logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 04/05/2014 lúc 09:06:34(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Gọi là vũ khí mới, nhưng thật ra thứ vũ khí này đã được sử dụng nhiều lần, và hiện vẫn đang được sử dụng tại Nga để thay thế cho oanh tạc cơ, chiến hạm, thay cả súng cá nhân M16, thiết giáp M1, pháo 175 ly, và quan hệ nhất là thay chú GI -chú lính Hoa Kỳ trong vị trí tiền đạo, thường xuyên đi trước gánh chịu mọi nguy cơ đầu tên, mũi đạn; thứ vũ khí gọi là mới này chỉ mới vì mới được tác giả -Tổng Thống Barack Obama- chính thức công bố ngày thứ Hai 4/28, trong cuộc họp báo chung với Tổng Thống Phi Luật Tân Benigno S. Aquino III.

Phóng viên nêu lên câu hỏi về chính sách ngoại giao của ông Obama, trong bối cảnh hòa bình, như chuyến Á Du thăm 4 nước Nhật, Nam Hàn, Mã Lai, và Phi Luật Tân, cũng như trong bối cảnh chiến tranh, như tình trạng Ukraine, Syria, Iraq, và A Phú Hãn, và yêu cầu ông Obama đánh giá thành quả chính sách không sử dụng phương tiện quân sự của ông trong lúc cần giải quyết chiến tranh.

Sở dĩ câu hỏi này được phóng viên Mỹ nêu lên vì nhiều chính khách Cộng Hòa phê bình là ông Obama nhu nhược không dám sử dụng lực lượng quân sự trong nhiều lần Hoa Kỳ cần sử dụng sức mạnh để tái lập trật tự và lẽ phải trên thế giới.

Obama trình bầy mỗi nước trên thế giới đều có những vấn đề riêng của họ, không thể giải quyết những khó khăn khác nhau bằng một giải pháp chung, đồng loạt, đồng hạng. Obama nói ông quan tâm đến khó khăn của người nông dân Nhật, nông phẩm trồng trên những hòn đảo đá-nhiều-hơn-đất, mồ hôi lao lực làm hột gạo, pao thịt, đắt hơn nông phẩm nhập cảng. Và như vậy, việc chính phủ Nhật đồng ý gia nhập thị trường chung Đông Á (TPP-Trans Pacific Parnership) là việc làm mang giá trị triệt tiêu nông phẩm Nhật, ngược đãi người nông dân Nhật.

Hai ngày thương nghị không đả thông được khác biệt giữa Nhật và Mỹ về việc Nhật mở cửa thị trường cho nông phẩm thế giới tràn vào, nhưng trước khi rời Nhật, Obama vẫn tuyên bố là TPP thành công, vì ông đã nói với thủ tướng Nhật Shinzo Abe là Nhật cần mở cửa cho hàng ngoại quốc vào để duy trì cánh cửa đang mở tại Hoa Kỳ và tại các quốc gia khác cho hàng Nhật. Cuối cùng Nhật cũng vẫn gia nhập TPP.

Tại ba quốc gia khác trong chuyến Á du, ông Obama vẫn quan tâm đến khó khăn của họ để đặt đúng cán cân xuất và nhập cảng của từng nước. Và ông coi những yếu tố tương kính, cảm thông giúp ông giải quyết những bất đồng với các quốc gia bạn.

Qua góc cạnh không sử dụng vũ khí đối phó với những cuộc chiến tranh đang manh nha, hay đã bùng nổ, ông chọn trường hợp cụ thể Ukraine để hỏi các phóng viên là họ nghĩ việc Hoa Kỳ giúp Ukraine võ trang đối phó với Nga làm chiến tranh dịu xuống hay căng thẳng hơn.

Obama nói, "Tại sao nhiều người lại đốc thúc việc Hoa Kỳ can thiệp bằng lực lượng quân sự? Họ quên rằng trong suốt một thập niên vừa rồi, chúng ta đã chịu đựng cái giá khiếp đảm của những cuộc chiến tranh mà chúng ta phải trả bằng sinh mạng của quân nhân Hoa Kỳ, và bằng tiền trong ngân khố Hoa Kỳ. Mặt khác, chúng ta có thực hiện được thành quả nào không, qua những cuộc chiến tranh đó?”

Ông Obama không nêu đích danh những chính khách chỉ trích thái độ ông không can thiệp bằng lực lượng quân sự vào những cuộc chiến tranh hay những tình trạng bất ổn đi ngược lại với tinh thần dân chủ, công bằng của Hoa Kỳ; ông chỉ gọi họ là những chính khác xa lông, ngồi tại Hoa Thịnh Đốn và Nữu Ước để phán đoán, chỉ trích ông.

Obama không chỉ trích đích danh một chính khách nào cả, nhưng một nhân vật trong dàn cố vấn an ninh quốc gia của Bạch Cung -ông Benjamin J. Rhodes- nhận định về buổi talk shows của nghị sĩ John McCain hôm Chủ Nhật 4/27; ông Rhodes nói, "Nếu Hoa Kỳ làm theo quan điểm của quý vị đó -đưa quân đội đến mọi chỗ cần can thiệp- thì giờ này quân nhân Mỹ đang hiện diện khắp nơi."

Rhodes cũng nêu lên việc Tổng Thống Obama chỉ giúp đỡ nhân đạo -thực phẩm, y dược- cho quân chống đối tại Syria, và cuối cùng mọi người cũng đồng ý với ông là Hoa Kỳ không nên võ trang cho lực lượng chống đối nhà độc tài Bashar al-Assad, vì lực lượng này gồm nhiều nhóm khủng bố người Trung Đông.

