay đã trở nên rõ ràng,” ông Reaksa tâm sự.
Source: ABC Australia
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.054 giây.