Obama không tránh né việc sử dụng phương tiện quân sự, ông chỉ lựa chọn để sử dụng hiệu quả những phương tiện này, như hiện ông vẫn đang dùng drones để tấn công dàn lãnh tụ al Qaeda và Taliban đê giải quyết chiến tranh khủng bố.

Obama còn thận trọng để Hoa Kỳ không bị cuốn vào những cuộc chiến tranh địa phương; nhưng những chính khách chống đối ông lại cho là ông nhu nhược, làm Hoa Kỳ mất địa vị lãnh đạo thế giới.

Ngay cả việc hủy bỏ kho vũ khí hóa học của Syria, Obama cũng để Nga đứng ra thực hiện, nhưng Hoa Kỳ vẫn theo dõi khít khao công tác tiêu hủy này. Ông nói với các phóng viên, "Công tác quan trọng đó đã thực hiện được 87%, nhưng Hoa Kỳ vẫn theo dõi cho đến lúc cái phần trăm cuối cùng thực hiện xong."

Ông bảo các phóng viên tham dự cuộc họp báo, "Tại sao lại coi việc Hoa Kỳ không bắn hỏa tiễn vào những kho vũ khí hóa học của Bashar al-Assad là thất bại; mục đích của Hoa Kỳ là ngăn cấm không cho al-Assad sử dụng vũ khí hóa học sát hại cả đối thủ lẫn nhân dân vô tội; nếu al-Assad không dám sử dụng nữa, và vũ khí hóa học bị tiêu hủy, là Hoa Kỳ đã thành công, dù không sử dụng sức mạnh quân sự."

Cả trong cuộc chiến tranh Syria lẫn cuộc khủng hoảng Ukraine, các chính khách chống đối Obama cũng đồng ý với ông là không đưa quân Mỹ vào trực tiếp tham chiến -một hình thức thầm lặng xác nhận việc đưa quân Mỹ vào hai cuộc chiến tranh Iraq và A Phú Hãn là sai. Nhưng họ vẫn thúc hối việc viện trợ vũ khí cho Ukraine.

Obama hỏi các ký giả tham dự họp báo, "Võ trang Ukraine có làm quân Nga chùn bước không? Hay biện pháp trừng phạt kinh tế làm họ phải nới tay, không thúc đẩy cuộc khủng hoảng đi xa hơn nữa?"

Vũ khí mới "đánh vào quyền lợi riêng tư của nhóm thân nhân, thân hữu với tổng thống Nga Vladimir Putin" đã bắt đầu có kết quả: điện Cẩm Linh (Kremlin) công bố là hôm thứ Tư 4/30 ông Putin gọi điện thoại nói chuyện với Thủ Tướng Anh David Cameron là cuộc khủng hoảng Ukraine cần được giải quyết nhanh chóng bằng giải pháp hòa bình căn cứ trên thỏa ước Geneva ký ngày 4/17.

Việc Putin không nói chuyện trực tiếp với Obama -người chủ trương biện pháp trừng phạt thân nhân, thân hữu của Putin- là một lối rửa mặt; cũng cùng những lời lẽ điện đàm đó, nếu Putin nói với Obama thì câu chuyện sẽ bị thế giới coi như một hành động đầu hàng.

Nhưng Obama có thể chấp nhận mở lối thoát trong danh dự cho Putin, với điều kiện Ukraine không bị thân binh người Ukraine gốc Nga quấy rối nữa. Ông không đòi hào quang chiến thắng, nhưng lại quyết liệt đòi kết quả dứt khoát, không để Putin núp sau chiêu bài "việc Ukraine để người Ukraine giải quyết với nhau," để lấn chiếm lãnh thổ Ukraine; như họ đã dùng người Bắc Việt lái thiết giáp Nga, sử dụng súng Nga tấn công Nam Việt.

Nói cách khác Obama chỉ ngưng không sử dụng vũ khí "trừng phạt kinh tế vòng thân cận số 1 của Putin" nữa, ngày nào Crimea được trả lại cho Ukraine và những tỉnh miền Đông Ukraine không bị thân binh Nga quấy phá.

Thành quả đạt được trong thời gian 13 ngày -từ 17 tháng Tư (ngày ký thỏa ước Geneva) đến 30 tháng Tư (ngày Putin gọi điện thoại cho Cameron)- chứng minh mức kiến hiệu của vũ khí mới -Ukraine được giải cứu mặc dù Hoa Kỳ chưa viện trợ Ukraine một viên đạn nào cả.

Đặc tính của vũ khí "trừng phạt kinh tế cá nhân" là, chỉ riêng Hoa Kỳ có thể sử dụng thứ vũ khí này. Hai lý do tạo ra đặc tính đó: một là tư thế lãnh đạo kinh tế của Mỹ và hấp lực của cuộc sống tự do, sung túc tại Hoa Kỳ đối với công dân các nước khác, khiến nhiều người Nga, người Iraq, hay người A Phú Hãn, thích đến Mỹ, và hiện đang có trương mục ngân hàng tại Mỹ; và hai là số quốc gia đông đảo đồng minh với Hoa Kỳ dù trong chiến tranh quân sự hay trong chiến tranh kinh tế khiến cuộc bao vây kinh tế mang tính chất toàn diện.

Mỗi người đều để lại một, vài di sản cho hậu thế, di sản lớn nhất của cụ Nguyễn Du là truyện Kiều, di sản của Hồ Chí Minh là hai thế hệ "nòi đỏ" tham lam và tàn bạo.

Di sản của ông Obama trong suốt 8 năm chấp chánh có thể là thứ vũ khí "trừng phạt kinh tế," loại vũ khí giúp ông tránh được nhiều cuộc chiến tranh bằng vũ khí quân sự, và giúp ông không cần đưa quân vào chiến trường sắt máu mà vẫn dứt khoát giải quyết được tranh chấp.
Nguyễn đạt Thịnh
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.